Đề xuất xe cá nhân không phải lắp thiết bị giám sát hành trình

PHẠM ĐÔNG |

Góp ý về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu đề nghị, cân nhắc quy định xe cá nhân phải lắp thiết bị giám sát hành trình và cho rằng, chưa thấy các nước phát triển quy định như vậy.

Quy định lái xe liên tục không quá 4 tiếng là có cơ sở

Sáng 20.10 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức thẩm tra dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự phiên họp.

Tại Điều 33 của dự thảo luật quy định, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe; dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.

Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung cho rằng, xe cơ giới theo cách hiểu thì có cả xe cá nhân.

“Không biết yêu cầu như vậy thì có quá cao hay không? Cho tới bây giờ ở nhiều nước phát triển mà tôi đi qua thì xe cá nhân họ không yêu cầu phải có giám sát hành trình”, ông Trung nói.

Cùng quan điểm, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho rằng, cần cân nhắc việc quy định phương tiện cơ giới đường bộ và xe chuyên dùng phải gắn giám sát hành trình.

“Nên chỉ quy định đối với xe kinh doanh vận tải, còn xe cá nhân thì không”, ông Hùng nói.

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định người lái xe kinh doanh vận tải không lái xe quá 8 giờ trong một ngày. Ngoài ra, khung giờ từ 6-22h, thời gian lái xe liên tục không quá 4 tiếng; dừng nghỉ giữa hai lần lái xe tối thiểu 5 phút đối với tài xế taxi, xe buýt và 15 phút đối với tài xế xe vận tải.

Từ 22h hôm trước đến 6h hôm sau, tài xế không được lái xe liên tục quá 3 tiếng; dừng nghỉ giữa hai lần lái xe tối thiểu 30 phút đối với tài xế xe vận tải

Góp ý về nội dung này, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung cho rằng, quy định này là hợp lý, ở các nước phát triển họ khuyến nghị “lái xe 2 tiếng liên tục nên dừng để nghỉ”, cho nên quy định 3 và 4 tiếng như ở dự thảo là có cơ sở.

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung. Ảnh: Phùng Đô
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung. Ảnh: Phùng Đô

Cần nâng độ tuổi trẻ em phải dùng ghế chuyên dùng khi ngồi ô tô

Theo dự thảo, trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.

Về nội dung này, bà Nguyễn Thanh Cầm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, cần nâng độ tuổi trẻ em phải dùng ghế chuyên dụng này.

“Chúng tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế để quy định trẻ em khi ngồi trên ô tô phải có ghế chuyên dụng”, bà Cầm nói và cho biết, Ủy ban Xã hội đã nhận được văn bản kiến nghị của Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam với nội dung nâng từ trẻ dưới 4 tuổi lên dưới 6 tuổi phải sử dụng ghế chuyên dụng.

Đối với đề xuất trẻ dưới 10 tuổi hoặc có chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông, bà Cầm cho biết, nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam chỉ ra rất rõ, dây đai an toàn giao thông chỉ phát huy hiệu quả khi người ngồi có chiều cao từ 1,5m.

“Vì thế, chúng ta cần nâng mức tuổi lên. Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đang kiến nghị nâng từ 10 tuổi lên 12 tuổi. Tôi thấy điều này phù hợp với thể trạng của con người Việt Nam”, bà Cầm nói.

Cùng quan điểm, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, Ủy ban ATGT Quốc gia cũng nhận được văn bản của Tổ chức Y tế thế giới đề nghị, nên quy định trẻ em từ 12 tuổi hoặc 1,5m trở xuống phải có thiết bị an toàn giao thông khi ngồi trên ô tô.

“Nhỏ thì có ghế, lớn hơn thì có đệm để bảo đảm nâng chiều cao của trẻ em, để khi thắt dây an toàn thì không bị thắt vào cổ”, ông Hùng nói.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hơn 97.000 phương tiện trốn truyền dữ liệu giám sát hành trình

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Chỉ trong tháng 7.2023, trên địa bàn thành phố đã có 97.589 phương tiện kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình.

Dữ liệu giám sát hành trình ôtô sẽ được chia sẻ với công an và hải quan

Minh Hạnh |

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chia sẻ, kết nối dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (GSHT) của xe ôtô.

Thiết bị giám sát hành trình chưa cảnh báo được tai nạn giao thông

Minh Hạnh |

Theo quy định, từ năm 2014, xe khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình (GSHT) và truyền dữ liệu về Cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ quản lý. Nhưng đến nay, dữ liệu chỉ dùng cho hậu kiểm để xử lý vi phạm chữ chưa khai thác dữ liệu để cảnh báo, ngăn ngừa tai nạn giao thông.

Café chiều thứ 7: Giải pháp để người dân "mỉm cười" khi tăng giá vé xe buýt

Nhóm PV |

Sau 9 năm giữ nguyên giá vé, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất, từ 1.1.2024 sẽ tăng giá vé xe buýt thêm 1.000 - 11.000 đồng so với hiện nay, tùy thuộc cự ly, loại vé và diện ưu tiên. Đề xuất này đang nhận được nhiều tranh luận của người dân.

Nguy cơ đóng cửa trở lại trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hoà Bình

Minh Nguyễn |

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện có 69 trung tâm đăng kiểm tại 24 tỉnh, thành phố sắp bị buộc phải tạm dừng hoạt động. Trong đó, có trung tâm đăng kiểm duy nhất tại tỉnh Hoà Bình.

Quá chén đêm 20.10, người phụ nữ bị phạt kịch khung

Mỹ Lệ |

TPHCM - Bất ngờ bị Đội Cảnh sát giao thông Bàn Cờ dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn, người phụ nữ loạng choạng cho biết vừa mới đi sinh nhật về.

Cư dân tố mua giá nước quá cao, chủ đầu tư ở Nha Trang thẳng tay cắt nước

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cư dân sinh sống ở dự án Scenia Bay Residences (Scenia Bay Nha Trang) bức xúc vì không được hưởng giá nước sinh hoạt. Để gây sức ép, người dân quyết định không đóng tiền nếu chủ đầu tư không làm rõ ràng giá nước. Đáp lại, chủ đầu tư cắt nước cung cấp cho cư dân.

Chỉ đạo nóng rà soát nhân viên hợp đồng trường học tại Phúc Thọ, Hà Nội

NHÓM PV |

UBND huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 162 ngày 20.10.2023 yêu cầu báo cáo, rà soát nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (cũ).

Hơn 97.000 phương tiện trốn truyền dữ liệu giám sát hành trình

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Chỉ trong tháng 7.2023, trên địa bàn thành phố đã có 97.589 phương tiện kinh doanh vận tải không truyền dữ liệu giám sát hành trình.

Dữ liệu giám sát hành trình ôtô sẽ được chia sẻ với công an và hải quan

Minh Hạnh |

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chia sẻ, kết nối dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (GSHT) của xe ôtô.

Thiết bị giám sát hành trình chưa cảnh báo được tai nạn giao thông

Minh Hạnh |

Theo quy định, từ năm 2014, xe khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình (GSHT) và truyền dữ liệu về Cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ quản lý. Nhưng đến nay, dữ liệu chỉ dùng cho hậu kiểm để xử lý vi phạm chữ chưa khai thác dữ liệu để cảnh báo, ngăn ngừa tai nạn giao thông.