Chủ tịch nước: Phải cho TPHCM một cơ chế thuận lợi hơn để nâng tầm

MINH QUÂN |

TPHCM - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Trung ương thống nhất tinh thần là phải cho TPHCM một cơ chế thuận lợi hơn để nâng tầm hơn, trong đó TPHCM được thí điểm đi trước một số lĩnh vực.

TPHCM sẽ được thí điểm đi trước một số lĩnh vực

Chiều ngày 13.10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM làm việc với UBND TPHCM về tình hình kinh tế - xã hội và kết quả thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại, vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vào thăm và làm việc với Thành uỷ TPHCM. Sau đó, Văn phòng Trung ương Đảng đã có văn bản giao cho Chính phủ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu các kiến nghị của TPHCM.

"Trước chuyến công tác vào TPHCM, tôi đã hội ý với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng thống nhất tinh thần là phải cho TPHCM một cơ chế thuận lợi hơn để nâng tầm hơn"  - Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với TPHCM.  Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với UBND TPHCM. Ảnh: TTXVN

Trong đó, TPHCM sẽ được thí điểm đi trước một số lĩnh vực .

"Tinh thần là cần có những chính sách để TPHCM đi trước, thí điểm những cơ chế mới bằng các chủ trương của Bộ Chính trị. Trong các ý kiến góp ý, ai cũng nói thể chế, cơ chế hiện tại đối với một siêu đô thị TPHCM đã quá chật hẹp" - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Về TPHCM, Chủ tịch nước đề nghị địa phương nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách mang tính sáng tạo, thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, vượt qua thử thách. Đây là điều mang nhiều ý nghĩa, trước khi những cơ chế, chính sách lớn cho TPHCM được hình thành.

5 kiến nghị của TPHCM

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã gửi 5 kiến nghị với Chủ tịch nước và đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM.

Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại hội nghị.  Ảnh: TTXVN
Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN

Thứ nhất, ủng hộ để Bộ Chính trị xem xét, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW và Kết luận số 21-KL/TW của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020.

Qua đó, xem xét ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, tiềm năng và sứ mệnh của TPHCM giai đoạn mới và giao trọng trách để thành phố và các cơ quan Trung ương tập trung triển khai thực hiện tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới.

Thứ hai, về trước mắt, cho phép TPHCM tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54 đến hết năm 2023.

Đồng thời, Quốc hội bổ sung cho thực hiện thí điểm đồng bộ thêm một số nhóm nội dung có liên quan đến quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; quản lý văn hóa xã hội và trật tự xã hội; tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, ủy quyền và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cơ chế xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế; cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền và tổ chức bộ máy hành chính Thành phố Thủ Đức; trong đó tập trung cơ chế chính sách phát triển thị trường tài chính quốc tế tại TPHCM; chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số và khởi nghiệp sáng tạo; chính sách và cơ chế phát triển Thành phố Thủ Đức.

Thứ ba, về lâu dài, Quốc hội giao Chính phủ xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để đáp ứng yêu cầu phát triển của TPHCM theo các nguyên tắc: Những vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa phù hợp thì cho làm thí điểm những cơ chế, mô hình mới, chính sách đặc thù không ảnh hưởng đến sự điều hành chung của Chính phủ và lợi ích của các địa phương khác, mang mục đích tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị TPHCM.

Trong đó, về tài chính là cơ chế tạo ra nguồn thu (để tăng chi, nhất là chi cho đầu tư phát triển) mà không tăng tỷ lệ điều tiết của ngân sách chung.

Theo liền với Nghị quyết này của Quốc hội, để tạo hành lang pháp lý thuận lợi khi thực thi, Chính phủ ban hành Nghị định để hướng dẫn cụ thể hóa những nội dung thực hiện.

Thứ tư, quan tâm, ủng hộ để Bộ Chính trị sớm có chủ trương, định hướng cho Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố, trong đó có TPHCM.

Thứ năm, quan tâm, đóng góp tích cực và hiện thực hóa quan điểm mục tiêu Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (thay thế Nghị quyết số 53-NQ/TW).

Theo đó, TPHCM là thành phố hiện đại, thông minh, năng động, sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là tri thức trẻ đến sinh sống và làm việc; trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực Châu Á, đóng vai trò là cực tăng trưởng của Vùng; nơi tập trung của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Cơ chế đặc thù cho TP Hồ Chí Minh: Vì sao cần gia hạn đến hết năm 2023?

MINH QUÂN |

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép TPHCM tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội đến hết năm 2023 thay vì cuối năm nay. Nhìn lại quá trình thực hiện, Nghị quyết 54 giúp TPHCM tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, rút ngắn thời gian một số thủ tục hành chính..., nhưng chưa tăng được nguồn thu ngân sách như kỳ vọng. 

Đầu tàu kinh tế TPHCM tăng trưởng ngoạn mục

MINH QUÂN |

Tròn một năm trước, đúng ngày 1.10.2021, TPHCM bắt đầu mở cửa hoạt động, dần tái thiết thành phố sau 5 tháng ròng rã chống dịch COVID-19. Đây được cho là quyết định mang tính lịch sử, giúp kinh tế TPHCM “lội ngược dòng” ngoạn mục, từ mức giảm sâu ở quý III, IV/2021 lần lượt là âm 24,97% và âm 11,64%, 9 tháng đầu năm 2022 kinh tế TPHCM tăng trưởng 9,71% và dự báo sẽ đạt hơn 9,4% trong cả năm 2022.

TPHCM sẽ đăng cai để Trung ương thực hiện thí điểm những vấn đề mới

MINH QUÂN |

TPHCM – Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết TPHCM sẽ đăng cai để Trung ương thực hiện thí điểm những vấn đề mới, rút kinh nghiệm thực hiện chung cho cả nước.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Quyền Linh: Khán giả khiếu nại vì tưởng tôi PR cho hơn 100 sản phẩm giả mạo

ĐÔNG DU |

Trả lời phỏng vấn Lao Động, nghệ sĩ Quyền Linh nói suốt hơn 1 năm qua, anh bị hàng trăm người lợi dụng cắt ghép hình ảnh để PR cho sản 100 sản phẩm của họ nhằm trục lợi.

Hội nghị An ninh Munich: Ông Zelensky kêu gọi hỗ trợ Ukraina nhanh hơn

Thanh Hà |

Tại Hội nghị An ninh Munich, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh hỗ trợ nhanh hơn.

Cơ chế đặc thù cho TP Hồ Chí Minh: Vì sao cần gia hạn đến hết năm 2023?

MINH QUÂN |

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép TPHCM tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội đến hết năm 2023 thay vì cuối năm nay. Nhìn lại quá trình thực hiện, Nghị quyết 54 giúp TPHCM tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, rút ngắn thời gian một số thủ tục hành chính..., nhưng chưa tăng được nguồn thu ngân sách như kỳ vọng. 

Đầu tàu kinh tế TPHCM tăng trưởng ngoạn mục

MINH QUÂN |

Tròn một năm trước, đúng ngày 1.10.2021, TPHCM bắt đầu mở cửa hoạt động, dần tái thiết thành phố sau 5 tháng ròng rã chống dịch COVID-19. Đây được cho là quyết định mang tính lịch sử, giúp kinh tế TPHCM “lội ngược dòng” ngoạn mục, từ mức giảm sâu ở quý III, IV/2021 lần lượt là âm 24,97% và âm 11,64%, 9 tháng đầu năm 2022 kinh tế TPHCM tăng trưởng 9,71% và dự báo sẽ đạt hơn 9,4% trong cả năm 2022.

TPHCM sẽ đăng cai để Trung ương thực hiện thí điểm những vấn đề mới

MINH QUÂN |

TPHCM – Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết TPHCM sẽ đăng cai để Trung ương thực hiện thí điểm những vấn đề mới, rút kinh nghiệm thực hiện chung cho cả nước.