Quyết liệt hành động đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám về chống rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 18.10, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền để triển khai các công việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát tăng cường (danh sách xám) của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).

Nguy cơ bị đưa vào danh sách các nước có rủi ro về rửa tiền cao

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tháng 6.2023, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền đã đưa Việt Nam vào danh sách giám sát tăng cường.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng chia sẻ đây là việc mới, khó, "không trường lớp nào dạy", việc FATF chính thức đưa Việt Nam vào danh sách giám sát tăng cường (danh sách xám) có tác động rất lớn.

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng mong các bộ, ngành hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ này. Đây là nhiệm vụ chung của quốc gia, không phải của riêng Ngân hàng Nhà nước.

Cho biết ngành ngân hàng "thấy luôn" tác động tiêu cực của việc này, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng thông tin, hôm qua, một ngân hàng thương mại của nhà nước đã báo cáo một số chính sách, quan hệ của ngân hàng này với nước ngoài "đã bị siết, làm tăng cường".

Theo ông, nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều thì việc bị đưa vào danh sách xám có tác động rất lớn.

Ông Dũng điểm ra hàng loạt tác động tiêu cực có thể xảy ra như tăng chi phí các khoản vay, cho vay đối với Việt Nam, chi phí hoạt động đầu tư, thương mại, dẫn đến giảm dòng vốn FDI do các nhà đầu tư có tâm lý e ngại, thận trọng.

"Việt Nam sẽ bị đưa vào danh sách các nước có rủi ro về rửa tiền cao của EU (Liên minh châu Âu) và có nguy cơ bị đưa vào danh sách đen nếu không chứng minh được việc hợp tác thực hiện các khuyến nghị của FATF, với những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Việc này khiến các doanh nghiệp tăng chi phí kinh doanh hoặc thậm chí ngừng hoạt động kinh doanh tại các quốc gia (như trường hợp của Myanmar năm 2022)", ông Phạm Tiến Dũng cảnh báo.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP

Đặt mục tiêu 2 năm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ không hài lòng khi nhiều thành viên Ban Chỉ đạo vắng mặt không dự họp và yêu cầu các cuộc họp sau, thành viên Ban Chỉ đạo phải dự đầy đủ.

Ngân hàng Nhà nước - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành phải sát sao, tăng cường trách nhiệm, quyết tâm làm cho được.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đặt ra yêu cầu với Ban Chỉ đạo "quyết liệt triển khai mọi biện pháp để trong vòng 2 năm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám".

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh rằng, hoàn thiện thể chế theo khuyến cáo của FATF không chỉ vì mục tiêu ra khỏi danh sách giám sát tăng cường, mà còn có ý nghĩa rất thiết thực trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện môi trường pháp lý chung để phòng, chống tội phạm, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng.

Do đó, phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ngành để giao nhiệm vụ cho khả thi, với nguyên tắc một việc chỉ một cơ quan chủ trì, các đơn vị khác phối hợp chặt chẽ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với bộ, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, các cam kết của Việt Nam theo chỉ định của FATF để sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công an đẩy mạnh công tác điều tra rửa tiền, nguồn của tội phạm rửa tiền phù hợp với rủi ro rửa tiền đã được xác định trong báo cáo. Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an đẩy mạnh hoạt động tư pháp, truy tố, xét xử liên quan đến tội rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu không để việc giao nhiệm vụ "giống như thả chim bay, không biết lúc nào quay trở về". Đồng thời yêu cầu các bộ, ngành phải cộng đồng trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, đề xuất khen thưởng, xử lý kiểm điểm khi không thực hiện hoặc thực hiện không tốt nhiệm vụ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Lập sàn giao dịch về bất động sản, phòng chống tham nhũng và rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 21.8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về đề xuất xây dựng các sàn giao dịch về việc làm, bất động sản và quyền sử dụng đất.

Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Nghị định nêu rõ đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền ảo, ngăn ngừa rửa tiền

Nhóm PV |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro rửa tiền nói riêng và rủi ro tài chính nói chung.

Đa số ý kiến đồng tình đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, đến thời điểm này, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Việc tiếp thu ý kiến khi sửa luật rất cẩn thận, chặt chẽ.

Gây rối trật tự công cộng, Ngọc Trinh có thể đối diện án phạt tù

Anh Tú |

TPHCM - Liên quan đến việc người mẫu Ngọc Trinh (Trần Thị Ngọc Trinh) vừa bị Công an TPHCM khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”, theo nhận định của luật sư, Ngọc Trinh có thể phải đối diện với mức án phạt tù.

Giờ thứ 9: Tái hôn với chồng cũ - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Ly hôn rồi, cuộc sống của mỗi người sẽ tự do hơn, được sống cho bản thân mình nhiều hơn. Nhưng rồi, liệu rằng đến một lúc nào đó họ có thấu hiểu được rằng, gia đình đầm ấm vẫn là nơi để bước chân về. Những gì đã mất, liệu có thể lấy lại được hay không? Xin mời các bạn hãy cùng theo dõi câu chuyện “Tái hôn với chồng cũ” sau đây.

Tin 20h: Hà Nội tinh giản thêm 85 biên chế trong đợt 4 năm 2023

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 19.10: Chịu tương tác với không khí lạnh, bão số 5 diễn biến phức tạp; 85 cán bộ viên chức Hà Nội nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc ngay; Thêm trường học ở Hà Nội bị tố lạm thu, ép phụ huynh đăng kí học liên kết;...

Hà Nội sắp tổ chức đấu giá đất xây nhà ở thấp tầng, biệt thự

Thu Giang |

UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) vừa phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 - Quốc gia chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở thấp tầng, nhà biệt thự ở thị trấn Thường Tín với diện tích khoảng 40.021,5m2.

Lập sàn giao dịch về bất động sản, phòng chống tham nhũng và rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 21.8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về đề xuất xây dựng các sàn giao dịch về việc làm, bất động sản và quyền sử dụng đất.

Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Nghị định nêu rõ đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Xây dựng hành lang pháp lý về tiền ảo, ngăn ngừa rửa tiền

Nhóm PV |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro rửa tiền nói riêng và rủi ro tài chính nói chung.