Minh bạch giá thành sản xuất trước áp lực điều chỉnh giá điện

Anh Tuấn |

Giá điện là vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm trong thời gian qua vì ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó, cần được quy định cụ thể trong luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”.

Điều chỉnh giá điện, cần thận trọng và tính toán kỹ lương

Đặt trong bối cảnh EVN lỗ tới 26.700 tỉ đồng trong năm 2023, nhiều chuyên gia năng lượng nhận định, khả năng giá điện có thể tiếp tục được điều chỉnh tăng trong thời gian tới?

Trao đổi với Lao Động, TS Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, cần hết sức thận trọng và tính toán kỹ lưỡng về vấn đề tăng giá điện. Cần phải xem nền kinh tế và người dân có chịu đựng được việc tăng giá điện lần thứ 3 hay không?

Nếu phải tăng giá điện, theo ông Lâm, mức tăng giá điện nên dưới 5% thuộc thẩm quyền điều chỉnh của EVN. Dù vậy, TS Ngô Đức Lâm cho hay, trước khi nghĩ đến câu chuyện tăng giá điện, EVN cần công khai, minh bạch các khoản thu, chi, giá điện mua vào từng loại hình phát điện và giá bán ra cho từng đối tượng sử dụng điện, qua đó, người tiêu dùng sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao cần phải điều chỉnh giá điện. Bên cạnh đó, nghiên cứu lộ trình tiến tới giá bán điện theo cơ chế thị trường.

TS Nguyễn Huy Hoạch - Hội đồng khoa học Năng lượng Việt Nam - cho biết, để tránh nguy cơ thiếu điện, thời gian qua, EVN đã huy động những nguồn điện có giá thành cao, trong đó có điện chạy dầu, điện khí, điện tái tạo.

Cần công khai minh bạch giá thành sản xuất điện

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội - cho biết, việc điều chỉnh giá điện sẽ rút ngắn chu kỳ tăng giá từ 6 tháng xuống 3 tháng/lần; giá điện sẽ được phân cấp cho EVN và Bộ Công Thương để thực hiện việc điều chỉnh.

Điều quan trọng là việc tăng giá điện từ nay đến cuối năm 2024 chắc chắn sẽ tác động đến giá cả, thị trường, năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm nội địa…

Theo ông Phú, trước khi tăng giá, EVN cần công khai, minh bạch giá thành sản xuất điện trên 1kWh (có kiểm toán và hội đồng kiểm định quốc gia xác nhận). Đặc biệt lưu tâm đến các nhóm chi phí lớn trong giá điện như tiền lương, mua sắm vật tư thiết bị, tỉ giá ngoại tệ…

Việc bù chéo giá điện giữa giá sản xuất và giá sinh hoạt gia đình đã tồn tại nhiều năm, nhiều ý kiến yêu cầu phải thay đổi (giá điện sinh hoạt cao hơn giá điện sản xuất). Điều này dẫn tới không khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đầu tư công nghệ đổi mới thiết bị để tiết kiệm điện, người tiêu dùng xã hội Việt Nam bị thiệt thòi một cách vô lý.

EVN cần đẩy nhanh các dự án điện vào hoạt động theo Quy hoạch điện 8 mà Chính phủ đã duyệt, khuyến khích điện năng lượng tái tạo mặt trời sức gió… cân đối các nguồn phát điện một cách hợp lý để tạo ra một giá điện bình quân từng thời kỳ hợp lý và tiết kiệm nhất cho xã hội và cho tiêu dùng.
Cuối cùng là công tác tổ chức thực hiện quyết định của Chính phủ về mức giá bán lẻ bình quân ở Việt Nam, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán đảm bảo cạnh tranh công bằng minh bạch.

Giá nhiên liệu cho sản xuất điện vẫn cao

Trong báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch năm 2023, EVN cho biết, mặc dù EVN và các đơn vị đã nỗ lực thực hiện các giải pháp như tiết kiệm chi phí (tiết kiệm, tiết giảm 15% chi phí thường xuyên, từ 20-50% chi phí sửa chữa lớn). Đồng thời, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần (tăng 3% từ ngày 4.5.2023 và tăng 4,5% từ ngày 9.11.2023) nhưng vẫn không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện, nên tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp.

Theo EVN, các nguyên nhân chính làm tăng chi phí khâu sản xuất điện như giá nhiên liệu vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, cơ cấu huy động nguồn điện không thuận lợi do tình hình nước về các hồ thủy điện kém làm sản lượng thuỷ điện giảm, trong khi tăng huy động các nhà máy nhiệt điện than, dầu, năng lượng tái tạo có giá thành cao hơn giá thành thủy điện. Chi phí mua điện trên thị trường điện cao, chi phí thanh toán tăng so với giá điện hợp đồng.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất cơ chế tính giá điện để điều chỉnh hành vi sử dụng

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN kiến nghị áp dụng cơ chế tính giá điện theo thời điểm huy động hoặc bậc thang để điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ tiêu dùng.

Tăng lương và vấn đề điều chỉnh giá điện

CƯỜNG NGÔ |

Từ ngày 1.7, lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng, đây cũng là thời điểm áp lực tăng giá điện rất lớn khi chi phí sản xuất điện cao, Tập đoàn Điện lực Việt Nam "gánh lỗ lớn", nhu cầu đầu tư cao... Vậy làm thế nào để tránh tác động tiêu cực khi điều chỉnh tăng giá điện, đồng thời không làm mất đi ý nghĩa của việc tăng lương cơ sở là vấn đề đang được người dân đặc biệt quan tâm.

Thủ tướng yêu cầu đề xuất cụ thể lộ trình điều chỉnh giá điện

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thanh Hà |

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến viếng và ghi sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh.

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định khả năng áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão mạnh cấp 8.

Vỏ hầm metro Nhổn - ga Hà Nội nặng 4 tấn/vòng

Tô Thế |

Với chiều dài đường hầm hơn 4km, metro Nhổn - ga Hà Nội cần 3.488 vòng vỏ hầm. Mỗi vỏ hầm nặng 4 tấn.

Hà Nội mở rộng trông giữ xe không dùng tiền mặt

Minh Hạnh |

Hà Nội vừa triển khai thành công dịch vụ thu phí gửi xe không tiền mặt sau hơn 2 tháng.

Cận cảnh hầm chui kết nối Nhà ga T3 đã đạt 90% tiến độ

Anh Tú - Minh Tâm |

TPHCM - Sau 1,5 năm thi công, hầm chui ở giao lộ Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn đã đạt khoảng 90% tiến độ, dự kiến hoàn thiện vào tháng 8.2024.