Hai quan điểm khác nhau về việc lựa chọn sách giáo khoa phổ thông

PHẠM ĐÔNG |

Theo ý kiến của một bộ phận cử tri, nhân dân và một số địa phương, nên sử dụng đồng bộ, thống nhất bộ sách giáo khoa phổ thông trên địa bàn (cấp tỉnh) để thuận tiện cho công tác quản lý; tránh tình trạng sách giáo khoa không sử dụng lại, gây lãng phí. Nhiều ý kiến lại không đồng tình với điều này.

Chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” được dư luận xã hội, nhân dân rất quan tâm.

Nghị quyết 88/2014/QH13 đề ra chủ trương "có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học", đồng thời cho phép "các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo".

Luật Giáo dục 2019 quy định "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo".

Hiện nay, đang có cách hiểu và cách thức triển khai không thống nhất Thông tư 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về lựa chọn sách giáo khoa giữa các địa phương: Có nơi toàn tỉnh áp dụng thực hiện 1 bộ sách giáo khoa; có nơi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dựa trên kết quả lựa chọn sách giáo khoa theo đề xuất của cơ sở giáo dục (bản chất là cho phép các cơ sở giáo dục lựa chọn).

Vấn đề này, ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Phó Trưởng Đoàn giám sát - cho biết có 2 quan điểm khác nhau:

Cụ thể, về phía các chuyên gia, có ý kiến cho rằng: Việc giao cho các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa là phù hợp với định hướng, mục tiêu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo đó, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo; các cơ sở giáo dục phổ thông (trực tiếp là giáo viên nhà trường) lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn của nhà trường để giảng dạy.

Về phía ý kiến của một bộ phận cử tri, nhân dân và một số địa phương cho rằng: Nên sử dụng đồng bộ, thống nhất việc sử dụng bộ sách giáo khoa phổ thông trên địa bàn (cấp tỉnh) để thuận tiện cho công tác quản lý; tránh tình trạng sách giáo khoa không sử dụng lại, gây lãng phí.

Do vậy, đoàn giám sát kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xem xét sửa đổi Thông tư 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng giao cho các cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn như quy định tại Nghị quyết 88.

Kiến nghị việc bảo đảm cung ứng, phát hành các bộ sách giáo khoa rộng rãi; bảo đảm sự thuận lợi cho các nhà trường, phụ huynh, học sinh trong việc mua sách trên thị trường.

Qua khảo sát thực tế, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa cho rằng hiện nay các địa phương đang có những cách hiểu khác nhau trong việc sử dụng sách giáo khoa. Do vậy cần đẩy mạnh thông tin, truyền thông để thống nhất cách hiểu, tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với vấn đề này.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát để cung cấp số liệu đầy đủ hơn về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho các bộ môn tích hợp trên phạm vi cả nước...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa nêu vấn đề hiện nay, các trường học đang triển khai việc chuyển đổi chương trình cũ sang chương trình mới theo trình tự cuốn chiếu, gây ra sự đứt gãy giữa nội dung chương trình cũ ở cấp học dưới và chương trình mới ở cấp học trên, gây khó khăn cho các em học sinh phải học một chương trình học mới khi lên cấp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ các giải pháp để giúp học sinh bổ trợ kiến thức, đồng thời giúp các giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp để tháo gỡ vướng mắc này.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuyên đề giám sát sách giáo khoa

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Chính thức giám sát về đổi mới sách giáo khoa phổ thông

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông (SGK phổ thông) là vấn đề rất quan trọng, đến phiên họp thường kỳ tháng 8 sẽ tổ chức giám sát chính thức đối với chuyên đề quan trọng này.

Thủ tướng yêu cầu công khai đấu thầu in sách giáo khoa

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tốt tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023; tổ chức đấu thầu công khai việc in sách giáo khoa.

Giờ thứ 9: Cái giá của bạo hành - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cha mẹ chàng trai trong câu chuyện cho rằng con trai của họ đã chọn người bạn đời không xứng đáng và họ tìm cách chia lìa hai bạn trẻ. Liệu chàng trai có vượt qua để tìm lại hạnh phúc cho mình?

Tin 20h: Xử lý giáo viên sinh con thứ 3, nhà trường áp lực

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 23.7: Đường trăm tỉ vừa xong đã hỏng ở Điện Biên bất ngờ được sửa; Giáo viên sinh con thứ 3, hiệu trưởng bị “vạ lây”; Yêu cầu khẩn trương cứu 2 làng chài nổi tiếng giữa vịnh Hạ Long; Nhiều thí sinh vẫn chưa chọn được nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2023...

Một công ty sở hữu 105 nhà sách, không có nợ vay, thu hơn 12 tỉ đồng mỗi ngày

Thanh Giang |

Tính đến cuối năm 2022, Fahasa có hệ thống gần 105 nhà sách tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Kết thúc quý II/2023, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 1.103 tỉ đồng, tương ứng với mỗi ngày thu về hơn 12 tỉ đồng.

Đã có công văn đề nghị Chùa Ba Vàng báo cáo về tiền công đức từ tháng 5.2023

TRÍ MINH |

UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) đã có văn bản đề nghị Ban trị sự Chùa Ba Vàng báo cáo về quản lý tiền công đức từ ngày 23.5.2023. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, Chùa Ba Vàng đã không có báo cáo về nội dung này tới cơ quan chức năng.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 23.7 đến 2.8 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 23.7 - 2.8.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuyên đề giám sát sách giáo khoa

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Chính thức giám sát về đổi mới sách giáo khoa phổ thông

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông (SGK phổ thông) là vấn đề rất quan trọng, đến phiên họp thường kỳ tháng 8 sẽ tổ chức giám sát chính thức đối với chuyên đề quan trọng này.

Thủ tướng yêu cầu công khai đấu thầu in sách giáo khoa

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tốt tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023; tổ chức đấu thầu công khai việc in sách giáo khoa.