Trường mới dang dở, hơn 560 học sinh bất an khi học ở trường cũ xuống cấp

Hoàng Bin |

Trường THPT Trần Đại Nghĩa tại huyện Quế Sơn được tỉnh Quảng Nam phê duyệt đầu tư năm 2019 với kinh phí hơn 61 tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn ngổn ngang. Hiện hơn 560 học sinh luôn thấp thỏm lo lắng khi phải học ở ngôi trường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Địa phương chậm bàn giao mặt bằng

Dự án xây dựng Trường THPT Trần Đại Nghĩa (xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn) được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đánh giá là cấp thiết do trường cũ chật hẹp và đã xuống cấp nghiêm trọng. Cuối tháng 9.2019, dự án được tỉnh Quảng Nam phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng kinh phí 61,1 tỉ đồng, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQL dự án) tỉnh làm chủ đầu tư và gồm các hạng mục chính như khối nhà lớp học 3 tầng, khối nhà bộ môn 3 tầng, khối nhà hiệu bộ 3 tầng, nhà đa năng 1 tầng, nhà bảo vệ, nhà xe, sân nền, tường rào cổng ngõ...

Tháng 7.2020, liên danh Công ty TNHH Thuận Gia - Công ty CP Xây dựng và kinh doanh nhà Tam Kỳ - Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Đại Thiên trúng thầu thi công.

Dự kiến sẽ hoàn thành trong 360 ngày thi công (kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng) nhưng đến nay, dự án đang thi công cầm chừng, bởi một nhà thầu trong liên danh đề nghị thanh lý hợp đồng, tiếp đó là vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB).

Báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam, ông Huỳnh Xuân Sơn - Giám đốc BQL dự án tỉnh cho biết, tháng 7.2020 Ban đã hoàn thành xong các thủ tục đầu tư dự án và ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây lắp nhưng, đến giữa tháng 2.2022, UBND huyện Quế Sơn mới bàn giao được phần diện tích mặt bằng hạng mục khối nhà lớp học và đến cuối tháng 5.2022 mới bàn giao được phần diện tích hạng mục khối nhà hiệu bộ. Công tác GPMB kéo dài là nguyên nhân chính khiến tiến độ dự án xây trường bị chậm.

Ông Phan Văn Thậm (78 tuổi, trú thôn Phước Thành, xã Quế Thuận) là 1 trong 2 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng thông tin với phóng viên Lao Động, dự án thu hồi của gia đình ông 300m2 đất ở và đất vườn nhưng đến nay huyện vẫn chưa được bố trí đất tái định cư để di dời.

Hàng trăm học sinh bất an trong trường cũ xuống cấp

Ngày 16.11.2022, Công ty CP Xây dựng và kinh doanh nhà Tam Kỳ (đảm nhận thi công khối hiệu bộ, khối nhà bộ môn, khối nhà đa năng) bất ngờ gửi công văn đề nghị thanh lý hợp đồng, với lý do thời gian bàn giao mặt bằng chậm, giá vật liệu, nhân công tăng cao nên không thể tiếp tục thi công. BQL dự án tỉnh đã gửi báo cáo đến Bộ Xây dựng xin hướng dẫn việc thanh lý hợp đồng và lựa chọn nhà thầu khác nhưng đến nay chưa nhận được văn bản trả lời của Bộ.

Trao đổi với Lao Động, ông Triệu Ngọc Chi - Giám đốc Ban Quản lý dự án - quỹ đất huyện Quế Sơn - cho biết, huyện đang chờ UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất tại khu tái định cư cho các hộ dân đồng thời cho phép thực hiện hình thức chỉ định thầu cho nhà thầu khác đảm bảo năng lực thi công.

Trong khi chờ đợi các ngành chức năng của Quảng Nam gỡ vướng, hơn 560 học sinh của trường THPT Trần Đại Nghĩa đang vừa học vừa thấp thỏm, bất an do các phòng học ở cơ sở cũ chật hẹp và đã xuống cấp trầm trọng, tường bị nứt toác và rêu mốc.

Cô Trần Thị Hồng Phượng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa - cho biết, trường cũ xây dựng đã hơn 20 năm, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi khi có mưa lớn, nhà trường phải đóng cửa dãy nhà ngang vì có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Mong mỏi của nhà trường, phụ huynh và học sinh là sớm có trường mới để công tác dạy học đảm bảo chất lượng cho học sinh.

Sau khi kiểm tra thực tế tại dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo huyện Quế Sơn phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục phê duyệt phương án bồi thường, thu hồi đất, bố trí tái định cư, bàn giao mặt bằng; Chủ đầu tư phối hợp với các sở, ngành tháo gỡ các vướng mắc, đôn đốc các nhà thầu tập trung thi công, sớm hoàn thiện bàn giao cho nhà trường phục vụ giảng dạy.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Lo ngại với chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Thùy Linh - Chân Phúc |

Hình ảnh về suất cơm bán trú lèo tèo chỉ 1 miếng giò, vài miếng cá, thịt, ít cọng giá... tại Trường THCS Yên Nghĩa (TP Hà Nội) đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Những sự việc liên quan đến bữa ăn của học sinh xảy ra gần đây, càng khiến nhiều người lo ngại về chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học.

Học sinh Nghệ An nói không với thuốc lá điện tử và chất gây nghiện

QUANG ĐẠI |

Chiều 15.10, tại Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cùng Báo Tiền Phong tổ chức chương trình truyền thông: “Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới”.

Trường THCS ở Hải Dương bị tố thu tiền học sinh để mua bàn ghế, loa đài, tivi

Mai Dung |

Liên quan đến bảng thu đầu năm của Trường THCS Nguyễn Trãi (Chí Linh, Hải Dương) lan truyền trên mạng xã hội, Phòng Giáo dục Đào tạo TP Chí Linh đã yêu cầu nhà trường chấn chỉnh, thực hiện đúng các khoản thu theo quy định.

Quá chén đêm 20.10, người phụ nữ bị phạt kịch khung

Mỹ Lệ |

TPHCM - Bất ngờ bị Đội Cảnh sát giao thông Bàn Cờ dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn, người phụ nữ loạng choạng cho biết vừa mới đi sinh nhật về.

Bên trong mỏ đất hiếm khiến nhiều sếp doanh nghiệp vướng lao lý

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trữ lượng đất hiếm ở huyện Văn Yên khoảng 20.000 tấn trong khi Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn.

Cư dân tố mua giá nước quá cao, chủ đầu tư ở Nha Trang thẳng tay cắt nước

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cư dân sinh sống ở dự án Scenia Bay Residences (Scenia Bay Nha Trang) bức xúc vì không được hưởng giá nước sinh hoạt. Để gây sức ép, người dân quyết định không đóng tiền nếu chủ đầu tư không làm rõ ràng giá nước. Đáp lại, chủ đầu tư cắt nước cung cấp cho cư dân.

Chỉ đạo nóng rà soát nhân viên hợp đồng trường học tại Phúc Thọ, Hà Nội

NHÓM PV |

UBND huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 162 ngày 20.10.2023 yêu cầu báo cáo, rà soát nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (cũ).

Tỷ giá USD áp sát mốc 25.000 đồng và kịch bản cho kinh tế cuối năm

LAN HƯƠNG |

Bất chấp nỗ lực liên tục hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây, tỷ giá bán USD tại ngân hàng có thời điểm vọt lên gần 24.800 đồng/USD. Giới phân tích cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mạnh tay, câu chuyện tỷ giá vẫn sẽ căng thẳng. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập và là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT - về vấn đề này.

Lo ngại với chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Thùy Linh - Chân Phúc |

Hình ảnh về suất cơm bán trú lèo tèo chỉ 1 miếng giò, vài miếng cá, thịt, ít cọng giá... tại Trường THCS Yên Nghĩa (TP Hà Nội) đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Những sự việc liên quan đến bữa ăn của học sinh xảy ra gần đây, càng khiến nhiều người lo ngại về chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học.

Học sinh Nghệ An nói không với thuốc lá điện tử và chất gây nghiện

QUANG ĐẠI |

Chiều 15.10, tại Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cùng Báo Tiền Phong tổ chức chương trình truyền thông: “Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới”.

Trường THCS ở Hải Dương bị tố thu tiền học sinh để mua bàn ghế, loa đài, tivi

Mai Dung |

Liên quan đến bảng thu đầu năm của Trường THCS Nguyễn Trãi (Chí Linh, Hải Dương) lan truyền trên mạng xã hội, Phòng Giáo dục Đào tạo TP Chí Linh đã yêu cầu nhà trường chấn chỉnh, thực hiện đúng các khoản thu theo quy định.