Diễn đàn KT-XH 2022 làm rõ thách thức mới đối với phục hồi và phát triển kinh tế bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn năm nay có chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”.

Sáng nay (15.9), Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022.

Diễn đàn năm 2022 dự kiến được tổ chức sẽ bổ sung thêm luận cứ khoa học, thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước. Từ đó có phân tích, dự báo, kịp thời đề xuất các giải pháp chính sách giảm thiểu tác động tiêu cực, nắm bắt các cơ hội, thời cơ, đặc biệt là đối với chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách an sinh - xã hội...

Đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.

Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết diễn đàn năm 2021 đã được đánh giá rất tốt khi đã huy động được nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đóng góp những quan điểm, gợi mở chính sách, đề xuất cụ thể… cho các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội.

“Nhờ những kết quả đầu vào quan trọng này, tại kỳ họp bất thường của Quốc hội đã đồng thuận rất cao để ban hành Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ các gói hỗ trợ mà kinh tế - xã hội, 8 tháng đầu năm đã có nhiều chuyển biến tích cực: Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm tăng 9,4%; nhiều lĩnh vực khác lấy lại được quy mô so với thời điểm trước khi dịch bệnh diễn ra. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm…”, ông Thanh cho biết.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh việc không được chủ quan, nóng vội, cần nhìn nhận thẳng thắn những khó khăn, thách thức từ những tác động bên ngoài cũng như vấn đề nội tại của nền kinh tế.

“Nhiều tổ chức quốc tế đang dự báo tăng trưởng của thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế lớn sẽ thấp hơn so với dự báo. Cùng với đó là khó khăn đến từ lạm phát tăng cao”, ông Thanh cho biết.

Việt Nam với nền kinh tế có độ mở lớn sẽ gián tiếp chịu tác động từ những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư, xuất nhập khẩu… Do đó, tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, các vấn đề trong nước cũng như quốc tế sẽ được thảo luận, đánh giá một cách khách quan, trung thực…

Đây sẽ là nguồn tư liệu quý để các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu, tham khảo để tham mưu ban hành các chính sách quan trọng trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Theo chương trình, diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung:

- Làm rõ bối cảnh quốc tế; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế; các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa – kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi và phát triển kinh tế bền vững…

- Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 và dự báo cả năm 2022.

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…

- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Diễn đàn sẽ diễn ra trong cả ngày 18.9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), bao gồm 1 phiên toàn thể và 2 phiên hội thảo chuyên đề.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Việt Nam phục hồi ấn tượng

Trà My |

Đó là nhận định của ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam. Còn bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam - nhận xét: “Thật phi thường khi chứng kiến sự phát triển của Việt Nam…”. Sau 2 năm liền chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và là một trong bốn quốc gia trên toàn thế giới được Moody’s nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm 2022 đến nay. Những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong thời gian qua đã được cộng đồng các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, UNDP đánh giá cao.

Tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm nhiều thách thức do nhiều bất ổn

Vũ Long |

Tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm nhiều thách thức bởi nhiều bất ổn trên toàn cầu. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

. |

Thay mặt Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn chỉ thị này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Kinh tế Việt Nam phục hồi ấn tượng

Trà My |

Đó là nhận định của ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam. Còn bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam - nhận xét: “Thật phi thường khi chứng kiến sự phát triển của Việt Nam…”. Sau 2 năm liền chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và là một trong bốn quốc gia trên toàn thế giới được Moody’s nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm 2022 đến nay. Những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong thời gian qua đã được cộng đồng các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, UNDP đánh giá cao.

Tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm nhiều thách thức do nhiều bất ổn

Vũ Long |

Tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm nhiều thách thức bởi nhiều bất ổn trên toàn cầu. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

. |

Thay mặt Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn chỉ thị này.