Đề xuất giao Bộ GDĐT phát hành, in ấn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án Chính phủ giao cho bộ tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương để cấp phát cho thư viện.

Ngày 2.1, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các bộ, ngành liên quan về xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc xuất bản và phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số.

Theo Cổng thông tin Chính phủ, tại cuộc họp, Bộ GDĐT cho biết, đến nay bộ đã hoàn thành việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số các lớp 1, 2, 3, 4.

Các bản mẫu sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số các lớp 1, 2, 3 đã được phê duyệt thẩm định, cho phép sử dụng.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc in ấn, xuất bản, phát hành vẫn chưa được thực hiện để các địa phương triển khai dạy và học bằng tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Hiện nay, theo Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, địa phương chịu trách nhiệm bố trí kinh phí để mua sách giáo khoa cấp phát cho người dạy và người học.

Tuy nhiên, địa phương lại không có thẩm quyền tổ chức phát hành, xuất bản, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học.

Bên cạnh đó, nếu các địa phương thực hiện in ấn, xuất bản, phát hành thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong lựa chọn nhà thầu, giá thành cao, chi phí phát hành lớn… do số lượng sách giáo khoa của mỗi địa phương ít, các thủ tục về xuất bản phải thực hiện riêng lẻ.

Vì vậy, Bộ GDĐT đề xuất phương án: Chính phủ giao cho Bộ GDĐT tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương để cấp phát cho thư viện các cơ sở giáo dục sử dụng lâu dài.

Phương án này sẽ tạo điều kiện khuyến khích các địa phương triển khai tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đúng quy định, thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số, phụ huynh và học sinh hưởng lợi, bảo đảm an sinh xã hội.

Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ… đã phân tích, làm rõ những vướng mắc cần tháo gỡ trong Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP liên quan đến cơ sở pháp lý, thẩm quyền để Bộ GDĐT có thể tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số bằng ngân sách Trung ương.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khẩn trương chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP theo trình tự thủ tục rút gọn.

Đồng thời Bộ GDĐT chuẩn bị kỹ lưỡng các khâu in ấn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số để có thể triển khai ngay khi hoàn tất sửa đổi một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP và Nghị định 82/2010/NĐ-CP, bảo đảm cho học sinh dân tộc thiểu số có sách học sớm nhất theo đúng quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 9

Vân trang |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã kí quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Đại biểu chất vấn việc càng xã hội hóa, giá sách giáo khoa càng tăng

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đặt vấn đề càng xã hội hóa, giá sách giá khoa ngày càng tăng? Trong khi đó, phụ huynh buồn do sách giáo khoa tăng giá, thậm chí không mua được.

Làm rõ vai trò của Bộ GDĐT trong quản lý chương trình, sách giáo khoa

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn 2018 |

Theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, là người đã tham gia nhiều lần biên soạn chương trình và SGK, tôi có một vài trao đổi để làm rõ thêm vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trong việc quản lý những nội dung này.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Huy Cường làm Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội

KHÁNH AN |

Ông Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được vinh danh trong công tác đối ngoại nhân dân

Thanh Hà |

Ban Đối ngoại Trung ương đã tặng cờ thi đua cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tập thể dẫn đầu trong công tác đối ngoại nhân dân trên lĩnh vực vận động đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

TikToker Hứa Quốc Anh bị phạt 7,5 triệu đồng vì clip phản cảm ở Angkor Wat

NGUYỄN ĐĂNG |

TPHCM - Chiều 3.1, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cùng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an TPHCM đã làm việc và công bố quyết định xử phạt đối với Hứa Quốc Anh (chủ thể sử dụng tài khoản TikTok “Hứa Quốc Anh”), liên quan đến clip ở Angkor Wat (Campuchia) gây tranh cãi.

Bổ nhiệm 3 nhân sự là Vụ trưởng, Vụ phó thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương

Ái Vân |

Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm 3 nhân sự thuộc các đơn vị Vụ Giáo dục, Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Tạp chí Tuyên giáo.

Tình yêu của Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang trước thông tin đổ vỡ

Bình An |

Lưu Hương Giang từng chia sẻ với người viết, từ trước khi cô và Hồ Hoài Anh gặp nhau và yêu nhau những năm đầu thập niên 2000, 2 bà mẹ của họ đã quen nhau từ rất nhiều năm về trước. Hai gia đình như có mối lương duyên gắn kết.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 9

Vân trang |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã kí quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Đại biểu chất vấn việc càng xã hội hóa, giá sách giáo khoa càng tăng

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đặt vấn đề càng xã hội hóa, giá sách giá khoa ngày càng tăng? Trong khi đó, phụ huynh buồn do sách giáo khoa tăng giá, thậm chí không mua được.

Làm rõ vai trò của Bộ GDĐT trong quản lý chương trình, sách giáo khoa

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn 2018 |

Theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, là người đã tham gia nhiều lần biên soạn chương trình và SGK, tôi có một vài trao đổi để làm rõ thêm vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trong việc quản lý những nội dung này.