Điều chỉnh cơ chế giá điện theo thị trường, có sự điều tiết của nhà nước

Phạm Đông |

Cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhấn mạnh trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước; bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực.

Làm rõ việc ban hành khung giá phát điện

Từ ngày 27-29.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 6, nhiệm kỳ khóa XV để thảo luận, góp ý kiến về 12 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, trong đó có dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Việc sửa đổi luật này được kỳ vọng nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng và nhằm xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh và minh bạch.

Cho ý kiến, ĐBQH cho rằng, cần đổi mới các nội dung quy định tại Luật Điện lực, nhằm nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước...

Nói về nguyên tắc hoạt động của thị trường điện cạnh tranh, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết, tại Điều 51 dự thảo luật đã quy định một số cơ chế cho phép mua bán điện trực tiếp từ nhà sản xuất và người sử dụng.

Đại biểu đề nghị bổ sung cơ chế cho phép các đối tượng, tổ chức, cá nhân có quyền mua bán điện trực tiếp trong phạm vi nhất định, để không ảnh hưởng đến an toàn chung của mạng lưới điện quốc gia; đồng thời có cơ chế cụ thể hơn nhằm tạo bình đẳng, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh.

Vì vậy, cần thiết sửa đổi, bổ sung làm rõ việc ban hành khung giá phát điện trong thời gian vừa qua là khung giá phát điện bình quân của đơn vị phát điện và làm rõ trường hợp các bên ký kết hợp đồng mua bán điện thông qua đấu thầu.

Ban hành các bảng giá điện để đảm bảo thống nhất

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Vũ Tuấn Anh đồng tình với quan điểm thực hiện cơ chế bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng và thực hiện bù chéo giá điện giữa các vùng miền, nhưng cần có lộ trình thực hiện.

Theo đại biểu, cần thực hiện nguyên tắc của Luật Giá, trong đó, nếu xác định điện là hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thì nên giao Thủ tướng Chính phủ quy định về giá điện, trong đó, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính là các đơn vị tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ ban hành các bảng giá điện để đảm bảo thống nhất.

Nói về cơ chế quản lý, điều tiết giá điện, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam - cho biết, do chính sách giá điện đã được nêu rõ tại Nghị quyết số 55-NQ/TW. Do đó, để luật hóa các quan điểm chỉ đạo về giá của Nghị quyết số 55-NQ/TW đề nghị, bỏ việc quy định cụ thể như dự thảo luật và ghép vào thành nội dung về “Nguyên tắc định giá điện” gồm: Nguyên tắc định giá, căn cứ định giá, phương pháp định giá, điều chỉnh giá và thẩm quyền định giá, điều chỉnh giá.

Đồng thời, đối với chính sách xã hội trong giá mà dự thảo luật đề cập như: Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng phương án hỗ trợ giảm tiền điện; giá bán điện ở vùng biên giới, hải đảo; Nhà nước hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, vị chuyên gia đề nghị, không đưa các nội dung này gộp vào chính sách giá mà phải đưa vào mục riêng về chính sách hỗ trợ tiêu dùng điện, đảm bảo thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 55-NQ/TW là: Phải tách bạch giữa giá điện với chính sách xã hội… và Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí các quỹ…) và chính sách an sinh xã hội phù hợp.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Trình Chính phủ giảm giá điện bậc thang xuống 5 bậc

CAO NGUYÊN |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết trong dự thảo trình Chính phủ, cơ cấu biểu giá điện đã được đề xuất giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc.

Giá điện phải minh bạch, tháo gỡ tất cả các rào cản

Phạm Đông |

Ngày 20.8, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện”. Các đại biểu và chuyên gia nhấn mạnh phải tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc thị trường, nhưng đặc biệt phải minh bạch.

Chuyên gia nêu 4 bất cập lớn của giá điện, gây lỗ 47.500 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG |

Chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, giá điện đang có 4 bất cập rất lớn, một trong những nguyên nhân này đã gây lỗ của ngành điện khoảng 47.500 tỉ đồng.

Đề nghị quy định nguyên tắc, lộ trình về cải cách giá điện

ANH HUY |

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định cụ thể về việc đảm bảo cơ cấu giá điện ổn định.

Sớm trình cơ chế tính giá điện cho trạm sạc xe điện

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công Thương được yêu cầu sớm trình Chính phủ cơ chế tính giá điện cho các trạm/trụ sạc điện trên nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng xe điện.

Minh bạch giá thành sản xuất trước áp lực điều chỉnh giá điện

Anh Tuấn |

Giá điện là vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm trong thời gian qua vì ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó, cần được quy định cụ thể trong luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”.

Đề xuất cơ chế tính giá điện để điều chỉnh hành vi sử dụng

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN kiến nghị áp dụng cơ chế tính giá điện theo thời điểm huy động hoặc bậc thang để điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ tiêu dùng.

Bộ Y tế lên tiếng về thông tin xử phạt người độc thân

Lệ Hà |

Bộ Y tế khẳng định, đề nghị thí điểm “Xử phạt người độc thân” là thông tin bịa đặt, sai sự thật.

Trình Chính phủ giảm giá điện bậc thang xuống 5 bậc

CAO NGUYÊN |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết trong dự thảo trình Chính phủ, cơ cấu biểu giá điện đã được đề xuất giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc.

Giá điện phải minh bạch, tháo gỡ tất cả các rào cản

Phạm Đông |

Ngày 20.8, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện”. Các đại biểu và chuyên gia nhấn mạnh phải tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc thị trường, nhưng đặc biệt phải minh bạch.

Chuyên gia nêu 4 bất cập lớn của giá điện, gây lỗ 47.500 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG |

Chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, giá điện đang có 4 bất cập rất lớn, một trong những nguyên nhân này đã gây lỗ của ngành điện khoảng 47.500 tỉ đồng.

Đề nghị quy định nguyên tắc, lộ trình về cải cách giá điện

ANH HUY |

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định cụ thể về việc đảm bảo cơ cấu giá điện ổn định.

Sớm trình cơ chế tính giá điện cho trạm sạc xe điện

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công Thương được yêu cầu sớm trình Chính phủ cơ chế tính giá điện cho các trạm/trụ sạc điện trên nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng xe điện.

Minh bạch giá thành sản xuất trước áp lực điều chỉnh giá điện

Anh Tuấn |

Giá điện là vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm trong thời gian qua vì ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó, cần được quy định cụ thể trong luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”.

Đề xuất cơ chế tính giá điện để điều chỉnh hành vi sử dụng

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN kiến nghị áp dụng cơ chế tính giá điện theo thời điểm huy động hoặc bậc thang để điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ tiêu dùng.