Đề bạt và bổ nhiệm cán bộ: Cần có "thuốc" ngăn chặn chuyến tàu vét

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

“Cần ngăn chặn ngay việc đề bạt, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ gắn với trách nhiệm giải trình của những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Đồng thời phát huy tai, mắt của nhân dân để phát hiện, ngăn chặn các sai phạm chính là những “liều thuốc” để ngăn chặn những “chuyến tàu vét” vào thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”” - ông Lê Như Tiến (ảnh) - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - trao đổi với PV Lao Động.

Kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm giải trình

Thưa ông, như ông đã từng phản ánh về tình trạng “chuyến tàu vét” trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo hay trước khi nghỉ hưu. Đây là thời điểm “nhạy cảm” thường xuất hiện những tiêu cực trong công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

- Qua quan sát và tìm hiểu tôi thấy rằng chuyện “hoàng hôn nhiệm kỳ” dường như đã thành quy luật, cứ năm cuối nhiệm kỳ, trước khi kết thúc nhiệm kỳ là lại xuất hiện các biểu hiện tiêu cực.

Trong thời gian trước, tôi cũng đã lên tiếng về việc này trên diễn đàn Quốc hội, vào thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”, nhiều quan chức tăng tốc tham nhũng cả về tần suất và cường độ để làm “chuyến tàu vét” cuối cùng trước khi hạ cánh.

Bằng chứng là những biểu hiện cấp tốc đề bạt những người thuộc cánh hẩu hoặc những người “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ” hay “con cháu các cụ cả” dẫn tới “đố điều đi đâu được”. Dù năng lực, phẩm chất chưa đủ nhưng vẫn phải giữ lại vì do con ông A, con bà B hay do quan hệ, đồ đệ… Đó là biểu hiện thứ nhất.

Vừa qua, chúng ta cũng đã phát hiện ra một số trường hợp có biểu hiện sai phạm trong việc bổ nhiệm sai, bổ nhiệm khi chưa đủ điều kiện với nhiều cán bộ tại một số cơ quan đã được các cơ quan truyền thông chỉ rõ.

Biểu hiện thứ hai đó là có một số trường hợp trước khi về hưu thường vội vàng ký những đề án, dự án lớn, những đề tài khoa học… để “phần trăm” chảy vào túi cá nhân càng nhiều. Sau đó họ đã kết thúc nhiệm kỳ, họ đã nghỉ, thì nhiệm kỳ sau phải nhận hậu quả từ đó.

Biểu hiện thứ ba, đó là về cuối nhiệm kỳ, nhiều lãnh đạo các đơn vị tranh thủ đi nước ngoài. Đi nước ngoài dưới danh nghĩa đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nhưng thực chất là đi du lịch trá hình, hưởng thụ cán nhân trước khi về nghỉ hưu.

Vậy tại những thời điểm này cần phải lưu ý những điều gì trong công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực, đặc biệt là với cán bộ lãnh đạo chuẩn bị hết nhiệm kỳ, thưa ông?

- Từ thực trạng nêu trên, tôi cho rằng, cần phải kiểm soát quyền lực một cách chặt chẽ trong giai đoạn này. Những người có quyền thì phải kiểm soát quyền lực để không xảy ra những biểu hiện vi phạm như đã nêu trên.

Trong công tác cán bộ cần phải có những kiểm soát để ngăn chặn việc dùng tiền ngân sách đi nước ngoài hay việc cán bộ lãnh đạo sắp về hưu ký những dự án lớn vào cuối nhiệm kỳ nhằm hưởng phần trăm chảy vào túi cá nhân.

Cùng với đó, cần phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm giải trình. Kiểm soát quyền lực đi đôi với kiểm soát ngân sách nhà nước, đặc biệt vào những thời điểm nhạy cảm cuối nhiệm kỳ. Ngăn chặn ngay việc đề bạt bổ nhiệm và trách nhiệm giải trình của những cơ quan, người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Phát huy sự giám sát của nhân dân

Như ông vừa nói cần tăng cường giám sát qua việc giám sát của nhân dân, nhưng làm thế nào để người dân mạnh dạn phản ánh khi thấy sự việc, hiện tượng “chuyến tàu vét” thưa ông?

- Hoạt động của cán bộ, lãnh đạo ở đâu, như thế nào, nhân dân đều biết cả. Nếu ở cơ quan thì cấp dưới, những người ở cơ quan sẽ nắm được. Nếu ở địa phương thì nhân dân nơi cư trú người ta biết hết. Như vậy phải phát huy tai mắt của nhân dân, các tổ chức chính trị- xã hội tại địa phương trong việc này.

Tôi cho rằng chúng ta phải có những cơ chế, khuyến khích để phát hiện ra những biểu hiện sai phạm kịp thời. Đồng thời phải có cơ chế để bảo vệ những người dám đấu tranh, dám nêu ra những sai trái, những hành vi vi phạm, góp tiếng nói, ý kiến vào việc này chứ không phải là cuối cùng người ta phát hiện ra thì người ta lại trở thành nạn nhân của sự trù dập, của những sự trả thù hèn hạ.

Cùng với đó là hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng cần được tiếp tục đẩy mạnh theo tinh thần “không ngừng, không dừng, không nghỉ”.

Việc xử lý vi phạm ngay cả khi đã về hưu, không còn chuyện “hạ cánh an toàn” sẽ góp phần ngăn chặn tư tưởng “chuyến tàu vét” không, thưa ông?

- Đúng vậy! Chủ trương của Đảng rất rõ là phải xử lý vi phạm không có vùng cấm, thậm chí cả khi còn đương chức hay khi đã về hưu.

Việc này sẽ khiến những người lãnh đạo, đặc biệt là những người giữ những vị trí quan trọng có thẩm quyền quyết định, khi làm gì họ sẽ cân nhắc, suy nghĩ nhiều hơn đến hệ quả.

- Xin cảm ơn ông!

VƯƠNG TRẦN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ tại Đại học Ngoại thương

Vương Trần |

Kết quả xác minh của Đoàn thanh tra – Thanh tra Chính phủ cho thấy về công tác quy hoạch cán bộ quản lý của Đại học Ngoại thương giai đoạn 2005-2015 có nhiều sai phạm.

Thi tuyển cán bộ lãnh đạo: Khắc phục lỗ hổng trong công tác bổ nhiệm cán bộ

vương trần |

PG S-TS Ngô Thành Can (Học viện Hành chính Quốc gia) nhìn nhận, gần đây một số địa phương tiến hành thi tuyển các chức danh lãnh đạo để có thể lựa chọn cán bộ một cách tốt hơn. Hình thức thi tuyển đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, có đánh giá của Hội đồng sẽ giúp chọn được những người có tài, năng lực và tránh được những tiêu cực trong bổ nhiệm người nhà, người thân “làm quan”.

Nhiều vụ sai sót trong bổ nhiệm cán bộ: Vì sao “voi lọt lỗ kim”?

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN |

Việc bắt Nguyễn Quang Huy - là tội phạm bị truy nã 26 năm qua - nhưng hiện đang giữ chức Chánh Văn phòng TAND huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đang gây xôn xao dư luận. Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước còn phát hiện nhiều trường hợp sử dụng bằng giả để thăng tiến như trường hợp ở Đắk Lắk, hay Trưởng phòng kinh tế CA tỉnh Lai Châu sử dụng bằng cấp 3 giả... Trao đổi với PV Lao Động về việc này, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT T.Ư Vũ Quốc Hùng cho rằng đây là những sai sót rất đáng xấu hổ trong công tác bổ nhiệm cán bộ.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Hàng loạt sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ tại Đại học Ngoại thương

Vương Trần |

Kết quả xác minh của Đoàn thanh tra – Thanh tra Chính phủ cho thấy về công tác quy hoạch cán bộ quản lý của Đại học Ngoại thương giai đoạn 2005-2015 có nhiều sai phạm.

Thi tuyển cán bộ lãnh đạo: Khắc phục lỗ hổng trong công tác bổ nhiệm cán bộ

vương trần |

PG S-TS Ngô Thành Can (Học viện Hành chính Quốc gia) nhìn nhận, gần đây một số địa phương tiến hành thi tuyển các chức danh lãnh đạo để có thể lựa chọn cán bộ một cách tốt hơn. Hình thức thi tuyển đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, có đánh giá của Hội đồng sẽ giúp chọn được những người có tài, năng lực và tránh được những tiêu cực trong bổ nhiệm người nhà, người thân “làm quan”.

Nhiều vụ sai sót trong bổ nhiệm cán bộ: Vì sao “voi lọt lỗ kim”?

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN |

Việc bắt Nguyễn Quang Huy - là tội phạm bị truy nã 26 năm qua - nhưng hiện đang giữ chức Chánh Văn phòng TAND huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đang gây xôn xao dư luận. Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước còn phát hiện nhiều trường hợp sử dụng bằng giả để thăng tiến như trường hợp ở Đắk Lắk, hay Trưởng phòng kinh tế CA tỉnh Lai Châu sử dụng bằng cấp 3 giả... Trao đổi với PV Lao Động về việc này, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT T.Ư Vũ Quốc Hùng cho rằng đây là những sai sót rất đáng xấu hổ trong công tác bổ nhiệm cán bộ.