Đại biểu Quốc hội trăn trở tiến độ chậm, tỉ lệ giải ngân gói hỗ trợ thấp

CAO NGUYÊN - PHẠM ĐÔNG |

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhấn mạnh việc chậm, muộn ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỉ lệ giải ngân thấp, một số chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến kết quả chung.

Chỉ rõ nguyên nhân giải ngân chậm

Sáng nay (25.5), kỳ họp thứ 7 tiếp tục với phiên thảo luận tại hội trường về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Quang Huân (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) yêu cầu làm rõ thêm nguyên nhân của việc tiến độ giải ngân chậm.

Vị đại biểu này cho rằng, trong Báo cáo giám sát đã phân tích rất rõ về những mặt tích cực, chỉ rõ một số hạn chế như tiến độ giải ngân chậm.

Tuy nhiên cần phải phân tích, chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng trên. Nếu chỉ rõ được từng lý do gây ra tiến độ giải ngân chậm thì sẽ đưa ra được giải pháp cụ thể hơn.

Đồng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) cho biết, còn tình trạng văn bản hướng dẫn một số chính sách chưa thống nhất dẫn đến chậm tiến độ, tỉ lệ giải ngân thấp.

Theo đại biểu Dung, việc ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 là một quyết sách đúng đắn, kịp thời, có nhiều đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết cho phép sử dụng một nguồn lực rất lớn với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã phát huy hiệu quả tích cực, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đại biểu, đây là nỗ lực rất lớn và sự chỉ đạo quyết liệt, tích cực, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vai trò đầu mối của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố.

Nghiêm túc kiểm điểm, hạn chế mới không lặp lại

Tuy nhiên, đại biểu Dung cho rằng qua thực tế triển khai thực hiện cũng như nghiên cứu báo cáo và phụ lục kèm theo cho thấy, việc ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43 còn có những bất cập, tồn tại hạn chế.

Trong đó, đáng chú ý là việc xây ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chậm. Đơn cử như chính sách tiền thuê nhà cho người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình). Ảnh: Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình). Ảnh: Quốc hội.

“Có địa phương, đối tượng thụ hưởng chính sách này lên tới hàng trăm nghìn người, cần có thời gian tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, giải quyết. Do đó, còn nhiều người lao động thuộc đối tượng thụ hưởng nhưng hết thời gian thực hiện chính sách nên không được hưởng”, nữ đại biểu nêu rõ.

Bên cạnh đó, có địa phương ban hành thêm điều kiện được hưởng, thêm danh mục hồ sơ đề nghị hưởng chính sách, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho người lao động và tạo tâm lý cho họ không muốn làm thủ tục đề nghị hưởng chính sách.

Cùng với đó là tình trạng văn bản hướng dẫn cụ thể một số chính sách có quy định chưa rõ ràng, chưa thống nhất dẫn đến chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp, có chính sách chưa đạt mục tiêu đề ra.

Đại biểu Dung nhấn mạnh việc chậm, muộn ban hành văn bản quy phạm pháp luật này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỉ lệ giải ngân thấp, một số chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến kết quả chung.

“Quốc hội tiếp tục giám sát việc kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong các tồn tại, hạn chế đã nêu. Chỉ khi nghiêm túc kiểm điểm, thì những hạn chế, tồn tại mới không lặp lại, nhất là việc chậm, muộn ban hành văn bản”, đại biểu Dung đề nghị.

CAO NGUYÊN - PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ trách nhiệm gói tín dụng 120.000 tỉ chỉ giải ngân được 83 tỉ đồng

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) chia sẻ, một số chính sách như gói tín dụng 120.000 tỉ đồng là rất tốt, nhân văn nhưng đến nay việc giải ngân rất chậm (mới được 83 tỉ đồng).

Chương trình mục tiêu quốc gia tại Quảng Nam gặp khó, tiến độ giải ngân ì ạch

Hoàng Bin |

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Quảng Nam đều gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, khiến tỉ lệ giải ngân đạt rất thấp.

Quảng Trị kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sang 2024

HƯNG THƠ |

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã quyết định thông qua nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách địa phương phân cấp tỉnh quản lý năm 2023 sang năm 2024.

Nhiều lao động có mặt ở cơ quan đúng giờ để điểm danh rồi ăn sáng, uống trà

Minh Hương |

Tham gia tham luận tại Diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia ngày 26.5, ông Mai Thiên Ân - đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) - cho biết, nhiều lao động không tuân thủ nội quy, giờ giấc, tác phong làm việc như đi trễ, về sớm... gây đình trệ công việc.

Toàn cảnh 3 vị trí dự kiến xây hầm chui trên tuyến vành đai 3 ở Hà Nội

Thế Kỷ |

Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng hầm chui tại 3 nút giao trên tuyến Vành đai 3, tổng vốn đầu tư gần 4.500 tỉ đồng.

Hé lộ tổn thất của dàn tên lửa bất bại S-400 của Nga trong xung đột Ukraina

Thanh Hà |

Nga đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống tên lửa đất đối không S-400 Triumf để củng cố năng lực phòng không tích hợp.

Vết tích lái xe phân khối lớn khiến Ngọc Trinh có tiền cũng khó xóa bỏ

Anh Trang |

Đây là vết tích không chỉ có nguy cơ theo Ngọc Trinh cả đời mà còn ảnh hưởng tới cơ thể, gây mất thẩm mỹ cho "nữ hoàng nội y".

Đề xuất tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc 2 đại tá Công an

Quang Việt |

Trong tuần qua, ngoài đề xuất tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc với 2 đại tá, ngành công an tiếp tục có công tác bổ nhiệm, điều động cán bộ.

Làm rõ trách nhiệm gói tín dụng 120.000 tỉ chỉ giải ngân được 83 tỉ đồng

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) chia sẻ, một số chính sách như gói tín dụng 120.000 tỉ đồng là rất tốt, nhân văn nhưng đến nay việc giải ngân rất chậm (mới được 83 tỉ đồng).

Chương trình mục tiêu quốc gia tại Quảng Nam gặp khó, tiến độ giải ngân ì ạch

Hoàng Bin |

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Quảng Nam đều gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, khiến tỉ lệ giải ngân đạt rất thấp.

Quảng Trị kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sang 2024

HƯNG THƠ |

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã quyết định thông qua nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách địa phương phân cấp tỉnh quản lý năm 2023 sang năm 2024.