Đề nghị có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan rà soát, đánh giá toàn diện về cơ cấu, thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian tới và có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và nguồn tuyển giáo viên.

Chiều 27.7, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” làm việc với Chính phủ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi làm việc. Dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Tại buổi làm việc, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát - trình bày báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả bước đầu của Đoàn giám sát về việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tiếp đó, thành viên Đoàn giám sát và đại biểu tham dự đã thảo luận về các nội dung như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện và chỉ đạo tổ chức triển khai.

Đánh giá về chương trình tổng thể và các chương trình môn học; vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục; việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, phát hành và giá sách giáo khoa.

Đánh giá thực trạng và đề xuất, kiến nghị đối với vấn đề đội ngũ giáo viên phổ thông; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ việc triển khai chương trình mới; chính sách đất đai, nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trường học; việc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và toàn ngành giáo dục đã nỗ lực triển khai thực hiện, đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, việc triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông còn những hạn chế, bất cập.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại buổi làm việc để hoàn thiện báo cáo giải trình, bổ sung gửi Đoàn giám sát. Trong đó làm rõ thêm những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức liên quan; cung cấp thêm những mô hình tốt, những cách làm hiệu quả trong triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đội ngũ nhà giáo là yếu tố then chốt bảo đảm cho sự thành công của việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan rà soát, đánh giá toàn diện về cơ cấu, thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian tới và có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và nguồn tuyển giáo viên. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về cơ sở vật chất, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; có giải pháp giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện.

Tiếp tục ưu tiên, thực hiện nghiêm việc bố trí ngân sách cho giáo dục, đào tạo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước ở Trung ương và các địa phương.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa; phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện, kịp thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập để kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hai quan điểm khác nhau về việc lựa chọn sách giáo khoa phổ thông

PHẠM ĐÔNG |

Theo ý kiến của một bộ phận cử tri, nhân dân và một số địa phương, nên sử dụng đồng bộ, thống nhất bộ sách giáo khoa phổ thông trên địa bàn (cấp tỉnh) để thuận tiện cho công tác quản lý; tránh tình trạng sách giáo khoa không sử dụng lại, gây lãng phí. Nhiều ý kiến lại không đồng tình với điều này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuyên đề giám sát sách giáo khoa

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Chính thức giám sát về đổi mới sách giáo khoa phổ thông

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông (SGK phổ thông) là vấn đề rất quan trọng, đến phiên họp thường kỳ tháng 8 sẽ tổ chức giám sát chính thức đối với chuyên đề quan trọng này.

Hình ảnh Blackpink tại sân bay Hàn Quốc khởi hành đến Việt Nam

DƯƠNG HƯƠNG |

Cả 4 thành viên nhóm Blackpink đã bắt đầu khởi hành đến Việt Nam tối ngày 28.7.

Cô giáo không tay ở Thanh Hóa được tuyển dụng đặc cách làm giáo viên

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cô giáo không tay Lê Thị Thắm (ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) vừa được Chủ tịch UBND tỉnh trao tận tay quyết định tuyển dụng đặc cách làm giáo viên tại ngôi trường của địa phương.

3,5ha đầm giữa Thủ đô "mất tích": Sẽ cắt điện công trình xây dựng trái phép

Nhóm PV |

Hà Nội - Trả lời về việc hàng loạt kho xưởng, công trình xây dựng trái phép trên diện tích Đầm Bông (phường Định Công, quận Hoàng Mai) được cấp điện sinh hoạt, điện 3 pha trong thời gian qua, phía Công ty Điện lực Hoàng Mai cho biết, sẽ kiểm tra, rà soát và cho xử lý, cắt điện các trường hợp vi phạm (nếu có) theo thông tin mà Báo Lao Động phản ánh.

Hành hung giáo viên, hiệu trưởng bị kỉ luật cảnh cáo

Vân Trang |

Ông Lê Thành Đô - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) - bị kỷ luật cảnh cáo sau khi hành hung đồng nghiệp.

Phụ kiện Blackpink "đắt như tôm tươi", chủ kinh doanh hi vọng kiếm tiền tỉ

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Bán phụ kiện liên quan nhóm nhạc Blackpink bên ngoài sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) từ ngày 26.7, anh Nguyễn Việt Dũng ở Hải Phòng hi vọng đạt được doanh thu "khủng" sau 2 đêm diễn của nhóm nhạc đình đám.

Hai quan điểm khác nhau về việc lựa chọn sách giáo khoa phổ thông

PHẠM ĐÔNG |

Theo ý kiến của một bộ phận cử tri, nhân dân và một số địa phương, nên sử dụng đồng bộ, thống nhất bộ sách giáo khoa phổ thông trên địa bàn (cấp tỉnh) để thuận tiện cho công tác quản lý; tránh tình trạng sách giáo khoa không sử dụng lại, gây lãng phí. Nhiều ý kiến lại không đồng tình với điều này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuyên đề giám sát sách giáo khoa

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Chính thức giám sát về đổi mới sách giáo khoa phổ thông

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông (SGK phổ thông) là vấn đề rất quan trọng, đến phiên họp thường kỳ tháng 8 sẽ tổ chức giám sát chính thức đối với chuyên đề quan trọng này.