Đề xuất lộ trình bắt buộc thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát tham nhũng

NHÓM PV |

Qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế vừa qua, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đề xuất có lộ trình hạn chế tiền mặt, bắt buộc các quan hệ kinh tế thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát.

Kiến nghị thanh toán không dùng tiền mặt

Chiều ngày 20.3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp tục điều hành phần chất vấn và trả lời chất vấn về 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát.

Tại phiên chất vấn, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) - nêu câu hỏi: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần chỉ đạo phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế và phòng, chống tham nhũng. Viện KSND và Bộ trưởng Công an cho biết đã có những chỉ đạo và biện pháp nào để thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư?

Trả lời chất vấn, Viện trưởng Lê Minh Trí nói đây là vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nên cần hoàn thiện thể chế về kinh tế để hạn chế tham nhũng, tiêu cực.

Ông kiến nghị tăng cường công khai minh bạch trong quản lý xã hội, quản lý nhà nước, nhất là lĩnh vực nhạy cảm, dễ tham nhũng, tiêu cực. "Có công khai, minh bạch thì sẽ kiểm soát được", ông nói.

Theo ông Trí, tồn tại trong hệ thống tư pháp có nhiều nguyên nhân, như văn bản hướng dẫn và giải thích luật chưa đáp ứng kịp thời; người thực hiện quy định pháp luật còn nhận thức khác nhau; cơ quan tư pháp khi thực hiện chức năng nhiệm vụ thì nhận thức khác.

Ông lấy ví dụ vấn đề đấu giá đất, Luật Đất đai yêu cầu phải đấu giá nhưng Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản thì không. Qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế vừa qua, ông Trí kiến nghị bịt các lỗ hổng trong quy định đã bị lợi dụng, đồng thời có lộ trình hạn chế tiền mặt, bắt buộc các quan hệ kinh tế thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát.

"Chính việc sử dụng tiền mặt phổ biến hiện nay với các hoạt động, quan hệ kinh tế, thanh toán không qua ngân hàng là bất cập, dẫn đến tham nhũng, tiêu cực", ông Trí nói.

Không hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) - nói, vẫn xảy ra tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung khi cơ quan điều tra chuyển hồ sơ đề nghị truy tố.

"Điều này không thể không nhắc tới trách nhiệm của kiểm sát viên trong quá trình điều tra. Viện trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này", bà Nga chất vấn.

Trả lời câu hỏi, Viện trưởng Lê Minh Trí cho rằng, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là chế định tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Bản thân chế định này không có yếu tố tích cực hay hạn chế mà là biện pháp đảm bảo không để oan sai và bỏ lọt tội phạm.

"Trong các giai đoạn tố tụng, cơ quan chức năng thu thập chứng cứ, xác minh điều tra thấy rằng có yếu tố làm lọt tội phạm hoặc oan sai thì trả hồ sơ để làm rõ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chế định này cũng có thể bị lạm dụng", ông Trí nói.

Theo ông Trí, thời gian qua ngành kiểm sát đưa ra tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan là không quá 5%, giao cho đơn vị theo dõi định kỳ.

Các vụ án lớn Trung ương theo dõi, được đưa ra truy tố xét xử vừa rồi đều trả hồ sơ điều tra bổ sung vì có nội dung phức tạp.

"Nếu phát hiện có dấu hiệu của lạm dụng, chúng tôi sẽ xử lý kỷ luật, song tinh thần không coi biện pháp này là hạn chế", ông Trí nói.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Bổ sung 3 dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với các dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Công an nhân dân.

Cân nhắc giảm phạt tù, tăng phạt tiền với cán bộ vi phạm không vụ lợi

PHẠM ĐÔNG |

Trong thực tế, cán bộ vi phạm pháp luật, không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi. Vì vậy, chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Vụ chuyến bay giải cứu: Bắt tạm giam thêm một giám đốc

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến "chuyến bay giải cứu", Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm một bị can để làm rõ hành vi "đưa hối lộ".

Người thừa kế của bà Hứa Thị Phấn sẽ thực hiện nghĩa vụ thi hành án

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 21.3, Cục Thi hành án Dân sự TPHCM cho biết, cơ quan này vừa có thông báo về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án của bà Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) cho người thừa kế của bà.

Rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại và xác định đầy đủ trong lộ trình thực hiện đối với tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu như Việt Nam đã cam kết.

Chưa tìm được nguyên vật liệu cách âm “không cháy và khó cháy" cho karaoke

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chiều 23.3, trả lời về việc hơn 400 cơ sở karaoke, vũ trường tại Quảng Ninh tiếp tục bị dừng hoạt động, đại diện Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đây là tình trạng chung của cả nước và vẫn phải đợi các bộ, ngành liên quan vào cuộc tháo gỡ.

Nhóm tín dụng đen cho vay lãi suất tới 182%/năm ở 11 quận, huyện Hà Nội

Quang Việt |

Nhóm tín dụng đen Trần Trường An cho vay theo kiểu bốc bát họ, với lãi suất từ 146%-182%/năm và hoạt động chủ yếu trên mạng xã hội.

Bổ sung 3 dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với các dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Công an nhân dân.

Cân nhắc giảm phạt tù, tăng phạt tiền với cán bộ vi phạm không vụ lợi

PHẠM ĐÔNG |

Trong thực tế, cán bộ vi phạm pháp luật, không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi. Vì vậy, chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.