Bộ Ngoại giao ra tuyên bố việc Việt Nam nộp Đệ trình VNM-C

Song Minh |

Bộ Ngoại giao ra tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).

Bộ Ngoại giao thông tin, ngày 17.7 (theo giờ địa phương), đại diện Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã trao cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).

Nhân sự kiện này, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng tuyên bố như sau:

1. Là quốc gia lục địa tiếp giáp với Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), căn cứ vào các quy định liên quan của UNCLOS và phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của mình, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, khoa học để khẳng định Việt Nam có quyền có thềm lục địa tự nhiên mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.

Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành 2 Đệ trình quốc gia: Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông (VNM‑N), Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C); đồng thời hợp tác cùng Malaysia xây dựng Đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông.

Tháng 5.2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông và cùng với Malaysia nộp Đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông.

Trong Công hàm gửi CLCS khi đó, Việt Nam đã khẳng định sẽ nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông vào thời điểm sau (nêu tại Công hàm số CLCS.37.2009.LOS ngày 11.5.2009 của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc gửi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc).

2. Sau khi một số quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông đã nộp các Đệ trình riêng của mình từ năm 2019 đến nay, việc Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông là nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông mà Việt Nam hoàn toàn có quyền được hưởng phù hợp với Điều 76 của UNCLOS.

Việt Nam khẳng định việc Việt Nam nộp Đệ trình tại Khu vực Giữa Biển Đông không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS.

3. Nhân dịp này, Việt Nam khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông được xác lập phù hợp với UNCLOS.

Đồng thời, Việt Nam cam kết sẵn sàng giải quyết và kiểm soát các tranh chấp, bất đồng về chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các tranh chấp về phân định biển giữa Việt Nam và các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, đồng thời cùng các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng

Thanh Hà |

Ngày 17.7 Việt Nam chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông tới LHQ.

Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ, mục tiêu và các nguyên tắc của UNCLOS

Thanh Hà |

Là thành viên tích cực của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ, mục tiêu và các nguyên tắc của công ước, nghiêm túc tuân thủ và thực thi công ước.

Vận dụng thực thi UNCLOS ứng phó với các thách thức đang nổi lên trên biển

Thanh Hà |

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 sẽ là cơ sở quan trọng để các quốc gia trong khu vực tăng cường lòng tin, thúc đẩy các hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Khởi tố vụ trốn thuế ở Thái Bình sau loạt bài của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự "Trốn thuế" xảy ra tại Công ty Trạm Tường, khởi tố bị can với 1 nguyên giám đốc công ty.

Chưa giấy phép, một công ty ở Hà Nội vẫn ngăn đường làm bãi xe

NHÓM PV |

Dù chưa có giấy phép làm bãi xe tạm, nhưng Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội vẫn rầm rộ rào chắn, ngăn đường để trông giữ ôtô.

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu thành lập sàn xăng dầu

Cường Ngô |

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.

Hơn 300 cán bộ doanh nghiệp đối thoại về an toàn lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Ngày 19.7, hơn 300 cán bộ, quản lý, nhân viên an toàn lao động của các doanh nghiệp đã tham gia hội nghị đối thoại về công tác an toàn lao động.

Những điều cần biết khi xác thực sinh trắc học ngân hàng

Văn Thắng |

Từ ngày 1.7, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.

Việt Nam đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng

Thanh Hà |

Ngày 17.7 Việt Nam chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông tới LHQ.

Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ, mục tiêu và các nguyên tắc của UNCLOS

Thanh Hà |

Là thành viên tích cực của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ, mục tiêu và các nguyên tắc của công ước, nghiêm túc tuân thủ và thực thi công ước.

Vận dụng thực thi UNCLOS ứng phó với các thách thức đang nổi lên trên biển

Thanh Hà |

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 sẽ là cơ sở quan trọng để các quốc gia trong khu vực tăng cường lòng tin, thúc đẩy các hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng.