Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một lựa chọn tất yếu của lịch sử

VƯƠNG TRẦN - TS. CÙ VĂN TRUNG (*) |

Lịch sử phát triển của xã hội, dù ở một quốc gia, dân tộc hay trên quy mô toàn thế giới phát triển một cách tự nhiên và tất yếu, nhưng không tự thân. Lịch sử của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) là sự nghiệp kiến tạo vĩ đại của dân tộc Việt Nam vì công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng con người, dưới ngọn cờ xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Không hoang mang, dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Việc tìm kiếm, khai phá và kiến tạo con đường quá độ lên CNXH vốn đã rất khó khăn, song đối với nước ta, con đường đi lên CNXH lại càng khó khăn gấp bội, vì chúng ta phải tự tìm ra những lối đi trong điều kiện của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta càng phải kiên định, vững vàng, không hoang mang, dao động trước những khó khăn, thách thức.

Trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, việc lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là đúng đắn, phù hợp; khẳng định bản chất tốt đẹp của nền dân chủ XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; khẳng định tính đúng đắn và sáng tạo trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; những thành tựu to lớn của đổi mới đất nước và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ định con đường đi lên CNXH ở nước ta hiện nay.

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đanh thép về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, đồng thời có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp tục tổng kết lý luận về đường lối đổi mới của Đảng ta, khơi dậy và phát huy khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Đối với cách mạng Việt Nam, những năm đầu thế kỷ 20, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có 30 năm bôn ba ở nước ngoài, đến các nước tư bản phát triển, đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường cách mạng đúng đắn để giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, bóc lột, xâm lược và đô hộ của chủ nghĩa thực dân và phong kiến.

Người khẳng định, muốn giành lại được độc lập cho dân tộc thì phải tiến hành con đường cách mạng vô sản và xây dựng chế độ XHCN. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) xác định rõ con đường đấu tranh, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập để đi tới xã hội cộng sản. Luận cương chính trị tháng 10.1930 xác định cách mạng Việt Nam “bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN”.

Năm 1991, Đảng đã ban hành “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, trong đó chỉ ra 6 đặc trưng cơ bản của chế độ XHCN ở Việt Nam. Đến Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã phát triển sáng tạo thành 8 đặc trưng của CNXH ở Việt Nam, trong đó đặc trưng bao trùm là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Cần phải có phương pháp xây dựng CNXH gắn với thực tiễn và lịch sử của Việt Nam

Trong quá trình lịch sử - tự nhiên đó, học thuyết Mác - Lênin cũng khẳng định quá độ lên CNXH là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) lên xã hội cộng sản chủ nghĩa. Như vậy, quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan và là một thời kỳ lâu dài với nhiều con đường, bước đi với những nội dung, tính chất và đặc thù khác nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH, đồng thời có sự vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Người nhận thức rõ Việt Nam có đặc thù riêng, có phong tục, tập quán, lịch sử riêng, nên bên cạnh việc học tập kinh nghiệm của các nước XHCN khác, cần phải có phương pháp xây dựng CNXH gắn với thực tiễn và lịch sử của Việt Nam.

Hơn nữa, công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam, ngoài sự tác động của những yếu tố khách quan, còn phụ thuộc nhiều vào nhận thức và quá trình hiện thực hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được CNXH. Trong đó, về mặt kinh tế, phải tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; về mặt chính trị, Đảng phải lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên CNXH…

Độc lập dân tộc và CNXH là con đường Người lựa chọn, được cả dân tộc lựa chọn, dưới ngọn cờ của Đảng. Đó là sự lựa chọn của lịch sử cách mạng Việt Nam, của đất nước Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng của Người. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự lựa chọn này đã trở thành sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam trong 94 năm qua, dưới ánh sáng tư tưởng của Người và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta càng vững tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, tin tưởng vào sự phát triển tương lai của đất nước, xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Người hằng mong muốn.

(*) Tiến sĩ Cù Văn Trung, chuyên ngành Chính trị học tại Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

VƯƠNG TRẦN - TS. CÙ VĂN TRUNG (*)
TIN LIÊN QUAN

Kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Hương Lê |

Cuốn sách “Kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” gồm 42 bài nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia, nhà khoa học về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Ra mắt sách của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Vương Trần |

Hà Nội - Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” gồm 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay.

Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội - Sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Quyết định xuống làm phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp ở bến cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc với cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Tất Thành mà còn là dấu mốc lịch sử không thể lãng quên của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân

Phạm Đông |

Sáng 1.2, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2024.

Sắp có tuyến đường 11.000 tỉ đồng nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 6

Khánh Linh |

Hoà Bình - Tuyến đường dài 93km với tổng vốn đầu tư khoảng 11.000 tỉ đồng nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 6 dự kiến sẽ được đầu tư.

Điều kiện để các tuyến đường khác ở Hà Nội được tạo làn đường cho xe đạp

Tô Thế |

Sáng 1.2, tuyến đường ưu tiên dành cho người đi xe đạp và đi bộ chạy dọc bờ sông Tô Lịch đã chính thức khánh thành. Đây là tuyến đường ưu tiên dành cho xe đạp đầu tiên tại Hà Nội.

Trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân liệt sĩ Vi Văn Luân

Bảo Nguyên |

Ngày 1.2, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an đưa tin, Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với UBND thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân liệt sĩ Vi Văn Luân, cán bộ Công an xã Pù Nhi, huyện Mường Lát đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì bình yên và hạnh phúc của Nhân dân...

Hà Nội gắn biển tuyến đường mang tên cố Tổng Bí thư Đỗ Mười

Phạm Đông |

Tuyến đường được mang tên cố Tổng Bí thư Đỗ Mười có chiều dài 6.200m và chiều rộng 68m được đầu tư đồng bộ hạ tầng, vỉa hè, cây xanh, đèn chiếu sáng, nằm trong dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3.

Kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Hương Lê |

Cuốn sách “Kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” gồm 42 bài nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia, nhà khoa học về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Ra mắt sách của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Vương Trần |

Hà Nội - Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” gồm 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay.

Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội - Sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Quyết định xuống làm phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp ở bến cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc với cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Tất Thành mà còn là dấu mốc lịch sử không thể lãng quên của dân tộc Việt Nam.