Đại tướng Tô Lâm: Người dân không thể bị theo dõi khi dùng thẻ căn cước

NHÓM PV |

Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an - khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code không thể bị theo dõi. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.

Sáng 25.10, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Căn cước.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, ngay sau Kỳ họp thứ 5, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với cơ quan thẩm tra hoàn thiện dự thảo luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; tiếp thu, hoàn thiện trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Đến nay, dự thảo luật đã được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu.

Đại tướng Tô Lâm nêu rõ, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra yêu cầu đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan Nhà nước một cách tập trung, thông suốt.

Thiết kế đồng bộ, xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn, nhất là dữ liệu về dân cư, y tế, giáo dục, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở... phục vụ kịp thời và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của đời sống nhân dân. Bảo đảm 100% dân số được đăng ký và quản lý.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, việc xây dựng dự án Luật Căn cước có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Dự án luật không chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa giấy tờ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân mà còn có ý nghĩa trong việc phát huy giá trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, giá trị và tiện ích của thẻ căn cước... trong phát triển kinh tế - xã hội.

Dự thảo luật đã được rà soát, chỉnh lý kỹ lưỡng với các thuật ngữ, kỹ thuật của các nhóm vấn đề mà đại biểu Quốc hội có ý kiến.

Tiếp đó, Bộ trưởng Tô Lâm đã phát biểu giải trình vấn đề đại biểu nêu liên quan đến thông tin trong thẻ căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, tính bảo mật của thông tin của công dân, thẩm quyền khai thác, thu thập thông tin của công dân, thẩm quyền cấp, cấp đổi, đổi thẻ căn cước, về giấy chứng nhận căn cước, tên gọi dự thảo, giải thích từ ngữ…

Theo đó, các đại biểu đã cơ bản thống nhất đổi tên gọi thành Luật Căn cước, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật.

Đối với vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng khẳng định, việc sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip hoặc QR code thì không theo dõi và không thể theo dõi được. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.

Bộ Công an khẳng định sẽ có trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh cho công dân. Bên cạnh đó, cũng không để công dân bị theo dõi bởi bất kể một tổ chức, cá nhân nào. An ninh, an toàn của tất cả các công dân sẽ được đảm bảo.

Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp thu giải trình các vấn đề đại biểu nêu, hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội thông qua.

Trước đó, góp ý cho Luật Căn cước, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) thống nhất với sự cần thiết cấp thẻ căn cước điện tử cho công dân mang lại nhiều tiện lợi khi được tích hợp nhiều thông tin.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết, nhiều công dân phản ánh lo ngại sử dụng căn cước gắn chíp, căn cước điện tử liệu có bị theo dõi. Để công dân an tâm, đại biểu đề nghị Bộ Công an giải thích làm rõ, thông tin tuyên truyền về vấn đề này.

Còn đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) nêu quan điểm, thông tin của cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm có cả nhóm máu.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu lại vì ảnh hưởng rất lớn đến đời tư cá nhân, gây hậu quả tiêu cực khác nếu thông tin cá nhân này được công khai và cũng không thống nhất với quy định Luật Cư trú.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Đa số tán thành tên gọi Luật Căn cước, đề xuất bỏ vân tay trên thẻ

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Căn cước mà Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân. Còn việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng.

Đa số ý kiến đồng tình đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, đến thời điểm này, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Việc tiếp thu ý kiến khi sửa luật rất cẩn thận, chặt chẽ.

Hai loại ý kiến khác nhau về tên gọi của thẻ căn cước công dân

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình là phù hợp; không phát sinh thủ tục, không phát sinh chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội.

Tiểu thương bán đồ trang trí Tết ở Hàng Mã than khó dù tấp nập khách

Minh Thảo |

Những ngày cận Tết, tuyến phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại nhộn nhịp người đến check in. Trái ngược với sự nhộn nhịp đông đúc, tiểu thương tại thủ phủ đồ trang trí không khỏi chán nản vì lượng khách suy giảm, sức mua ỳ ạch hơn so với những năm trước.

Cập nhật giá vàng sáng 13.1: Căng thẳng gia tăng, vàng hừng hực bứt phá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng sáng 13.1: Tính đến 3h35, giá vàng trong nước niêm yết quanh ngưỡng 73,45-75,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.046,1 USD/ounce.

Không để ùn tắc từ Ngã Tư Sở chuyển sang các nút giao xung quanh

Phạm Đông |

Hàng loạt biện pháp tình thế nhằm giải quyết ùn tắc nút giao Ngã Tư Sở đã được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hà Nội triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, tại các nút giao khác như trên đường Láng, Tây Sơn, Nguyễn Trãi lại trở nên ùn tắc và kéo dài hơn.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt ở Hà Nội, Quảng Ngãi và các tỉnh thành

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 8 - 12.1), các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Lạng Sơn, Kon Tum, Quảng Ngãi, TP Thủ Đức (TPHCM)... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, bầu nhân sự.

Nông dân trồng lúa Sóc Trăng thắng lớn

PHƯƠNG ANH |

Nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang bước vào thu hoạch vụ Đông Xuân 2023 - 2024 với niềm vui được mùa, trúng giá.

Đa số tán thành tên gọi Luật Căn cước, đề xuất bỏ vân tay trên thẻ

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Căn cước mà Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân. Còn việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng.

Đa số ý kiến đồng tình đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, đến thời điểm này, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Việc tiếp thu ý kiến khi sửa luật rất cẩn thận, chặt chẽ.

Hai loại ý kiến khác nhau về tên gọi của thẻ căn cước công dân

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình là phù hợp; không phát sinh thủ tục, không phát sinh chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội.