Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội - Sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Quyết định xuống làm phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp ở bến cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc với cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Tất Thành mà còn là dấu mốc lịch sử không thể lãng quên của dân tộc Việt Nam.

Cuộc hành trình lịch sử

Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5.6.1911 - 5.6.2021), nhìn lại hành trình bôn ba ở hải ngoại và toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người chúng ta càng thêm cơ sở để khẳng định con đường “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo. Đó chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình ra đi tìm đường giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu dân của chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

"Đầu thế kỷ XX, giữa lúc xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước thì Nguyễn Tất Thành xuất hiện. Trước cảnh nước nhà bị thực dân Pháp xâm lược và biến thành thuộc địa, nửa phong kiến; đồng bào phải sống kiếp “ngựa trâu” dưới chế độ cai trị độc tài và chuyên chế; các phong trào yêu nước, các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều thất bại... Nguyễn Tất Thành không cam chịu ngồi nhìn."

Một quyết tâm cháy bỏng nung nấu, thường trực trong Nguyễn Tất Thành là: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”. Động cơ, mục đích thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi không gì khác đó là tìm con đường đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu dân. Chính giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, lòng yêu nước, thương dân đã khơi nguồn, tiếp lửa cho tư tưởng độc lập dân tộc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân trong Nguyễn Tất Thành.

Hành trình từ Á sang Âu, Phi, Mỹ đã giúp Nguyễn Tất Thành dần tìm ra lời giải cho một câu hỏi lớn đã từng trăn trở bao năm đó là: Lựa chọn con đường nào để giành độc lập dân tộc (ĐLDT), cứu nước, cứu dân? Tiếp cận với đủ mô hình kinh tế, chế độ xã hội, thành phần giai cấp và hòa mình vào cuộc sống của người lao động, Nguyễn Tất Thành đã nhận thức, khám phá và rút ra được nhiều điều mới mẻ.

Hơn 5 năm hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc về một thanh niên Việt Nam luôn đau đáu nghĩ đến dân tộc mình, đồng bào mình. Qua những bài báo viết vào giai đoạn này đã thể hiện rõ quan điểm về độc lập dân tộc, xây dựng một chế độ xã hội mới của Nguyễn Ái Quốc.

Có thể thấy tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, manh nha đã có trong tư duy của Nguyễn Tất Thành từ rất sớm nhưng đến những năm 20 của thế kỷ XX, thì tư tưởng ấy mới chính thức hình thành và phát triển.

Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể

Sau sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3.2.1930, tư tưởng ĐLDT gắn liền với CNXH bắt đầu được thể hiện rõ nét vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, ngay trong những văn kiện đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Trong Tuyên ngôn độc lập công bố ngày 2.9.1945, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Độc lập dân tộc gắn với CNXH trong điều kiện mới

Sau khi non sông thu về một mối, đất nước ta bước vào xây dựng CNXH trong bối cảnh đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, chúng ta vừa khôi phục và phát triển kinh tế, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH trên phạm vi cả nước, trong điều kiện bị Mỹ và phương Tây bao vây, cấm vận; nền kinh tế lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng kéo dài; các thế lực thù địch, phản động gia tăng chống phá toàn diện trên mọi lĩnh vực. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc ta đã đồng sức, đồng lòng gỡ từng nút thắt, khơi dậy mọi tiềm năng, thế mạnh, giải phóng năng lực sản xuất, tạo nguồn lực từng bước đưa đất nước hồi sinh. Đặc biệt sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, toàn diện về mọi mặt, tạo tiền đề để đất nước từng bước phát triển vững chắc.

Tiến hành sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong bối cảnh vừa có thời cơ, thuận lợi, vừa đứng trước không ít thách thức, khó khăn, Đảng ta khẳng định tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Đó cũng chính là tâm nguyện của Người, độc lập phải đảm bảo cho mọi người dân cơm no, áo ấm, hạnh phúc. Ước mơ, hoài bão, lý tưởng và ham muốn tột bậc của Người là đấu tranh cho dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là nền tảng để đi lên xây dựng CNXH. Khát vọng độc lập dân tộc đã hun đúc thành chủ nghĩa dân tộc chân chính của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xem đó là động lực to lớn của đất nước. Sức mạnh của yếu tố ĐLDT không chỉ là sức mạnh tự có mà còn phụ thuộc vào sự kết hợp với CNXH.

Có thể khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trở thành sợ chỉ đỏ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo Người sự kết hợp giữa ĐLDT với CNXH có ý nghĩa quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Chỉ gắn liền với CNXH thì độc lập dân tộc mới có ý nghĩa. CNXH là mục tiêu hướng tới, là cơ sở đảm bảo cho sự vững chắc của ĐLDT. Cũng chính vì lẽ đó, mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, sau khi nước nhà giành được độc lập, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng XHCN thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Bởi lẽ chỉ có tiến lên CNXH thì nhân dân mới ngày càng ấm no, Tổ quốc mới ngày càng giàu mạnh; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế mới ngày càng được nâng cao.

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam)
TIN LIÊN QUAN

Phát huy vai trò của nhân dân trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Xuân Hải - Phạm Đông |

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được công bố mới đây đúng vào dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (ngày 23.5.2021) đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của dư luận, đặc biệt là các cán bộ, đảng viên, các nhà nghiên cứu. Nhiều ý kiến khẳng định, bài viết đã thể hiện sự tâm huyết, sự sắc bén về một vấn đề nội dung phong phú trên cơ sở cả lý luận và thực tiễn.

Mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam: Vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước

GS.TS Tạ Ngọc Tấn (Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương) |

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề “chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?”. Để giải đáp câu hỏi đó, đồng chí Tổng Bí thư đã trình bày một cách cơ bản và khái quát những nhận thức mới nhất của Đảng ta về những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng. Để góp phần làm rõ thêm những nhận thức đó, trong bài viết này, chúng tôi xin được trao đổi một số ý kiến về những sáng tạo trong phát triển lý luận của Đảng ta để xây dựng nên một mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam “vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

80 năm Bác Hồ về nước: Bước ngoặt to lớn cho Cách mạng Việt Nam

PHẠM ĐÔNG - LAN NHI |

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28.1.1941, Bác Hồ đã trở về Cao Bằng, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Phát huy vai trò của nhân dân trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Xuân Hải - Phạm Đông |

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được công bố mới đây đúng vào dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (ngày 23.5.2021) đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của dư luận, đặc biệt là các cán bộ, đảng viên, các nhà nghiên cứu. Nhiều ý kiến khẳng định, bài viết đã thể hiện sự tâm huyết, sự sắc bén về một vấn đề nội dung phong phú trên cơ sở cả lý luận và thực tiễn.

Mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam: Vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước

GS.TS Tạ Ngọc Tấn (Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương) |

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề “chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?”. Để giải đáp câu hỏi đó, đồng chí Tổng Bí thư đã trình bày một cách cơ bản và khái quát những nhận thức mới nhất của Đảng ta về những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng. Để góp phần làm rõ thêm những nhận thức đó, trong bài viết này, chúng tôi xin được trao đổi một số ý kiến về những sáng tạo trong phát triển lý luận của Đảng ta để xây dựng nên một mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam “vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam |

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

80 năm Bác Hồ về nước: Bước ngoặt to lớn cho Cách mạng Việt Nam

PHẠM ĐÔNG - LAN NHI |

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28.1.1941, Bác Hồ đã trở về Cao Bằng, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng.