Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông nghiệp vẫn "mù mờ" cung cầu, đánh cược may rủi

Vương Trần |

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhìn nhận, cách làm kinh tế nông nghiệp của chúng ta vẫn "mù mờ" đầu cung và cầu. Không đi vào quỹ đạo, đôi khi giống như đi buôn chuyến nhiều hơn là hợp tác bài bản, kết nối cung cầu. Nền kinh tế nông nghiệp đánh cược vào sự may rủi của thị trường.

Kinh tế nông nghiệp vẫn "mù mờ"

Tính đến hôm nay (4.3), tại Lạng Sơn đang còn hơn 1.400 xe container hàng hoá chờ xuất khẩu. Trong đó có 800 xe chở nông sản. Lạng Sơn cũng đang tạm dừng tiếp nhận hoa quả tươi đến các cửa khẩu Lạng Sơn đến thời điểm 15.3.

Những năm gần đây, câu chuyện ùn ứ hàng xuất khẩu, nhất là nông, hải sản ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc đã thành thông lệ “đến hẹn lại lên”. Người dân, thương lái cứ bị lặp lại một vòng luẩn quẩn.

Tại toạ đàm “Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 4.3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có những chia sẻ liên quan tới vấn đề này.

Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan tại toạ đàm. Ảnh: TV
Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan tại toạ đàm. Ảnh: TV

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nhìn lại cách đây 3 - 4 năm, cũng có tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu dù không nặng nề như thời điểm trước và sau Tết do dịch COVID-19 mới đây.

Và đến khi xảy ra câu chuyện ùn ứ nông sản, ùn ứ hàng hoá tại các cửa khẩu, chúng ta lại nháo nhào tìm nguyên nhân. Những câu hỏi đã được đặt ra đó là: Tại sao lại lệ thuộc 1 thị trường lớn, không đa dạng các thị trường? Tại sao chúng ta không tăng chế biến hàng hoá mà lại xuất khẩu thô? Tại sao chúng ta không chuẩn hoá chất lượng để xuất khẩu theo đường chính ngạch? Tại sao chúng ta không đầu tư phát triển logistics?...

Đó là một loạt câu hỏi “tại sao” đã được đặt ra từ 3-5 năm trước. Nhưng chúng ta "hay quên”, vì khi giải phóng ùn tắc tại cửa khẩu thì những câu chuyện đó lại trôi đi mà không kiên trì tìm các giải pháp đối phó việc đứt gãy.

Nhắc lại câu chuyện ùn ứ nông sản, hàng hoá tại các cửa khẩu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, nếu chúng ta không cho lên xe cửa khẩu thì nông sản nằm ở địa phương, nằm ở trên đường hoặc chín rụng trong vườn. Do đó, việc thông báo không đưa hàng lên cửa khẩu chỉ mới là phần ngọn, chưa phải là gốc.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhìn nhận, cách làm kinh tế nông nghiệp của chúng ta vẫn "mù mờ" đầu cung và cầu. Không đi vào quỹ đạo, đôi khi giống như đi buôn chuyến nhiều hơn là hợp tác bài bản, kết nối cung cầu.

Ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc. Ảnh: LDO
Ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc. Ảnh: LDO

Ông lấy dẫn chứng, ở các địa phương, hoạt động nuôi trồng hầu hết là thả nổi người nông dân tự làm. Hầu hết địa phương cũng chỉ biết trồng diện tích bao nhiêu ha. Còn các câu chuyện cụ thể hơn về mùa vụ sản lượng chất lượng, thị trường còn chưa chắc chắn.

Tư duy sản xuất nông nghiệp của chúng ta mới chú ý tạo ra sản lượng, chưa có tư duy kinh tế. Việc tìm kiếm các thị trường còn hạn chế. Do vậy, có sự vênh nhau giữa sản xuất và thị trường.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, tất cả những điều đó dẫn tới nền kinh tế nông nghiệp đánh cược vào sự may rủi của thị trường.

Cần làm chủ được thị trường, hạn chế thấp nhất rủi ro

Bộ trưởng Hoan cho rằng, chúng ta cần có giải pháp căn cơ, từ gốc, làm chủ được câu chuyện thị trường, hạn chế thấp nhất rủi ro… Và việc thực hiện các giải pháp này phải kiên trì.

Một số giải pháp cần thực hiện như phải tổ chức lại ngành hàng, tổ chức lại từ khâu sản xuất đến thị trường thông qua hệ thống hạ tầng logistics... Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng về chủ trương đồng ý cho tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trở thành Trung tâm kết nối nông sản xuất khẩu do tỉnh quản lý, doanh nghiệp tư nhân xã hội hóa đầu tư. Sau Quảng Ninh là Lạng Sơn...

Cùng với đó là việc tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại hệ sinh ngành hàng, để đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa từng loại thị trường như thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…, thị trường trong nước.

Sắp tới Bộ NN&PTNT dự thảo đề án về xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan ngoại giao và thương vụ Việt Nam bên Trung Quốc.

Bộ NN&PTNT cũng xây dựng Đề án riêng cho thị trường EU. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn với 27 quốc gia. Chúng ta phải đi riêng từng nhóm thị trường.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Nông sản Việt - bao giờ hết điệp khúc “giải cứu”?

AN LONG |

Long An - Từ việc mang lại giá trị cao, diện tích thanh long ở Long An tăng rất nhanh và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Tuy nhiên, thời gian qua, nhất là thời điểm nông sản bị ùn ứ ở cửa khẩu, trái thanh long đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Tuy nhiên, hỗ trợ tiêu thụ (giải cứu) chỉ là giải pháp tạm thời...

Còn 2.272 xe hàng hóa, nông sản tồn ứ tại 3 cửa khẩu biên giới

Vũ Long |

Đến  8h ngày 16.2.2022, còn 2.272 xe (tăng 340 xe so với ngày hôm trước liền kề) hàng hóa, nông sản bị tồn đọng ở cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.

Để người Việt tự hào, chứ không phải “ưu tiên” dùng nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Nhiều kiều bào, doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến cho tiêu thụ nông sản tại Diễn đàn Kết nối doanh nhân kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp tối 14.2.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nông sản Việt - bao giờ hết điệp khúc “giải cứu”?

AN LONG |

Long An - Từ việc mang lại giá trị cao, diện tích thanh long ở Long An tăng rất nhanh và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Tuy nhiên, thời gian qua, nhất là thời điểm nông sản bị ùn ứ ở cửa khẩu, trái thanh long đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Tuy nhiên, hỗ trợ tiêu thụ (giải cứu) chỉ là giải pháp tạm thời...

Còn 2.272 xe hàng hóa, nông sản tồn ứ tại 3 cửa khẩu biên giới

Vũ Long |

Đến  8h ngày 16.2.2022, còn 2.272 xe (tăng 340 xe so với ngày hôm trước liền kề) hàng hóa, nông sản bị tồn đọng ở cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.

Để người Việt tự hào, chứ không phải “ưu tiên” dùng nông sản Việt Nam

Vũ Long |

Nhiều kiều bào, doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến cho tiêu thụ nông sản tại Diễn đàn Kết nối doanh nhân kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp tối 14.2.