Đề xuất giao định mức, chỉ tiêu để cán bộ phải thực hiện, tránh đùn đẩy

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho biết, quan điểm cá nhân của ông là cần áp dụng cách thức quản trị như của doanh nghiệp trong cơ quan nhà nước, đó là khoán sản phẩm, giao định mức, chỉ tiêu, doanh số để các cấp, cán bộ, công chức phải triển khai thực hiện, tránh đùn đẩy.

Chiều 24.6, tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong những nội dung được báo chí quan tâm là việc khắc phục được tình trạng  đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Trả lời nội dung này, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội ghi nhận trong nghị quyết chính thức của Quốc hội về vấn đề này.

Quốc hội đánh giá: “Tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ dẫn đến sự trì trệ trong giải quyết công việc, gây bức xúc trong xã hội”.

Theo ông An, đây là nhận định rất trực diện, không né tránh.

Về giải pháp, ông An cho biết Quốc hội yêu cầu sớm đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định cụ thể cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Khi ban hành được văn bản này thì sẽ giải quyết được vấn đề đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Đại biểu An cũng cho biết quan điểm cá nhân của ông là cần áp dụng cách thức quản trị như của doanh nghiệp trong cơ quan nhà nước, đó là khoán sản phẩm, giao định mức, chỉ tiêu, doanh số để các cấp, cán bộ, công chức phải triển khai thực hiện, tránh đùn đẩy. Cùng với đó, cần triệt để áp dụng cơ chế khoán chi, ai làm nhiều hưởng nhiều, xây dựng cơ chế thưởng cho người làm việc hiệu quả.

Toàn cảnh buổi họp báo chiều 24.6. Ảnh: Tô Thế
Toàn cảnh buổi họp báo chiều 24.6. Ảnh: Tô Thế

Chia sẻ thêm về nội dung này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại nghị quyết chung của kỳ họp, Quốc hội đã yêu cầu tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính.

Rà soát việc tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá và các lĩnh vực khác đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc, kiến nghị của địa phương, người dân, doanh nghiệp.

Theo ông Cường, qua đó phát hiện, xác định cụ thể những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật và văn bản dưới luật có liên quan, báo cáo Quốc hội kết quả rà soát tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, kịp thời chỉ đạo sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản dưới luật không còn phù hợp hoặc kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, nghị quyết có liên quan.

"Quốc hội còn yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp đi đôi với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các vi phạm", ông Cường cho hay.

Như vậy, ông Cường cho rằng, về giải pháp cũng đã tương đối đầy đủ để hạn chế tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức.

Lương cơ sở tăng và lo ngại giá cả hàng hoá "té nước theo mưa"

Tại họp báo Công bố kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, phóng viên Báo Lao Động đặt câu hỏi: "Từ ngày 1.7.2023, lương cơ sở chính thức tăng lên 1,8 triệu đồng. Việc tăng lương cơ sở khiến nhiều người lo ngại, giá cả hàng hoá sẽ tăng "té nước theo mưa". Vậy Quốc hội có những giải pháp gì để giám sát việc này?".

Trả lời, ông Nguyễn Trường Giang - Phó Tổng thư ký của Quốc hội cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã có kinh nghiệm và giải pháp để ngăn việc giá cả hàng hoá tăng theo tăng lương cơ sở.

"Dưới góc độ Quốc hội, vừa rồi đã sửa đổi Luật Giá. Trong Luật Giá có quy định rất cụ thể những mặt hàng nào cần phải kê khai giá. Quốc hội sẽ giám sát việc Chính phủ triển khai Luật Giá như thế nào trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh có sự thay đổi về lương cơ sở từ ngày 1.7.

Trong Nghị quyết kỳ họp, mặc dù không nêu cụ thể việc kiểm soát giá cả, nhưng có nội dung yêu cầu Chính phủ phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát, CPI, tôi tin rằng với sự sát sao của Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội, việc tăng lương nhưng sẽ không tăng giá sẽ được đảm bảo", ông nói.

Phóng viên Báo Lao Động cũng đặt câu hỏi về tình hình thiếu điện, cung ứng điện hiện nay. Theo đó, cuối tháng 4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN dự báo miền Bắc có thể thiếu 1.600-4.900 MW trong mùa khô). Việc thiếu điện không còn là nguy cơ nữa khi một số nơi đã thiếu điện cho sản xuất, sinh hoạt, phải cắt điện luân phiên, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.

"Hiện Chính phủ đã có đoàn thanh tra về vấn đề này, nhưng có ý kiến cho rằng, việc thanh tra tình hình cung ứng điện không chỉ do Chính phủ, Bộ Công Thương làm, Quốc hội cũng cần có đoàn giám sát việc này để làm rõ việc thiếu điện; xem xét, đánh giá lại số liệu, kết quả, báo cáo đó có đúng không?", PV Báo Lao Động đặt câu hỏi.

Trả lời, ông Bùi Văn Cường - Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, trong Nghị quyết chung kỳ họp cũng đã nêu những hạn chế trong việc cung ứng điện và giao rất cụ thể cho Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, điều hành nội dung này.

"Hiện nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã và đang giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề đảm bảo năng lượng. Trong quá trình giám sát, tháng 9 hoặc tháng 10 sẽ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về các nội dung này", ông Bùi Văn Cường cho hay.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV nhiều đổi mới sáng tạo, thành công tốt đẹp

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Sau 23 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, chiều 24.6, Quốc hội khóa XV bế mạc kỳ họp thứ 5. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã kịp thời có nhiều quyết sách quan trọng để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Cần quy định số người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ái Vân |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải có quy định khung số lượng người tối thiểu và tối đa tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại một đơn vị cấp xã ngay trong luật để tránh sự tùy nghi.

Chấn chỉnh tình trạng cán bộ không dám làm, sợ sai

VƯƠNG TRẦN |

Theo các đại biểu Quốc hội, một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh và khoa học là nền tảng vững chắc để thực thi công vụ hiệu quả và liêm chính.

Ngân hàng Nhà nước cấm ngân hàng cho vay để mua vàng, đảo nợ, gửi tiết kiệm

Lan Hương |

Các quy định cho vay tại ngân hàng vừa bị Ngân hàng Nhà nước siết chặt hơn. Đáng chú ý Ngân hàng Nhà nước cấm các ngân hàng cho vay khách hàng để mua vàng miếng, gửi tiết kiệm, thanh toán tiền góp vốn...

Công bố nhân sự lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Chí Long |

Ngày 28.6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các nhân sự lãnh đạo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Kinh tế TPHCM thoát đáy và đang đi lên

MINH QUÂN |

TPHCM - Mặc dù khẳng định kinh tế của TPHCM đã chạm đáy tăng trưởng và đang từ đáy đi lên, nhưng các chuyên gia cho rằng để đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5 - 8% trong năm 2023 là nhiệm vụ rất khó khăn.

Bộ Công an thông tin việc xem xét xử lý 2 thí sinh làm lộ đề thi Toán, Văn

Vân Trang |

Đại diện Bộ Công an cho biết theo các quy định hiện nay, việc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, Toán bị tuồn ra ngoài phòng thi được gọi là "lộ" đề.

Tổ chức Lao động quốc tế cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Tổng LĐLĐ Việt Nam

Kiều Vũ |

Hà Nội - Chiều 29.6, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã tiếp và làm việc với Đoàn cấp cao của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) do Tổng Giám đốc ILO Gilbert F. Houngbo dẫn đầu. Tại đây, ông Gilbert F. Houngbo cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Tổng LĐLĐ Việt Nam trong các lĩnh vực và nội dung theo đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV nhiều đổi mới sáng tạo, thành công tốt đẹp

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Sau 23 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, chiều 24.6, Quốc hội khóa XV bế mạc kỳ họp thứ 5. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã kịp thời có nhiều quyết sách quan trọng để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Cần quy định số người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ái Vân |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải có quy định khung số lượng người tối thiểu và tối đa tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại một đơn vị cấp xã ngay trong luật để tránh sự tùy nghi.

Chấn chỉnh tình trạng cán bộ không dám làm, sợ sai

VƯƠNG TRẦN |

Theo các đại biểu Quốc hội, một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh và khoa học là nền tảng vững chắc để thực thi công vụ hiệu quả và liêm chính.