Hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày Báo Lao Động xuất bản số đầu tiên (14.8.1929-14.8.2022):

Trở lại Thủ đô Hà Nội, Báo Lao Động vươn tầm, phát triển rực rỡ

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1954 –1964 là một thập kỷ đỉnh cao trong lịch sử Báo Lao Động. Trong khoảng mười năm này, báo đã định hình một phong cách, một tiếng nói, tờ báo công nhân, có bản sắc riêng. Trong nhiều năm, toà soạn báo làm việc với nhịp điệu khẩn trương, cứ hai ngày báo ra mắt bạn đọc một lần. Đó cũng là mười năm rèn luyện, trưởng thành đầy vấp váp, chuẩn bị cho báo bước vào những trận chiến đấu lớn đầy gian khổ, phức tạp ở phía trước.

Từ ngôi nhà 81 Trần Hưng Đạo…

Ngày 7.5.1954, quân và dân cả nước đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đến ngày 20.7.1954, Hiệp định Giơnevơ về hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Ngày 10.10.1954, Quân đội nhân dân Việt Nam vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội.

Đó là những dấu mốc không thể nào quên trên chặng đường tưng bừng của đất nước cũng như trong lịch sử của Báo Lao Động. Thời kỳ này, Báo Lao Động tạm dừng hoạt động hơn một tháng để chuẩn bị ra mắt bạn đọc ở Thủ đô.

Các phóng viên Báo Lao Động có mặt trong đoàn quân tiến về thành phố thân yêu. Nơi đây có rất nhiều căn nhà vắng chủ nhưng các nhà báo thì không có chỗ ở.

Ông Lê Vân, Thư ký tòa soạn Báo Lao Động, phải hỏi thăm đường mới đến được ngôi nhà 51 Hàng Bồ xem nó thế nào. Trong nhiều năm, ngôi nhà do ông Ngô Huy Thiết (tức Khánh Sơn) một thầy bói chiết tự (bói chữ) ở và hành nghề, có quảng cáo đăng trên các báo vùng địch tạm chiếm.

Thẻ Nhà báo của PV Báo Lao Động.
Thẻ Nhà báo của ông Võ Văn Ngoạn, PV Báo Lao Động còn lưu trữ lại.

Ông Lê Vân hết sức cảm động khi đến thăm nhà một người thợ điện, được thấy lại tờ Lao Động trong rừng kháng chiến lọt vào thành phố. "Nhờ có Báo Lao Động chúng tôi mới biết công nhân ta đã làm nên cả một nền kỹ nghệ trong rừng thẳm. Ta cưa đường ray làm súng, đưa nhà in lên rừng, lấy giấy in báo. Nhìn tờ báo, chúng tôi biết rằng khi có chính quyền trong tay, công nhân mình làm được mọi thứ. Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Sự có mặt của Báo Lao Động đủ để đánh bại mọi luận điệu phản tuyên truyền của địch. Có người bị bắt quả tang khi chứa một mẩu Báo Lao Động sót lại trong túi, bị địch bắt giam một tuần rồi đuổi thẳng cánh" - Ông Lê Vân từng chia sẻ.

Thời kỳ này, ngày nào anh em công nhân cũng xúm lại hỏi:

Bao giờ Báo Lao Động lại ra mắt công nhân chúng tôi? Để xem hình thù nó thế nào, lời ăn tiếng nói của nó ra sao. Có nhiều chuyện để nói lắm. Chúng nó đang dụ dỗ công nhân vào Nam, trong đó có nhiều người giỏi tay nghề lắm. Ở Hải Phòng, từ lâu chúng nó đã bắt công nhân tháo rỡ máy móc chuyển lên tàu đưa vào Nam, các ông đã biết chưa?...

Vậy là dù nơi ăn chốn ở chưa ổn định, phải chuẩn bị ngay cho Báo Lao Động sớm ra mắt công nhân miền Bắc, không cho phép chần chừ thêm một ngày nào nữa.

Thế là, toà soạn đặt bên cạnh xưởng in. Phóng viên viết bài ngay bên thềm cửa. Buổi tối, lấy bàn làm giường.

Số báo đầu tiên ra mắt công chúng Hà Nội là số 276 ngày 6.11.1954, gần một tháng sau ngày giải phóng Thủ đô. Tám trang khổ 52 x 35cm ra hàng tuần ngày thứ Bảy.

Ngay trên trang đầu, bài phóng sự có đầu đề như một tiếng reo vui: “Chuyến tàu đầu tiên trên đường Hà Nội - Hải Dương giải phóng?" Và ngay trong số này, tiểu thuyết "Vùng Mỏ” của Võ Huy Tâm cũng được đăng 3 số liền.

Báo tiếp tục đổi mới với mục có cái tên rất thợ thuyền “Trên đe dưới búa" gây cảm tưởng là lạ cho bạn đọc; mục chuyên đánh đòn vạch mặt những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và mục “Những điều thường thức về công đoàn" bắt đầu bằng câu hỏi: Công đoàn là gì?...

Số báo 285 đề ngày thứ Bảy 1.1.1955, nhưng cố ý ra chậm một ngày để đăng tin tường thuật một niềm vui lớn của đất nước: Ngày 1.1.1955, Hà Nội tưng bừng đón Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng và Chính phủ về Thủ đô.

Số 288 ra ngày 22.1.1955 là số báo tết đầu tiên làm ở Hà Nội, tết Ất Mùi, có ảnh, có màu, thể hiện một sự cố gắng rất lớn của Toà soạn, mở đầu cho lịch sử các số báo Lao Động tết, được coi như món quà đầu xuân trang trọng, vui tươi gửi đến bạn đọc.

Từ số 296 ra ngày 19.3.1955, báo đổi khuôn khổ to hơn, 55 × 40cm. Những ngày này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bắt đầu có trụ sở mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, chọn một ngôi nhà xứng đáng nhất làm trụ sở công đoàn.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt và đồng chí Trần Danh Tuyên lúc đó là Tổng Thư ký kiêm Chủ nhiệm Báo Lao Động phóng ôtô đi một lượt khắp Hà Nội, thấy chỉ có số nhà 90 đường Gămbétta là hay nhất. Đó là ngôi nhà lớn của Công ty Hỏa xa Vân Nam. Ngôi nhà nhìn ra quảng trường, tiếp đó là Khu Đấu xảo (khu triển lãm hàng hoá công nghệ), một địa điểm lịch sử (Sau này là quảng trường 1.5 và Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô - Hà Nội). Bèn thưa với Bác… Bác thấy cũng khéo chọn liền ký duyệt luôn.

Ngay sau đó, trụ sở Báo Lao Động được quyết định ở ngôi nhà số 80 cùng phố. Cũng từ số báo 296, bắt đầu ghi địa chỉ trụ sở Báo Lao Động: Toà soạn: 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Trị sự: 28 Hàng Cân, Hà Nội.

Rất nhiều
Rất nhiều
Thẻ Nhà báo cấp cho các PV Báo lao Động

…đến trụ sở 51 Hàng Bồ

Bắt đầu từ số 395 ra ngày 13.2.1957, Báo lao Động ra tuần hai kỳ, thứ tư và thứ bảy (4 trang). Ngôi nhà 80, Trần Hưng Đạo trở nên chật hẹp. Từ đầu tháng 5, báo chuyển về 51 Hàng Bồ nơi đã thành trụ sở báo từ năm 1945.

Từ đây bắt đầu một thập kỷ thịnh vượng trong lịch sử Báo Lao Động. Báo liên tục ra tuần hai kỳ cho đến năm 1961 thì ra tuần ba kỳ vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ bảy…

Thực hiện chủ trương công nhân làm Báo Lao Động, hàng loạt cộng tác viên của báo là công nhân, đã từng được thử thách qua các bài viết nhiều năm qua và được tuyển lựa về làm phóng viên, biên tập viên Báo Lao Động.

Ban Biên tập, tập thể lãnh đạo báo cũng được bổ sung thành một lực lượng mạnh, lần lượt có những người sau đây: Đỗ Trọng Giang, Lê Vân, Võ Văn Ngoạn, Ngô Tùng, Hoàng Trọng Đỉnh, Đỗ Như Khánh, Đinh Gia Bảy, Trần Bá Đa, Nguyễn Anh Tài…

Lực lượng biên tập viên, phóng viên trên xuất thân là công nhân, cán bộ công đoàn, không mấy người có bằng đại học, hầu hết không được đào tạo nghề báo, họ phải vừa làm vừa học. Trong số đó, chỉ có một số ít trở thành cây bút. Nhưng tất cả đều có lòng trung thành tuyệt đối đối với sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, đối với tổ chức công đoàn, sự nghiệp giải phóng miền Nam và lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa, tận tụy hết mình vi công việc, nhạy bén với cái mới.

Lực lượng trên đã để lại dấu ấn sâu sắc trên các trang Báo Lao Động những năm sáu mươi, tạo nên một thời kỳ khởi sắc của tờ báo. Cũng trong số ấy, một số ít người trở thành những người đổi mới tờ báo một cách tích cực, có hiệu quả, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước.

Cuối năm 1960, báo dành nhiều kỳ cổ động cho Đại hội lần thứ hai Công đoàn Việt Nam. Đây là sự kiện lớn của Công đoàn và của đất nước. Báo Lao Động đã dành ba số, ra tăng trang, 8 trang mỗi số để phản ánh các hoạt động của Đại hội. Từ số 868, trên đầu trang nhất Báo Lao Động đã bắt đầu ghi dòng chữ “Cơ quan của Tổng Công đoàn Việt Nam”.

Thời kỳ này, ông Lê Vân được cử làm Tổng Biên tập Báo Lao Động, thay đồng chi Đỗ Trọng Giang được phân công làm Trưởng ban Tuyên giáo Tổng Công đoàn.

Và những cuộc ra quân lớn

Trong những năm này, Báo Lao Động có hai cuộc ra quân lớn. Báo tổ chức cán bộ và phóng viên đi thường trú ở cơ sở trong thời gian dài. Các nhà báo Đinh Gia Bảy, Quang Minh đi Quảng Ninh; Thanh Bình đi Khu Gang thép Thái Nguyên; Lê Ngọc Quỳ, Thái Giang đi Nghệ An, Hà Tĩnh; Tống Văn đi thành phố dệt Nam Định; Phạm Văn Nhàn đi Thanh Hoá...

Cuộc sống phong phú, đa dạng và thực tiễn phong trào ở cơ sở đã trở thành một trường học lớn đối với phóng viên. Chính quần chúng công nhân đã dạy phóng viên quan sát cuộc sống, dạy cách suy nghĩ, xem xét; dạy cách miêu tả cuộc sống bằng lời ăn tiếng nói của quần chúng.

Cũng từ đây xuất hiện những trang phóng sự sinh động của Nguyễn Khoát, Lê Ngọc Quỳ, Tống Văn, Lê Ái Mỹ và nhiều người khác mang dáng dấp riêng từ cách quan sát, miêu tả đến ngôn ngữ.

Cuộc ra quân lớn thứ hai là tổ chức công tác thông tin viên trong công nhân. Ban Biên tập báo chủ trương phải xây dựng một lực lượng thông tin viên rộng khắp trong các ngành nghề và vùng, miền, các địa phương.

Đây là công việc có ảnh hưởng quyết định đến nội dung, hình thức tờ báo. Lực lượng thông tin viên cũng sẽ là nguồn bổ sung quan trọng đối với lực lượng phóng viên, biên tập viên của báo.

Năm 1962, Báo Lao Động đã tiễn chân những đồng nghiệp thân yêu của mình vào Nam tăng cường cho các hoạt động Công đoàn giải phóng.

Trong số đó có những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, vĩnh viễn không trở về. Đó là Võ Văn Ngoạn, Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động; các phóng viên Lê Ái Mỹ, Lê Nguyên Vấn...

BÁO LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Sau cách mạng Tháng 8, Báo Lao Động công khai xuất bản

Báo Lao Động |

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay giai cấp công nhân, trụ sở Công nhân cứu quốc hội đóng ở ngôi nhà 51 phố Hàng Bồ, Hà Nội. Chỗ ấy vốn là một nhà in, cơ sở in còn nguyên, do đó, tổ chức quyết định đưa Báo Lao Động ra công khai. Và số báo Lao Động đầu tiên xuất hiện sau Cách mạng Tháng 8, đánh số nối tiếp là 13…

Tòa soạn trong rừng, người làm báo vật lộn với sốt rét để xuất bản

Báo Lao Động |

Hơn 200 số Báo Lao Động được phát hành trong 9 năm kháng chiến (1947-1954) đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và chính quyền, trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ nhà nước Xã hội chủ nghĩa, tạo nên truyền thống vẻ vang của tờ báo của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.

Trong ngôi nhà nhỏ ngõ Thông Phong, Báo Lao Động xuất bản số đầu tiên

Báo Lao Động |

Những người đã, đang làm Báo Lao Động không thể nào quên hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, nhưng đầy khí chất, nội lực của "Dân tộc anh hùng - Giai cấp tiên phong" hội tụ trong số báo đầu tiên xuất bản ngày 14.8.1929. Đó cũng là một trong những số báo đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Báo Lao Động nói riêng và nền báo chí Cách mạng Việt Nam nói chung.

Tranh chấp tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam: Unicorp khẳng định không sai

ĐÔNG DU |

Đại diện của Unicorp cho biết, việc ký kết với Miss Universe không bao gồm tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Chính vì thế, họ cho rằng, việc tổ chức Miss Universe yêu cầu công ty phải chấm dứt việc dùng tên gọi này là sai.

Huấn luyện viên Australia: Tôi muốn phá lối chơi của U20 Việt Nam

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Morgan của U20 Australia tự tin sẽ hoá giải lối chơi của U20 Việt Nam trong trận ra quân vòng chung kết U20 Châu Á 2023.

Nga tấn công trung tâm tình báo gần Kiev

Ngọc Vân |

Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng Nga đã tấn công trung tâm tình báo gần thủ đô Kiev của Ukraina.

Sở GDĐT TPHCM đã chuyển hồ sơ của Apax Leaders sang công an

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Chiều 28.2, Chánh Văn phòng Sở GDĐT TPHCM cho biết đã chuyển hồ sơ liên quan hệ thống Anh ngữ Apax Leaders theo yêu cầu của cơ quan công an và đơn vị này sẽ cung cấp hồ sơ nếu phụ huynh khởi kiện Apax Leaders.

Cháy lớn tại công ty cháo dinh dưỡng tại Hải Dương

Thiên Hà |

Hải Dương - Chiều 28.2, trao đổi với Lao Động ông Vũ Phạm Thiên - Chủ tịch UBND phường Nam Đồng (TP Hải Dương) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ cháy tại Công ty CP Dinh dưỡng Gafo (thuộc Cụm công nghiệp Ba Hàng, Phường Nam Đồng).

Sau cách mạng Tháng 8, Báo Lao Động công khai xuất bản

Báo Lao Động |

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay giai cấp công nhân, trụ sở Công nhân cứu quốc hội đóng ở ngôi nhà 51 phố Hàng Bồ, Hà Nội. Chỗ ấy vốn là một nhà in, cơ sở in còn nguyên, do đó, tổ chức quyết định đưa Báo Lao Động ra công khai. Và số báo Lao Động đầu tiên xuất hiện sau Cách mạng Tháng 8, đánh số nối tiếp là 13…

Tòa soạn trong rừng, người làm báo vật lộn với sốt rét để xuất bản

Báo Lao Động |

Hơn 200 số Báo Lao Động được phát hành trong 9 năm kháng chiến (1947-1954) đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng và chính quyền, trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ nhà nước Xã hội chủ nghĩa, tạo nên truyền thống vẻ vang của tờ báo của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam.

Trong ngôi nhà nhỏ ngõ Thông Phong, Báo Lao Động xuất bản số đầu tiên

Báo Lao Động |

Những người đã, đang làm Báo Lao Động không thể nào quên hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, nhưng đầy khí chất, nội lực của "Dân tộc anh hùng - Giai cấp tiên phong" hội tụ trong số báo đầu tiên xuất bản ngày 14.8.1929. Đó cũng là một trong những số báo đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Báo Lao Động nói riêng và nền báo chí Cách mạng Việt Nam nói chung.