Chuyên gia nêu 4 bất cập lớn của giá điện, gây lỗ 47.500 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG |

Chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, giá điện đang có 4 bất cập rất lớn, một trong những nguyên nhân này đã gây lỗ của ngành điện khoảng 47.500 tỉ đồng.

Sáng 20.8, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện".

Chuyên gia về giá Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, giá điện đang có 4 bất cập rất lớn.

Bất cập thứ nhất có tính chất bao trùm là giá điện chưa thực hiện theo cơ chế thị trường. Trong đó, giá đầu ra lại không phản ánh được những biến động của các chi phí đó; có lúc thì điều chỉnh quá lâu, có lúc điều chỉnh lại không tính đúng, tính đủ, không bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh điện. Vì vậy, sản xuất kinh doanh điện gặp rất nhiều khó khăn.

Số liệu mới nhất 2 năm 2022-2023 cho thấy, chính cách điều hành như vậy đã gây lỗ của ngành điện khoảng 47.500 tỉ đồng. Đây là khó khăn lớn cho việc cải thiện dòng tiền của ngành điện để đầu tư, phát triển nguồn và lưới.

Thứ hai, giá điện hiện nay chúng ta kỳ vọng và giao cho nó gánh vác nhiệm vụ đa mục tiêu. Chúng ta muốn phải tính đúng, tính đủ, bảo đảm bù đắp chi phí nhưng phải khuyến khích thu hút đầu tư, phải đảm bảo an sinh xã hội, phải bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát.

Vị chuyên gia cho rằng, có rất nhiều mục tiêu và có những mục tiêu ngược chiều nhau. Xử lý các mục tiêu đó rất khó hài hòa, không đảm bảo được mong muốn mà chúng ta đặt ra. Cho nên chúng ta phải có tính toán hợp lý vai trò của giá điện, cái nào là mũi nhọn.

Thứ ba là bất cập trong cơ chế bù chéo giá điện hiện nay, để kéo quá dài và lộ trình xử lý không rõ ràng.

Bất cập thứ tư, ông cũng rất tán thành và khuyến nghị nhiều đã được Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị nêu ra là giá điện chưa tách bạch giữa giá với chính sách an sinh xã hội. Chúng ta chưa dứt khoát trong thực hiện các chính sách xã hội.

Vị chuyên gia cho rằng, phải tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc thị trường, nhưng đặc biệt phải minh bạch. Điều này Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội cũng yêu cầu. Giá điện phải minh bạch, phải tháo gỡ tất cả các rào cản.

"Tất nhiên không phải là thị trường thả nổi, thị trường phải có sự điều tiết của Nhà nước, vẫn phải có khâu Nhà nước độc quyền, tư nhân không thể 100% tham gia. Chúng ta phải chia sẻ vấn đề này", chuyên gia nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, ở đây người tiêu dùng quan tâm đầu tiên là đủ điện để dùng. Ông đồng ý là sửa Luật Điện lực và phải cải cách căn bản về giá.

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu. Ảnh: Nhật Bắc
Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu. Ảnh: Nhật Bắc

Còn đại biểu Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng "chính sách của chúng ta ổn định quá".

Ông lấy ví dụ, Luật Điện lực có từ năm năm 2004, sửa đổi năm 2012; Quyết định số 28 về giá bán điện năm 2014… nhưng thực tế, ngành điện thay đổi rất nhanh chóng, nên sự ổn định là chậm thay đổi.

Theo đại biểu, chúng ta cải cách rất mạnh về thu hút đầu tư thị trường phát điện, mua điện bán buôn nhưng chậm cải cách về bán lẻ thì rõ ràng không đồng bộ.

Về cơ sở pháp lý, nhà đầu tư cần sự vững chắc thì chúng ta đang điều hành khá nhiều ở quyết định, điều này cần phải xem xét.

Một điểm khác được đại biểu lưu ý là thiếu tính thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, nếu thiếu tính thị trường trong nội dung cơ chế chính sách thì rất khó để có công cụ thúc đẩy bền vững.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Sớm trình cơ chế tính giá điện cho trạm sạc xe điện

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công Thương được yêu cầu sớm trình Chính phủ cơ chế tính giá điện cho các trạm/trụ sạc điện trên nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng xe điện.

Đề xuất cơ chế tính giá điện để điều chỉnh hành vi sử dụng

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN kiến nghị áp dụng cơ chế tính giá điện theo thời điểm huy động hoặc bậc thang để điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ tiêu dùng.

Phó Thủ tướng: Tính toán giá điện 2 thành phần trong mua bán điện trực tiếp

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 7.6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về nội dung dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Linh hoạt chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô

Minh Ánh |

Từ năm 2021, một trong những trợ lực giúp nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng chính là chính sách tài khóa mở rộng, đi cùng là nỗ lực của Bộ Tài chính.

Vụ SCB, Việt Á nếu không trả hồ sơ điều tra bổ sung thì không làm được

ANH HUY |

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết, vụ án SCB, Việt Á, đăng kiểm, nếu không trả hồ sơ điều tra bổ sung thì không làm được.

Liệu có hiện tượng đẩy giá trong phiên đấu giá ở Hoài Đức?

Hoàng Thảo |

Phiên đấu giá đất ở Hoài Đức Hà Nội đang nhận được nhiều sự quan tâm khi ghi nhận lô trúng giá cao nhất là 133,3 triệu đồng/m2.

Giờ thứ 9: Quá khứ tội lỗi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người đàn ông phát hiện ra quá khứ không tốt đẹp của người mình sắp cưới làm vợ. Liệu anh ta sẽ thay đổi quyết định của mình?

Hiệu trưởng Trường Tây Mỗ 3: Trường không trực tiếp tuyển sinh

Vân Trang |

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, chỉ tiếp nhận học sinh tách từ Trường Tiểu học Tây Mỗ, không trực tiếp tuyển sinh.

Sớm trình cơ chế tính giá điện cho trạm sạc xe điện

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công Thương được yêu cầu sớm trình Chính phủ cơ chế tính giá điện cho các trạm/trụ sạc điện trên nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng xe điện.

Đề xuất cơ chế tính giá điện để điều chỉnh hành vi sử dụng

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN kiến nghị áp dụng cơ chế tính giá điện theo thời điểm huy động hoặc bậc thang để điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ tiêu dùng.

Phó Thủ tướng: Tính toán giá điện 2 thành phần trong mua bán điện trực tiếp

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 7.6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về nội dung dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).