Chiến lược rõ ràng, đồng hành với doanh nghiệp thì mới phát triển bền vững

Thanh Hải |

Quảng Nam từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển, nhưng chỉ hơn 20 năm, kể từ khi chia tách tỉnh, đã vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực. Hiện quy mô nền kinh tế Quảng Nam tăng nhiều lần, đóng góp 14% số thu ngân sách về Trung ương. Có rất nhiều điều kiện để làm nên thành tựu này, song nói như Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Trí Thanh là bên cạnh chủ trương, định hướng rõ ràng, thì lãnh đạo, chính quyền địa phương luôn giữ đúng cam kết và đồng hành với doanh nghiệp để phát triển. Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trí Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, tôi xin bắt đầu bằng câu hỏi, về kết quả của "Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư" thành lập hồi tháng 5.2023.

- Tổ công tác đặc biệt của chính quyền cấp tỉnh thì có rất nhiều địa phương cả nước triển khai. Quảng Nam là nơi đầu tiên thành lập nên tạo ra sự chú ý. Đây là quyết định đúng đắn của địa phương, một phần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một mặt là bắt tay ngay để tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân. Nhất là sau đợt dịch COVID-19. Tuy vậy, tỉnh cũng phân định rất rõ vai trò, trách nhiệm, thúc đẩy tính chủ động của các Sở, ngành, địa phương. Trường hợp nào thật sự khó khăn, phức tạp thì báo cáo với Tổ công tác đặc biệt, xử lý.

Điều quan trọng sau khi thành lập Tổ công tác này là Quảng Nam tiếp tục rà soát, phân chia các nhóm ngành nghề, lĩnh vực để có ưu tiên, thứ tự tháo gỡ. Chúng tôi bắt đầu với các Khu, Cụm công nghiệp, các dự án đầu tư, các doanh nghiệp đang gặp trở ngại... Tỉnh không làm tràn lan mà phân thành nhóm vấn đề để giải quyết. Quảng Nam ưu tiên tháo gỡ khó khăn đối với nhóm sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch. Đặc biệt các dự án du lịch ven biển, liên quan đến sử dụng đất rừng... để tập trung tháo gỡ. Thứ đến là tháo gỡ các khó khăn tại dự án đầu tư công, khai khoáng...

Sự ra đời của Tổ công tác đặc biệt đã giúp đẩy nhanh việc giải quyết, tháo gỡ các khó khăn mang tính phức tạp của từ doanh nghiệp, từng dự án. Nhưng điều quan trọng hơn là sự sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp của chính quyền để vượt qua giai đoạn khó khăn. Và đây cũng là hành động cụ thể, thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, như mục tiêu Quảng Nam đã đặt ra.

Thưa ông, nhưng "Tổ công tác đặc biệt..." thì cũng chỉ là giải pháp cấp bách, tạm thời để xử lý những việc mang tính sự vụ, khó khăn trước mắt...?

- Đúng vậy. Việc tạo ra những cơ chế chính sách, thủ tục hành chính thông thoáng, linh hoạt và thuận tiện nhất cho người dân là cả 1 quá trình, mà chúng tôi phải tiếp tục cải cách, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn của sự phát triển. Nhưng, cái cần thiết là phải có chủ trương, định hướng rõ ràng để các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến với mình và yên tâm đầu tư, triển khai các hoạt động sản xuất.

Điều này, từ những năm vừa chia tách tỉnh, các lãnh đạo tiền nhiệm ở Quảng Nam đã làm rất tốt. Ngay từ năm 2003, 2004, Quảng Nam đã được Trung ương, Chính phủ đồng ý với chủ trương thành lập Khu Kinh tế mở Chu Lai. Đây là quyết định mang tính tiền đề, tạo điều kiện cho Quảng Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà phát triển sản xuất công nghiệp như hiện nay.

Năm 2021, quy mô kinh tế Quảng Nam đạt hơn 102,6 nghìn tỉ đồng, tương đương 4,5 tỉ USD, gấp hơn 40 lần so với thời điểm chia tách tỉnh (năm 1997), đứng thứ 2/5 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xếp thứ 4 trong 14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 1997-2021 đạt 9,2%/năm. Tốc độ tăng GRDP năm 2021 xếp vị trí thứ 31/63, quy mô kinh tế xếp 18/63 tỉnh, thành phố...

Khu vực công nghiệp, dịch vụ đóng góp quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt kết quả tích cực, rõ nét từ thuần nông sang công nghiệp, dịch vụ. Giai đoạn 1997 đến năm 2021, cơ cấu kinh tế chuyển dịch, tăng tỷ trọng phi nông nghiệp từ 50% lên 86% và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp từ 50% xuống còn 14%. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng giữ vai trò quan trọng, là động lực chính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1997-2021 gần 18%/ năm. Các sản phẩm công nghiệp có nhiều ưu thế như ôtô các loại, kính nổi, chip điện tử, may mặc, giày da, vật liệu xây dựng; công nghiệp năng lượng...

Hiện Quảng Nam có hoạch định gì đáng chú ý cho giai đoạn tới, thưa ông?

- Quảng Nam đã hoàn chỉnh quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, đang chờ Chỉnh phủ phê duyệt. Quy hoạch này có định hướng, tầm nhìn chiến lược, được chuẩn bị khá kỹ. Tuy vậy, sau đại dịch COVID-19, và những biến đổi về tình hình kinh tế, chính trị thế giới hiện nay đã làm thay đổi nhiều

về "suy nghĩ" của chúng tôi. Quảng Nam sẽ nghiên cứu, hướng tới phát triển bền vững hơn, phù hợp với xu thế thế giới đa cực, nhiều diễn biến phức tạp và môi trường cực đoan do biến đổi khí hậu.

Trước mắt, Quảng Nam chuẩn bị hoàn thiện cơ sở hạ tầng làm then chốt, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiếp nối thành công của Khu Kinh tế mở Chu Lai, mà hạt nhân, dẫn dắt là Tập đoàn Trường Hải để tạo ra hệ sinh thái, vệ tinh để phát triển nền công nghiệp sản xuất và công nghiệp phụ trợ, dịch vụ.

Chuẩn bị sẵn hạ tầng, đó là xây dựng mới các cảng biển nước sâu, khơi thông luồng lạch để có thể đón tàu biển siêu trọng tải. Quảng Nam sẽ phát triển theo mô hình 8 hành lang: 4 hành lang Bắc Nam gồm hành lang kinh tế ven biển, dọc cao tốc Bắc - Nam, QL1A và dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. 4 hành lang Đông - Tây gồm, các QL40B, 14E và 14B, 14D và đường Hồ Chí Minh, QL14G, tuyến ĐT606. Xây dựng, kết nối với các tuyến xuyên Á với Lào - Thái Lan...

Quảng Nam sẽ kêu gọi đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Chu Lai. Trong tương lai, đến năm 2030 không chỉ là sân bay có năng lực vận chuyển 30 triệu khách/năm mà còn là trung tâm dịch vụ hàng không Quốc gia. Là nơi trung chuyển hàng hóa cho khu vực, triển khai các dịch vụ sửa chữa máy bay, dịch vụ hàng không...

Bên cạnh hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối với các tỉnh/thành phố trong khu vực cũng như các nước, nhiều hạ tầng chiến lược được quy tụ tại Khu kinh tế mở Chu Lai là điều kiện thuận lợi cho khu kinh tế này trở thành “trạm trung chuyển quốc tế”, trở thành đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đi các nước trên thế giới.

Những mục tiêu, định hướng đã rõ ràng, mang tầm chiến lược, nhưng để hiện thực, thành công là cả quá trình, sự tận tâm tận lực của nhiều thế hệ cán bộ và nhân dân Quảng Nam. Đặc biệt là sự đồng hành, ủng hộ của Trung ương.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

15.000 cán bộ giáo viên Hà Nội sẽ ăn lương tự chủ

Lam Duy |

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất giải pháp nâng mức tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Quyết liệt hành động đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám về chống rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 18.10, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền để triển khai các công việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát tăng cường (danh sách xám) của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).

Lấy phiếu tín nhiệm với nhiều lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cao Bằng

Tân Văn |

Tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.

Điền kinh Việt Nam và những vấn đề rút ra khi hướng đến đấu trường Olympic

NHÓM PV |

Đội tuyển điền kinh Việt Nam thi đấu không như kỳ vọng tại ASIAD 19. Điều này khiến giới chuyên môn đưa ra nhận định về khó khăn tại đấu trường Olympic sắp tới. Góc nhìn thể thao số 133 sẽ cùng TS.Dương Đức Thuỷ - Nguyên cán bộ phụ trách bộ môn điền kinh (Vụ Thể thao thành tích cao I, Tổng cục Thể dục thể thao) chia sẻ thêm về vấn đề này.

Trường mới dang dở, hơn 560 học sinh bất an khi học ở trường cũ xuống cấp

Hoàng Bin |

Trường THPT Trần Đại Nghĩa tại huyện Quế Sơn được tỉnh Quảng Nam phê duyệt đầu tư năm 2019 với kinh phí hơn 61 tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn ngổn ngang. Hiện hơn 560 học sinh luôn thấp thỏm lo lắng khi phải học ở ngôi trường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Sáng nay, mở bán rộng rãi 200.000 vé tàu Tết 2024

Huyền Trân |

TPHCM - Từ 8h sáng nay (ngày 20.10), ngành đường sắt tổ chức bán vé tàu Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 rộng rãi cho hành khách bằng nhiều hình thức.

Tỉnh táo với những địa điểm 5 sao giả trên Google Maps

Khánh An |

Nhằm tăng uy tín, nhiều nhà hàng, doanh nghiệp thuê người đánh giá 5 sao kèm theo những lời khen “có cánh” trên Google Maps. Điều này vô tình khiến những người trải nghiệm dịch vụ lạc vào ma trận thông tin, không biết đâu là thật, đâu là giả.

Các bệnh viện thiếu thuốc, Bà Rịa - Vũng Tàu chi hàng chục tỉ đồng mua thuốc

Thành An |

Trước tình trạng, các bệnh viện đang thiếu thuốc, ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - đã lên kế hoạch và đang thực hiện các gói thầu hàng chục tỉ đồng mua sắm thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh.

15.000 cán bộ giáo viên Hà Nội sẽ ăn lương tự chủ

Lam Duy |

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất giải pháp nâng mức tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Quyết liệt hành động đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám về chống rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 18.10, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền để triển khai các công việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát tăng cường (danh sách xám) của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).

Lấy phiếu tín nhiệm với nhiều lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cao Bằng

Tân Văn |

Tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.