Đổi mới tư duy trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, cần xây dựng cơ chế, chính sách đột phá, tư duy đổi mới trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.

Ngày 18.3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Theo Văn phòng Chính phủ, tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, một trong những mục tiêu lớn nhất của chương trình là chuyển sức mạnh tinh thần nội sinh trở thành nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Vì vậy, chương trình phải đánh giá khái quát, toàn diện về vai trò, ý nghĩa của văn hóa trong lịch sử dân tộc cũng như một số tồn tại, yếu kém hoặc vấn đề mới đặt ra trong bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa.

Hai nhóm vấn đề lớn cần giải quyết trong Chương trình được Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh là những vấn đề cấp thiết trong bảo tồn, phục dựng giá trị, di sản văn hóa bằng ngân sách Nhà nước kết hợp với nguồn lực xã hội và xây dựng cơ chế, chính sách đột phá, tư duy đổi mới trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Văn Điệp
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Văn Điệp

Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến xác đáng các thành viên Hội đồng Thẩm định Nhà nước, sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu tiếp thu.

Cần quán triệt sâu sắc và bám sát các văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc (tháng 11.2021).

Đồng thời, chương trình cần kế thừa, tiếp thu các chương trình, đề án, chiến lược phát triển trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên ngành; tập trung triển khai thực hiện chương trình tổng thể với các cơ chế, chính sách đặc thù, tránh dàn trải nguồn lực.

Bên cạnh việc cho ý kiến về tên Chương trình, Phó Thủ tướng nhấn mạnh phạm vi thực hiện "trước hết phải tập trung triển khai ở trong nước"; xác định rõ đối tượng để có các nhóm mục tiêu chấn hưng, bảo tồn, gìn giữ rõ ràng, từ đó đề xuất mục tiêu để khai thác bền vững, phát huy giá trị.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, trong Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội đều cần thiết xây dựng các tiêu chí chuẩn mực.

“Có những nhiệm vụ có thể thực hiện ngay mà không cần kinh phí đầu tư như xây dựng bộ tiêu chí, chuẩn mực đạo đức nơi công cộng, trên môi trường số, trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và ngoài xã hội… dựa trên hệ giá trị văn hóa quốc gia", Phó Thủ tướng Chính phủ gợi mở.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ đã giải đáp, cho ý kiến về một số vấn đề tồn tại trong quản lý nhà nước, cơ chế tài chính, đào tạo nguồn nhân lực... liên quan đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể

PHẠM ĐÔNG |

Nghị định số 31/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP về thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể.

Tránh thay một viên ngói cũng phải xin phép khi bảo tồn di sản văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu thực tế các thủ tục hành chính về phục hồi, tôn tạo, khai thác, sử dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa còn phức tạp, thiếu phân cấp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa huy động hiệu quả nguồn lực xã hội hóa.

Văn hóa là con đường tinh tế chạm đến trái tim của du khách và bạn bè thế giới

Vương Trần |

Dự "Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị các cấp, ngành, những người làm văn hoá cần nhận thức rõ sự giàu có, phong phú của tài nguyên văn hóa, làm gia tăng cơ hội phát triển kinh tế, tạo nên sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia, dân tộc, cũng là con đường tinh tế để chạm đến trái tim của du khách và bạn bè thế giới.

Tọa đàm: Chế tài không đủ mạnh, sẽ còn nhiều doanh nghiệp trây ỳ, nợ và trốn đóng BHXH

NHÓM PV |

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp (DN) vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) diễn ra ngày càng phức tạp với số tiền chậm đóng lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng. Thậm chí, có DN vẫn trích thu nhập của người lao động cho khoản đóng BHXH nhưng thực tế lại không hề nộp cho cơ quan bảo hiểm. Tình trạng này khiến cho quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, Báo Lao Động tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Chế tài không đủ mạnh, sẽ còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp trây ỳ, triền miên nợ và trốn đóng BHXH” - nhằm giải đáp các thắc mắc, giúp người lao động yếu thế bảo vệ quyền lợi khi bị chủ sử dụng lao động nợ BHXH và phương án, chế tài xử lý hiện nay đối với các trường hợp trây ỳ, triền miên nợ đóng BHXH.

Thận trọng với việc đầu tư dẫn nước ngọt sông Hậu về Cà Mau

Thanh Mai |

Theo TS Tô Văn Trường - chuyên gia nghiên cứu độc lập về tài nguyên nước - việc dẫn nước ngọt sông Hậu về Cà Mau là cần thiết, nhưng cần tính toán một cách thận trọng, cả về kỹ thuật và thời điểm….

Làn sóng xin bán dự án điện gió, điện mặt trời cho nhà đầu tư nước ngoài

HƯNG THƠ |

Nhiều dự án điện gió, điện mặt trời được đầu tư xây dựng với số vốn đầu tư hàng trăm đến hàng nghìn tỉ đồng ở tỉnh Quảng Trị, nhưng chỉ sau một thời gian đưa vào sử dụng đã có đề xuất bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Bên trong chuyến tàu metro Nhổn - ga Hà Nội ngày vận hành thử

Tô Thế |

Dự án Tuyến Đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội bước vào tuần 2 của giai đoạn vận hành thử (Trial - Run). Trong tuần đầu tiên, Dự án đã thực hiện 7/57 kịch bản, các hoạt động được diễn ra thuận lợi, cơ bản đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra.

Thanh Hằng Beauty Medi tiếp thu và cam kết xử lý triệt để sai phạm Báo Lao Động phản ánh

NHÓM PV |

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Trường Giang - đơn vị chủ quản của Thanh Hằng Beauty Medi - thừa nhận đã buông lỏng trong quản lý kinh doanh nội bộ, để xảy ra những sai phạm liên quan đến tế bào gốc như Báo Lao Động phản ánh.

Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể

PHẠM ĐÔNG |

Nghị định số 31/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP về thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể.

Tránh thay một viên ngói cũng phải xin phép khi bảo tồn di sản văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu thực tế các thủ tục hành chính về phục hồi, tôn tạo, khai thác, sử dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa còn phức tạp, thiếu phân cấp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa huy động hiệu quả nguồn lực xã hội hóa.

Văn hóa là con đường tinh tế chạm đến trái tim của du khách và bạn bè thế giới

Vương Trần |

Dự "Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị các cấp, ngành, những người làm văn hoá cần nhận thức rõ sự giàu có, phong phú của tài nguyên văn hóa, làm gia tăng cơ hội phát triển kinh tế, tạo nên sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia, dân tộc, cũng là con đường tinh tế để chạm đến trái tim của du khách và bạn bè thế giới.