Báo Lao Động vượt qua gian khó và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1965 - 1975 được xem là thời kỳ Báo Lao Động phát triển đến đỉnh cao theo quan niệm báo chí vô sản. Nhìn vào các số báo, các trang báo, có thể thấy đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu bắt nguồn từ một quan niệm làm báo đúng đắn, nhưng cũng chứa đựng những mầm mống của một thời kỳ khủng hoảng báo chí về sau…

Liên tục đổi mới phục vụ bạn đọc

Ngày 5.8.1964, Mỹ đem tàu chiến khiêu khích ở Vịnh Bắc Bộ, rồi cho máy bay ném bom xuống Hải Phòng, khu mỏ Hồng Gai. Quân và dân ta đã cảnh giác đề phòng, nên ngay trong trận đầu tiên, chúng ta đã anh dũng giáng trả, hạ nhiều máy bay, bắt sống phi công địch.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, phá hoại miền Bắc đã bắt đầu. Báo Lao Động phản ánh sự kiện trên bằng những hàng chữ đậm hai màu cùng với bài xã luận kêu gọi giai cấp công nhân vừa bảo vệ sản xuất, vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tạo thế và lực đẩy mạnh công cuộc giải phóng miền Nam.

Các phóng viên Báo Lao Động đưa con em đi sơ tán tại một địa điểm tập trung do công đoàn cơ quan tổ chức. Phố Hàng Bồ - trụ sở Báo Lao Động - là khu phố đông dân và là trọng điểm của Hà Nội, lại gần cầu Long Biên. Nhưng suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại, cơ quan báo vẫn bám trụ tại chỗ để đảm bảo báo ra bình thường, không tạm ngừng kỳ nào. Đây là một cố gắng rất lớn của anh chị em toà soạn cũng như nhà in. Thời kỳ này, do khó khăn của chiến tranh, báo ra hai kỳ/tuần vào thứ tư và thứ bảy.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt (phải), Hà Kế Tấn, Xuân Thủy trong buổi dự lễ kỷ niệm thành lập Báo Lao Động năm 1978.
Đồng chí Hoàng Quốc Việt (phải), Hà Kế Tấn, Xuân Thủy trong buổi dự lễ kỷ niệm thành lập Báo Lao Động năm 1978.

Năm 1967, có một sự kiện quan trọng đối với Báo Lao Động, đó là Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 167 về tăng cường công tác vận động công nhân và hoạt động công đoàn trong tinh hình mới. Nghị quyết có đoạn "Báo Lao Động phải phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; Cải tiến hơn nữa tờ báo Lao Động về nội dung cũng như về nghiệp vụ để làm cho tờ báo thực sự trở thành một công cụ tuyên truyền giáo dục sắc bén đối với công nhân, viên chức, nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tiên phong và năng lực sáng tạo của giai cấp công nhân trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội".

Đây là lần đầu tiên từ sau Cách mạng Tháng Tám, Trung ương ra Nghị quyết về công tác vận động công nhân, và nhấn mạnh vai trò của Báo Lao Động. Cơ quan báo đã tổ chức Hội nghị đặc biệt toàn thể cán bộ, phóng viên nghiên cứu Nghị quyết của Trung ương và bàn kế hoạch cải tiến tờ báo về nội dung cũng như về nghiệp vụ.

Cải tiến rõ nhất là xác định chủ đề cho từng số báo, dành trang và bài cho chủ đề cụ thể. Mọi số báo đều có xã luận, đề tài xã luận phải tuân theo kế hoạch chủ đề, kèm theo có các bài làm sáng rõ chủ đề, trong đó cố gắng phải có một bài phóng sự minh hoạ cho xã luận.

Bên cạnh mục "Truyền thống vẻ vang của giai cấp chúng ta", Báo Lao Động cũng mở thêm mục "Dân tộc anh hùng, giai cấp tiên phong”, mỗi kỳ một mẩu chuyện nhỏ về người tốt việc tốt trong giai cấp công nhân.

Những năm này, xuất hiện đều đặn trên báo những trang phóng sự của nhiều cây bút mà bạn đọc đã quen thuộc như Tống Văn, Nguyễn Khoát, Lê Ngọc Quỳ, Quang Vinh, Xuân Toàn.

Phóng viên Báo Lao Động có mặt ở khắp các mặt trận sản xuất công nghiệp, từ Khu công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên, đến vùng mỏ Quảng Ninh; đề cập đến mọi vấn đề của người thợ từ bữa ăn sáng đến ca đêm, từ kinh nghiệm vận động thi đua của Nhà máy cơ khí Cẩm Phả đến đôi ủng đi lò của người thợ mỏ...

Qua các thiên phóng sự, Báo Lao Động là nơi phát hiện, giới thiệu nhiều gương mặt xuất sắc trong các phong trào thi đua, trong đó nhiều người trở thành anh hùng lao động…

Cải cách và trưởng thành trong gian khó

Phương tiện đi lại duy nhất của phóng viên Báo Lao Động thời kỳ này là chiếc xe đạp. Khi cần đi xa thì có xe khách và xe lửa. Với chiếc thẻ phóng viên, họ được ưu tiên mua vé thuận tiện. Phóng viên Hoàng Nghinh có cả một thời thanh niên ở Pháp, về công tác ở Báo Lao Động khi đã trên 40 tuổi, một mình một xe đạp rong ruổi ngày đêm công tác về tận giới tuyến Vĩnh Linh, qua bao nhiêu chặng đường bom đạn.

Làm báo thời chiến tranh hiện đại có niềm say mê lôi cuốn khác thường, mắt thấy tai nghe biết bao chuyện anh hùng kỳ vĩ. Nhiều bài báo viết vội giữa hai trận giặc đánh phá, viết dưới hầm, viết trong những cảm xúc mãnh liệt khi chính phóng viên phải tham gia đào bởi cứu người bị bom vùi.

Nhưng cũng có rất nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là phải giữ bí mật. Bí mật từ địa điểm xảy ra những câu chuyện anh hùng, bí mật những thiệt hại. Những khó khăn, những cái mới, những tên đơn vị, kể cả những tên người.

Thời đó, hầu hết phong viên được tuyển lựa từ những thông tin viên, cộng tác viên tích cực trong phong trào công đoàn, rất hiếm người có trình độ đại học, cũng không ít người chọn nhầm con đường lập nghiệp bằng nghề báo. Thêm vào đó là những yêu cầu nghiêm ngặt về nội dung giáo dục, về giữ bí mật... vì vậy đã diễn ra một hiện tượng phổ biến trong các thiên phóng sự là dài dòng, ít sự kiện, ít chi tiết, nặng về phân tích để giáo dục, nhẹ về cung cấp lượng thông tin.

Đồng thời, xuất hiện những cách viết theo công thức, viết trơn tay, viết lấy nhiều chữ, cốt đúng chứ không cốt trúng vấn đề, cốt đúng chứ không cốt hay và xuất hiện những bài báo vô thưởng vô phạt, tín hiệu về một thời kỳ khủng hoảng, trì trệ sau này.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Phóng viên Báo Lao Động Liên Xô và Tổng Biên tập Lê Vân (thứ nhất bên phải).
Thủ tướng Phạm Văn Đồng với phóng viên Báo Lao Động Liên Xô và Tổng Biên tập Lê Vân (thứ nhất bên phải).

Năm 1969, Ban Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam ra Nghị quyết số 05-NQ ngày 1.12.1969, do đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Tổng Thư ký Tổng Công đoàn ký, về cải tiến Báo Lao Động.

Bản Nghị quyết sau khi đánh giá Báo Lao Động có những cố gắng và tiến bộ đáng kể, đã nêu lên một số yếu kém như chưa nắm vững mục tiêu giáo dục về quyền lợi giai cấp, về lòng tin đối với Đảng, về xây dựng người công nhân mới; Chưa nêu được điển hình mới trong phong trào công nhân và vai trò của Công đoàn; Chưa phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của công nhân viên chức; Chưa thu hút được nhiều người tham gia xây dựng tờ báo...

Bản Nghị quyết xác định Báo Lao Động có 3 tính chất: Tính giai cấp (công nhân), tính quần chúng và tính chiến đấu. Báo Lao Động phải là công cụ tuyên truyền giáo dục của Tổng Công đoàn, là tiếng nói của tổ chức Công đoàn, là tiếng nói của quần chúng công nhân.

Nhiệm vụ của báo là giáo dục và tuyên truyền, hướng dẫn công nhân, viên chức thực hiện những chủ trương công tác của Đảng, Nhà nước và Tổng Công đoàn. Đối tượng của báo là công nhân, viên chức và cán bộ công đoàn cơ sở.

Bản Nghị quyết còn định rõ phương thức làm báo, việc sử dụng tờ báo, việc tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ và mạng lưới quần chúng của tờ báo, trách nhiệm của các cấp công đoàn đối với tờ báo. Phấn đấu phát hành Báo Lao Động xuống đến phân xưởng, sau đó xuống đến Tổ sản xuất, Tổ công đoàn.

Đây là lần đầu tiên sau 24 năm liên tục ra báo (tính từ năm 1943), Báo Lao Động có một văn bản chỉ đạo đầy đủ nhất những vấn đề trọng yếu nhất của một tờ báo công nhân, thể hiện quan điểm báo chí vô sản của Đảng trong một giai đoạn cách mạng.

Nỗ lực phát triển

Những năm đầu của thập kỷ bảy mươi, triển khai thực hiện Nghị quyết 05 là một thời kỳ đầy thử thách đối với Báo Lao Động, Tòa soạn báo tập trung cao vào một số nội dung trọng tâm: Cổ vũ giai cấp công nhân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; Phổ biến những kinh nghiệm mở Hội nghị công nhân viên chức; ký hợp đồng tập thể, phát huy vai trò làm chủ xí nghiệp của công nhân, viên chức; Phổ biến những kinh nghiệm tổ chức phong trào thi đua tập thể, phân đấu trở thành Tổ, Đội Lao động Xã hội Chủ nghĩa…

Những ngày đó, tin thắng lớn từ chiến trường xen kẽ với tin mẻ thép đầu chuẩn bị ra lò. Hôm nay, chiếc xe tăng dẫn đầu đoàn xe tăng hùng dũng tiến công vào Phủ Tổng thống ngụy quyền xô đổ chiếc cổng sắt... thì lúc ấy cũng là sự vui mừng khôn xiết của công nhân luyện thép đang nổ rền máy đầm, nén lớp đôlômít đầu tiên trên nền đáy lò luyện thép…

Đó là những năm gian khổ và trưởng thành. Những năm mất mát chưa từng có. Những người đi trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam vĩnh viễn không trở về như: Võ Trọng Ngoạn, Lê Ái Mỹ, Lê Nguyên Văn. Bệnh tật cũng cướp đi một số người ưu tú như Ngô Tùng, Nguyễn Minh Tân, Huyền Thanh, Thành Xương...

BÁO LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Trở lại Thủ đô Hà Nội, Báo Lao Động vươn tầm, phát triển rực rỡ

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1954 –1964 là một thập kỷ đỉnh cao trong lịch sử Báo Lao Động. Trong khoảng mười năm này, báo đã định hình một phong cách, một tiếng nói, tờ báo công nhân, có bản sắc riêng. Trong nhiều năm, toà soạn báo làm việc với nhịp điệu khẩn trương, cứ hai ngày báo ra mắt bạn đọc một lần. Đó cũng là mười năm rèn luyện, trưởng thành đầy vấp váp, chuẩn bị cho báo bước vào những trận chiến đấu lớn đầy gian khổ, phức tạp ở phía trước.

Sau cách mạng Tháng 8, Báo Lao Động công khai xuất bản

Báo Lao Động |

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay giai cấp công nhân, trụ sở Công nhân cứu quốc hội đóng ở ngôi nhà 51 phố Hàng Bồ, Hà Nội. Chỗ ấy vốn là một nhà in, cơ sở in còn nguyên, do đó, tổ chức quyết định đưa Báo Lao Động ra công khai. Và số báo Lao Động đầu tiên xuất hiện sau Cách mạng Tháng 8, đánh số nối tiếp là 13…

Tòa soạn trong rừng, người làm báo vật lộn với sốt rét để xuất bản

Báo Lao Động |

Hơn 200 số Báo Lao Động được phát hành trong 9 năm kháng chiến (1947-1954) đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và chính quyền, trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ nhà nước Xã hội chủ nghĩa, tạo nên truyền thống vẻ vang của tờ báo của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Trở lại Thủ đô Hà Nội, Báo Lao Động vươn tầm, phát triển rực rỡ

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1954 –1964 là một thập kỷ đỉnh cao trong lịch sử Báo Lao Động. Trong khoảng mười năm này, báo đã định hình một phong cách, một tiếng nói, tờ báo công nhân, có bản sắc riêng. Trong nhiều năm, toà soạn báo làm việc với nhịp điệu khẩn trương, cứ hai ngày báo ra mắt bạn đọc một lần. Đó cũng là mười năm rèn luyện, trưởng thành đầy vấp váp, chuẩn bị cho báo bước vào những trận chiến đấu lớn đầy gian khổ, phức tạp ở phía trước.

Sau cách mạng Tháng 8, Báo Lao Động công khai xuất bản

Báo Lao Động |

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay giai cấp công nhân, trụ sở Công nhân cứu quốc hội đóng ở ngôi nhà 51 phố Hàng Bồ, Hà Nội. Chỗ ấy vốn là một nhà in, cơ sở in còn nguyên, do đó, tổ chức quyết định đưa Báo Lao Động ra công khai. Và số báo Lao Động đầu tiên xuất hiện sau Cách mạng Tháng 8, đánh số nối tiếp là 13…

Tòa soạn trong rừng, người làm báo vật lộn với sốt rét để xuất bản

Báo Lao Động |

Hơn 200 số Báo Lao Động được phát hành trong 9 năm kháng chiến (1947-1954) đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và chính quyền, trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ nhà nước Xã hội chủ nghĩa, tạo nên truyền thống vẻ vang của tờ báo của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.