Đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm đối tượng tiếp tay hành vi giả mạo thương binh

Hùng - Trung - Nguyên |

“Trục lợi chính sách, khai man làm giả hồ sơ thương binh đã và đang diễn ra, nó không chỉ vi phạm pháp luật mà làm ảnh hưởng đến tâm tư người có công, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thiêng liêng, ý nghĩa cao cả của việc đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công” - ĐB Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Cạn) xúc động phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 27.10.

ĐB Nguyễn Thị Thuỷ đưa ra thông tin, tháng 8.2018, dư luận bức xúc khi phát hiện ra gần 600 hồ sơ thương binh tại Nghệ An không đúng pháp luật và phải đình chỉ chế độ. Trước đó đã phát hiện tình trạng này còn xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố. 

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, đến tháng 4. 2017, kết quả thanh tra tại 5 Quân khu và 29 địa phương đã phát hiện tới 1.800  hồ sơ giả mạo.

ĐB Thuỷ phản ánh, qua phản ánh của cử tri, việc làm giả hồ sơ thương binh diễn ra rất công khai, hình thành nhiều đối tượng cò mồi, không khó để liên lạc với những đối tượng này. "Những người có nhu cầu tìm đến các đối tượng cò mồi, điền vào hồ sơ, đưa cho chúng một khoản tiền, số tiền tuỳ thuộc vào từng loại thương binh và từng loại hồ sơ được làm giả. Thậm chí các đối tượng cò mồi còn có giá tiền cụ thể cho từng loại thương tật" - ĐB Thuỷ nói.  

Các hành vi giả mạo được ĐB chỉ rõ như có những đối tượng chưa một ngày trong quân ngũ nhưng vẫn nghiễm nhiên trở thành thương binh; có những trường hợp vết thương do lao động, do tai nạn giao thông nhưng cũng đi giám định để hưởng chế độ thương binh; Có những trường hợp chiến đấu ở chiến trường phía bắc nhưng lại làm giả hồ sơ làm giả hưởng chính sách chất độc da cam. 

Trong khi đó, thực tế còn rất nhiều người có công nhưng vì những nguyên nhân khách quan, do không còn hồ sơ gốc và người làm chứng nên chưa được công nhận.

ĐB Nguyễn Thị Thuỷ đặt câu hỏi: Bản thân các đối tượng giả mạo có thể tự làm hay không? Tại sao quy trình xét duyệt thương binh rất chặt chẽ, phải qua nhiều khâu và nhiều cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhưng vẫn có tới hàng trăm hồ sơ giả mạo, trót lọt. Vậy, có hay không sự câu kết với cán bộ chính quyền? Nếu có thì ai tiếp tay cho các đối tượng này?. 

Theo ĐB, từ một số vụ xét xử vi phạm hồ sơ giả mạo cho thấy, một số vụ đã có sự bắt tay chặt chẽ giữa cán bộ chính sách với các đối tượng bên ngoài, trong đó có những hành vi câu kết rất nghiêm trọng như kết nối với các đối tượng bên ngoài hình thành các đường dây làm giả hồ sơ thương binh. Tự ý điền tên của các đối tượng bên ngoài vào danh sách thương, bệnh binh để hưởng lợi chế độ đi giám định thương tật, hoặc nâng tỉ lệ giám định thương tật nhiều lần so thực tế.

ĐB Thuỷ cho rằng, dù số cán bộ vi phạm không nhiều nhưng đây là vấn đề rất đáng phải suy nghĩ bởi chúng ta đang làm việc hết sức thiêng liêng là đền đáp công ơn của các thế hệ đi trước đã hy sinh vì tổ quốc. Xử lý nghiêm các đối tượng này là yêu cầu cấp thiết của cử tri. 

Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, trong 5 năm, từ 2013 đến nay, tổng số vụ vi phạm do Bộ phát hiện trên phạm vi cả nước là 67%. Ngoài lý do địa phương nêu là các đối tượng có hành vi tinh vi thì cử tri đặt câu hỏi: Có hay không tâm lý sợ ảnh hưởng đến địa phương đơn vị nên không làm đến cùng sự việc. Chính việc này đã tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp tục vi phạm, trục lợi chính sách. 

Một số chậm trễ trong xử lý giải quyết đơn thư tố cáo, đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với những người dũng cảm đứng ra tố cáo. Có người bị đe doạ, ảnh hưởng tính mạng, cô độc.

Về vấn đề này, theo ĐB Thuỷ, để phát hiện thương binh giả không quá khó nếu biết dựa vào người dân. Cần đổi mới cách làm sao khuyến khích người dân tham gia và cần xử lý nghiêm các đối tượng tiếp tay, vi phạm.

Hùng - Trung - Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội: Phải chống được thất thoát trong đầu tư công

Xuân Hùng - Cao Nguyên |

Ngày 26.10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình những gì trước Quốc hội?

NGUYÊN - HÙNG - TRUNG |

Chiều 26.10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã có giải trình trước Quốc hội về những vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm.

Nhiều phiếu tín nhiệm thấp: Bộ trưởng và toàn ngành phải nỗ lực hơn

HUYÊN NGUYỄN |

Nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá Lê Văn Cuông cho rằng từ kết quả lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp cần có biện pháp bứt phá để vươn lên.

Thiêng liêng khoảnh khắc ra đời của những thiên thần nhỏ đêm Giao thừa

Thùy Linh- Đức Mạnh |

Vào đúng thời khắc Giao thừa, những em bé đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023 đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Khoảnh khắc những người mẹ được ôm vào lòng những thiên thần nhỏ mà mình đã "mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày" thật thiêng liêng, tràn đầy hạnh phúc.

Ý nghĩa tục xin chữ ngày đầu năm mới

Đinh Thiện - Tùng Giang |

Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Những cầu thủ tuổi Mão tài năng của bóng đá Việt Nam

Thanh Vũ |

Đội tuyển Việt Nam và bóng đá Việt Nam đang có nhiều cầu thủ tuổi Mão xuất sắc làm rạng danh bóng đá nước nhà.

Bản tin công đoàn: Công nhân mong có thu nhập tốt trong năm mới

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn ngày hôm nay có những nội dung sau: Tặng quà Tết tới người lao động ở nhiều địa phương; Cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động; Nỗi lòng người lao động đón Tết xa quê ở Bình Dương; Mong ước của công nhân trong năm mới...

Niềm tin của người lao động vào tổ chức Công đoàn

Linh Nguyên |

Năm 2023, nền kinh tế dự báo sẽ đối diện không ít khó khăn. Nhiều công nhân, lao động lo lắng về tình hình việc làm, thu nhập. Với những người lao động luôn nhận được sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn, họ có niềm tin, sự lạc quan trong năm mới.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội: Phải chống được thất thoát trong đầu tư công

Xuân Hùng - Cao Nguyên |

Ngày 26.10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình những gì trước Quốc hội?

NGUYÊN - HÙNG - TRUNG |

Chiều 26.10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã có giải trình trước Quốc hội về những vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm.

Nhiều phiếu tín nhiệm thấp: Bộ trưởng và toàn ngành phải nỗ lực hơn

HUYÊN NGUYỄN |

Nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá Lê Văn Cuông cho rằng từ kết quả lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp cần có biện pháp bứt phá để vươn lên.