Ngoại giao kinh tế: Hiện thực hoá sứ mệnh “bứt tốc” phục hồi của Việt Nam

Hải Anh |

Đồng hành với từng “nhịp đập”, “hơi thở” của đất nước, ngành ngoại giao Việt Nam thời gian qua đã chủ động, linh hoạt triển khai công tác ngoại giao kinh tế thích ứng với tình hình mới, nhằm tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế, tạo nền tảng để đất nước phát triển nhanh và bền vững, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhận định trong bài viết Ngoại giao kinh tế - Sứ mệnh “bứt tốc”.

Nội ứng ngoại hợp

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ chỉ ra, trước khát vọng phục hồi mãnh liệt của đất nước, công tác ngoại giao kinh tế đã góp phần hiện thực hoá sứ mệnh “bứt tốc” thể hiện bằng nhiều kết quả thực chất, nổi bật trong 6 tháng đầu năm. Phát huy mạnh mẽ “chuyên môn” của mình, ngành ngoại giao tích cực làm sâu sắc quan hệ kinh tế - thương mại và tháo gỡ vướng mắc trong hợp tác với các đối tác cả về chiều sâu và chiều rộng.

"Thông qua các hoạt động đối ngoại song phương các cấp, đặc biệt là cấp cao, hợp tác kinh tế với các nước tiếp tục được chú trọng thúc đẩy. Trong bối cảnh các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương trực tiếp của Việt Nam được nối lại sau thời gian bị ngắt quãng do đại dịch COVID-19, các chuyến thăm, dù là của lãnh đạo Việt Nam ra nước ngoài hay của lãnh đạo nước ngoài vào Việt Nam, đều đặt nội dung kinh tế làm ưu tiên hàng đầu, trong đó chú trọng các hợp tác về kinh tế số, tăng trưởng xanh, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu…" - Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ thông tin.

Ông cho biết, những dấu ấn của ngoại giao phục vụ phát triển được thể hiện rõ nét trong các chuyến thăm, trong đó riêng chuyến dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc (11-17.5), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến 25 thỏa thuận được ký kết và trao đổi giữa doanh nghiệp hai nước.

Đưa các hợp tác kinh tế đi vào chiều sâu, ngành ngoại giao không ngừng tăng cường các nội dung thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển và tháo gỡ các vướng mắc trong các trao đổi, tiếp xúc các cấp với các đối tác. Đặc biệt, đó là nỗ lực tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác tiềm năng như Mỹ Latinh, các nước Trung Đông - Châu Phi, các nước Nam Thái Bình Dương.

Trong dấu ấn tham mưu ngoại giao kinh tế, Thứ trưởng chia sẻ, các báo cáo về tác động của xung đột Nga - Ukraina, biến động giá dầu, lạm phát, các sáng kiến liên kết kinh tế mới, thúc đẩy kinh tế số và xanh… cùng với hàng loạt các hoạt động tư vấn chính sách với nội dung và kết quả thực chất đã tham mưu thiết thực cho Chính phủ trong điều hành kinh tế - xã hội, góp phần giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng hết sức ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2022.

Trong dấu ấn xúc tiến, công tác đối ngoại hỗ trợ, đáp ứng kịp thời và trúng nhu cầu xúc tiến kinh tế đối ngoại của các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, các địa phương, doanh nghiệp. Để phục vụ cho đất nước mở cửa du lịch quốc tế, Bộ Ngoại giao đã chủ động, nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp “khơi thông” dòng chảy du lịch và tích cực đàm phán, vận động công nhận hộ chiếu vaccine.

Ông thông tin thêm, song song với việc tiếp nối các thành quả ngoại giao kinh tế nổi bật như ngoại giao vaccine, ngành ngoại giao cũng tích cực triển khai, cụ thể hóa các nội hàm mới của ngoại giao kinh tế như ngoại giao khí hậu hay ngoại giao số, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi xanh và chuyển đổi số của đất nước.

“Đột phá - mở đường”, “đồng hành” và “phục vụ”

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ chỉ ra, nhiệm vụ trọng tâm của công tác ngoại giao kinh tế trong thời gian tới sẽ tập trung vào 3 hướng chính là “đột phá - mở đường”, “đồng hành” và “phục vụ”.

Trước hết, đột phá - mở đường là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu, đóng góp kịp thời, thiết thực và hiệu quả cho Chính phủ trong điều hành kinh tế - xã hội. Triển khai Chỉ thị mới của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế đến năm 2030 ngay sau khi được ban hành, với quyết tâm đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới đồng thời triển khai các nội hàm mới của ngoại giao kinh tế, đặc biệt là ngoại giao khí hậu và ngoại giao số.

Đồng hành với tất cả các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương, cần tiếp tục tăng cường nội dung hợp tác kinh tế; đẩy mạnh hợp tác thương mại, lao động, du lịch, đào tạo nhân lực… và tích cực tháo gỡ các điểm nghẽn trong hợp tác với các đối tác.

"Phục vụ tận tâm khát vọng, mục tiêu phát triển bền vững của đất nước trong tình hình mới. Lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, những cán bộ làm công tác ngoại giao kinh tế cần thấm nhuần hơn nữa niềm vinh dự, trách nhiệm, tự hào của người cán bộ ngoại giao đang làm một sứ mệnh thiêng liêng là đóng góp, phụng sự Tổ quốc, nhân dân" - Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Hệ thống đường sắt Nga đóng góp cho phát triển kinh tế Việt Nam

Khánh Minh |

Hành lang vận tải đường sắt Nga-Việt tròn 5 tuổi, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Australia cam kết phát triển kinh tế-xã hội Đồng bằng sông Cửu Long

Ngọc Vân |

Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie, đã đến thăm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ ngày 28 đến ngày 29.4.2022.

Thúc đẩy ngoại giao nghị viện, ngoại giao kinh tế Việt Nam - EU

Khánh Minh |

Ngay sau khi kết thúc các hoạt động nghị viện đa phương và song phương tại Cộng hòa Áo, nhận lời mời của Chủ tịch Nghị viện Châu Âu David Sassoli, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm, làm việc với Nghị viện Châu Âu (EP), Liên minh Châu Âu (EU) tại Vương quốc Bỉ từ ngày 8-9.9.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Hệ thống đường sắt Nga đóng góp cho phát triển kinh tế Việt Nam

Khánh Minh |

Hành lang vận tải đường sắt Nga-Việt tròn 5 tuổi, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Australia cam kết phát triển kinh tế-xã hội Đồng bằng sông Cửu Long

Ngọc Vân |

Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie, đã đến thăm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ ngày 28 đến ngày 29.4.2022.

Thúc đẩy ngoại giao nghị viện, ngoại giao kinh tế Việt Nam - EU

Khánh Minh |

Ngay sau khi kết thúc các hoạt động nghị viện đa phương và song phương tại Cộng hòa Áo, nhận lời mời của Chủ tịch Nghị viện Châu Âu David Sassoli, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm, làm việc với Nghị viện Châu Âu (EP), Liên minh Châu Âu (EU) tại Vương quốc Bỉ từ ngày 8-9.9.