HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY BÁO LAO ĐỘNG XUẤT BẢN SỐ ĐẦU TIÊN (14.8.1929-14.8.2022):

Báo Lao Động nâng tầm vị thế, củng cố vị trí số 1 trong lòng bạn đọc

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm cuối thế kỷ XX, Báo Lao Động bắt đầu có những cải tổ lớn cả về tổ chức bộ máy và nội dung nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc. Từ đó, tờ báo đã định hình cho mình một phong cách riêng, tổ chức được nhiều hoạt động xã hội từ thiện ý nghĩa, nâng tầm vị thế tờ báo số một trong lòng bạn đọc.

Thay đổi bộ máy lãnh đạo

Trong dịp kỷ niệm 65 năm Báo Lao Động (8.1994), ông Đỗ Đức Ngọ, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đánh giá: “Từ 1990 đến nay là giai đoạn phát triển ghi dấu ấn đậm nét nhất. Báo Lao Động đã đi đầu trong đổi mới thông tin, nay lại tiên phong trong cải tiến nghiệp vụ, thông tin nhanh nhạy, đa dạng…”.

Nhưng ít ai biết rằng, chính lúc đó, những mâu thuẫn của sự phát triển đã lộ ra. Việc ồ ạt thiếu cần nhắc bởi lực lượng cán bộ quá đa dạng, nhiều nguồn gốc và toà soạn đặt ở hai đầu đất nước đã dẫn đến tình trạng vượt khỏi vòng kiểm soát.

Sau khi Tổng Biên tập Tống Văn Công nghỉ hưu (4.1995) và miễn nhiệm công tác Phó Tổng Biên tập Trương Anh Dũng (Tám Đăng), từ tháng 10.1994 - 5.1995, có nhiều phóng viên, cộng tác viên của báo ra đi vì những lý do khác nhau.

Để chấn chỉnh ngay tình hình khủng hoảng do buông lỏng quản lý, mất dân chủ và vi phạm về kinh tế, tài chính, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng với sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, kiên quyết đấu tranh chống các khuynh hướng tiêu cực, xa rời nguyên tắc báo chí của Đảng và Nhà nước, đồng thời củng cố về tổ chức của Báo Lao Động.

Đảng Đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mà trực tiếp là Chủ tịch Nguyễn Văn Tư đã cùng với bà Cù Thị Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Thủ trưởng Cơ quan Tổng Liên đoàn, hàng ngày theo dõi và giúp đỡ Báo Lao Động trong cuộc đấu tranh nội bộ, để thay đổi nếp làm việc lệch lạc, giữ vững sự ổn định của tờ báo.

Cao hơn nữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng ta (khoá VII) như: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Đức Bình... đã dự 3 cuộc họp nghe báo cáo và cho ý kiến về việc củng cố và giữ vững tờ báo. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hóa Thông tin cũng thường xuyên có ý kiến chỉ đạo những hoạt động của Báo Lao Động.

Thời kỳ này, ông Đỗ Đức Ngọ, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, được cử về trực tiếp phụ trách tờ báo. Hai Phó Tổng Biên tập Phạm Văn Nhàn và Phạm Huy Hoàn được cử luân phiên vào Cơ quan thường trú Báo Lao Động tại TP. Hồ Chí Minh để duy trì mọi hoạt động bình thường của tờ báo.

Phó Tổng Biên tập Thường trực Phạm Huy Hoàn được phân công kiêm chức Giám đốc Xưởng in Báo Lao Động tại Hà Nội để chỉ đạo in và phát hành Báo Lao Động ở miền Bắc đúng tiến độ, đồng thời với việc in và phát hành ở miền Nam.

Ngày 5.5.1995, ông Nguyễn Đức Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã đến thăm và làm việc với Báo Lao Động. Sau khi nghe đồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu và báo cáo của Ban Biên tập do Phó Tổng Biên tập Thường trực Phạm Huy Hoàn trình bày về tình hình Báo Lao Động, ông nói: “Tôi vui mừng thực sự thấy các đồng chí ở Báo Lao Động đã vượt qua khó khăn một cách thắng lợi. Thời gian qua, không riêng tôi mà Thường trực Ban Bí thư đều quan tâm và đầu tư không ít thời giờ và công sức, tâm trí, cả những băn khoăn, lo âu cho Báo Lao Động. Hôm nay, thấy các đồng chí đã đứng vững và đi lên, tôi đã yên tâm. Đối với Báo Lao Động, phương hướng chính trị của tờ bảo là quan trọng nhất. Qua thử thách, các đồng chí đã trưởng thành… Việc báo Lao Động ra hàng ngày phụ thuộc vào khi nào các đồng chí chuẩn bị đủ điều kiện, bao giờ thật hài lòng với công việc hiện tại, sẽ phát triển sang giai đoạn mới”.

Lễ kết nạp Đảng viên của Đảng bộ Báo Lao Động bên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1998.
Lễ kết nạp Đảng viên của Đảng bộ Báo Lao Động bên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1998.

Cơ cấu lại tòa soạn, tìm hướng đi mới

Ngày 6.10.1995, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Phạm Huy Hoàn, Phó Tổng Biên tập thường trực làm Quyền Tổng Biên tập. Tòa soạn đã điều chỉnh thành 6 Ban.

Ngày 28.12.1995, bản quy chế về tổ chức và hoạt động của Báo Lao Động ra đời, không chỉ nêu rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Tổng Biên tập trong việc điều hành toàn diện tờ báo và nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban Biên tập và các ban nghiệp vụ. Quy chế này còn đảm bảo sự hoạt động của báo theo đúng quy định pháp Luật.

Ngày 8.10.1996, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định đề bạt đồng chí Phạm Huy Hoàn từ Quyền Tổng Biên tập, chính thức làm Tổng Biên tập Báo Lao Động.

Cũng trong thời kỳ này, Báo Lao Động có thêm một phương tiện phát hành hoàn toàn mới mẻ - Báo Lao Động điện tử. Lao Động đã hợp tác với mạng “Trí tuệ Việt Nam” để đăng tải nội dung tất cả các số báo lên hệ thống thông tin điện tử này.

Do vậy, ngoài số bạn đọc của báo in, đã có thêm hàng nghìn bạn đọc hàng ngày có điều kiện truy nhập nội dung Báo Lao Động thông qua các máy vi tính nối mạng. Khả năng thông tin hai chiều trên mạng điện tử còn cho phép báo thực hiện điều tra xu hướng bạn đọc.

Báo Lao Động đã nhận được sự hoan nghênh của nhiều người sử dụng mạng, và “hộp” Lao Động là một trong những địa chỉ có mật độ truy cập cao nhất trên mạng Trí tuệ Việt Nam.

Từ ngày 19.5.1999, Báo Lao Động điện tử chính thức có trang Web trên Internet: www. laodong.com.vn.

Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn kiểm tra số báo đầu tiên in tại Đà Nẵng năm 1996.
Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn kiểm tra số báo đầu tiên in tại Đà Nẵng năm 1996.

Trang địa phương, một ý tưởng mới, hợp xu thế

Ngày 1.10.1997, trang Thông tin Hà Nội và ngày 20.11.1997, trang Thông tin TP. Hồ Chí Minh ra đời. Đây là bước thử nghiệm, một ý tưởng hoàn toàn mới của Lao Động.

Hai trang Thông tin Hà Nội và TP. Hổ Chí Minh, là sản phẩm của sự đổi mới, là cố gắng của Lao Động và là bước chuyển biến có tính đột phá trong thời đại bùng nổ truyền thông.

Sự ra đời của hai trang thông tin là ý tưởng mới mẻ cả về nội dung và hình thức. Hai trang thông tin bước đầu gặt hái được những thành công về mặt ý nghĩa xã hội và được bạn đọc đón nhận.

Quỹ Tấm Lòng Vàng – Nơi “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”

Từ năm 1998, Quỹ Tấm lòng vàng của Báo Lao Động phát huy hiệu quả các hoạt động mang tính xã hội. Lao Động không đơn thuần là trạm trung chuyển tiền từ người ủng hộ tới người cần được trợ giúp mà Lao Động thực sự là người bạn cần thiết và tin cậy cho những địa chỉ hảo tâm.

Có được điều ấy, đội ngũ phóng viên của báo luôn ý thức được, khi đi làm việc, họ không chỉ quan tâm tới những thông tin mà còn là những địa chỉ, những con người có hoàn cảnh khó khăn để từ đó về toà soạn họ lại làm công việc của người “hoạt động từ thiện”, kêu gọi tấm lòng hảo tâm từ “những tấm lòng vàng".

Báo Lao Động là nơi phát đi những tín hiệu, kêu gọi lòng từ thiện và cũng chính báo trao tận tay đầy đủ số tiền mà mọi người ủng hộ. Được sự giúp đỡ tận tình của các LĐLĐ địa phương, phóng viên Báo Lao Động lặn lội tới những vùng quê xa xôi hay miền núi cao, đồng trũng để tận tụy làm tốt công việc này.

Năm 1996, Quỹ Tấm lòng vàng Báo Lao Động đã chi 470 triệu đồng giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai. Năm 1997, Quỹ Tấm lòng vàng lại trao 5 tỉ đồng cho những địa chỉ cần giúp đỡ, đặc biệt là đồng bào bị cơn bão số 5 (LINDA) tràn qua. Năm 1998, Quỹ Tấm lòng vàng lại đến với 300 nạn nhân chiến tranh ở 50 tỉnh, tặng hơn 300 xe đạp cho công nhân gặp khó khăn, 300 triệu đồng cho miền Trung khi gặp hạn hán...

Trong những ngày tháng Lao Động tham gia làm công tác xã hội, không chỉ có bạn đọc, những người hảo tâm trong nước ủng hộ, mà cả các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài như Nga, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Pháp... cũng qua Quỹ Tấm lòng vàng Báo Lao Động để gửi gắm tình cảm của mình tới những người trong lúc hoạn nạn.

Từ việc làm có ý nghĩa xã hội to lớn và nhân đạo, Quỹ Tấm lòng vàng Báo Lao Động đã được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm đánh giá cao. Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi thư khen; Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Văn hoá Thông tin, Hội Nhà báo Việt Nam tặng bằng khen...

Phong cách báo chí riêng chỉ có ở Lao Động

Sự nghiệp của một tờ báo, của bất cứ cây bút nào là tạo được sự hấp dẫn đối với bạn đọc bằng một phong cách báo chí thực sự.

Báo Lao Động không chỉ là tờ báo của mọi nhà, một tờ báo có tầm vóc quốc tế, mà còn là đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học báo chí còn non trẻ ở nước ta.

Thời điểm này, trong làng báo Việt Nam, ngoài một số tờ nhật báo như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội Mới, Sài Gòn Giải Phóng, thì Lao Động là một trong số ít tờ báo có kỳ hạn ra báo ngắn: 4 kỳ/ tuần. Tuy nhiên, trong số ít ấy, Lao Động có đặc trưng riêng và có phần nổi trội.

Đầu năm 1999, Lao Động đã có một đội ngũ đông đảo với gần 150 cán bộ, phóng viên, công nhân viên trong cả nước đoàn kết một lòng vì sự đổi mới toàn diện của tờ báo.

Trong bối cảnh thuận lợi đó, dưới sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn, Uỷ viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VIII đã cùng tập thể cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, cơ quan thường trú, văn phòng đại diện và các phóng viên, cộng tác viên trong cả nước góp phần quyết định đưa tờ Báo Lao Động phát triển toàn diện.

Là một trong những tờ báo cách mạng quan trọng nhất, lâu đời nhất, Báo Lao Động trước hết được sự chăm sóc của những độc giả đặc biệt, đó là các lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiêu biểu qua những chặng đường cách mạng.

Nhân dịp đón Xuân Nhâm Thân 1992, khi trả lời phỏng vấn của Báo Lao Động, Tổng Bí thư Đỗ Mười nói: “Tôi hoan nghênh Báo Lao Động đã từng bước đổi mới cả về hình thức và nội dung, nâng cao chất lượng thông tin, phấn đấu thực hiện tốt chức năng là công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng trong giai cấp công nhân, là diễn đàn phản ánh ý chí, nguyện vọng của công nhân và lao động nước ta quyết tâm xây dựng cuộc sống ăn no, hạnh phúc theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tôi chúc Báo Lao Động có nhiều tiến bộ mới, khẩn trương chuẩn bị ra báo hàng ngày làm cho báo gắn bó ngày càng mật thiết với bạn đọc trong cả nước”.

Ngày 5.1.1999, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gửi thư chúc Tết Báo Lao Động, trong đó có ý kiến chỉ đạo: “Những năm qua, Báo Lao Động đã cố gắng vượt lên, vượt qua những thử thách, khó khăn, đang đi vào ổn định và phát triển. Báo là cơ quan ngôn luận, thể hiện tâm tư nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của người lao động, đồng thời tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tới giai cấp công nhân và toàn xã hội. Trách nhiệm của tờ báo rất lớn và quan trọng nên cần phải hết sức cân nhắc, chọn lọc các thông tin có ích cho cuộc sống, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đội ngũ phóng viên cần làm tốt hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình trước công luận, phục vụ lợi ích của giai cấp, của xã hội và sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo”.

BÁO LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Lịch sử Báo Lao Động sang trang mới

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1989-1993, Báo Lao Động tiếp tục sứ mệnh là tờ báo của giai cấp công nhân. Với nhiều những cải tiến trong nội dung và hình thức, Báo Lao Động đã trở thành món ăn tinh thần của bạn đọc cả nước. Cũng từ đây, Báo Lao Động sang trang mới, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc xuất bản tờ báo ngày, tờ báo được bạn đọc mong đợi…

Tiên phong trong lĩnh vực báo chí chống tiêu cực thời kỳ đổi mới đất nước

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1985 - 1989 để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử Báo Lao Động. Đó là thời kỳ vượt khó của báo để rồi mở ra những trang mới đầy hào quang. Đó cũng là thời kỳ Báo Lao Động đứng trước muôn vàn thử thách nhưng vẫn trụ vững, vươn lên, trở thành tờ báo trong lòng nhân dân, một tờ báo dám đấu tranh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…

Thắng lợi to lớn và những khó khăn đến gần

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1975 - 1985 đánh dấu những thăng trầm to lớn của Báo Lao Động. Đó là thời kỳ đỉnh cao sau Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhưng cũng là vực sâu khi đứng trước cuộc khủng hoảng báo chí tới gần...

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Lịch sử Báo Lao Động sang trang mới

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1989-1993, Báo Lao Động tiếp tục sứ mệnh là tờ báo của giai cấp công nhân. Với nhiều những cải tiến trong nội dung và hình thức, Báo Lao Động đã trở thành món ăn tinh thần của bạn đọc cả nước. Cũng từ đây, Báo Lao Động sang trang mới, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc xuất bản tờ báo ngày, tờ báo được bạn đọc mong đợi…

Tiên phong trong lĩnh vực báo chí chống tiêu cực thời kỳ đổi mới đất nước

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1985 - 1989 để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử Báo Lao Động. Đó là thời kỳ vượt khó của báo để rồi mở ra những trang mới đầy hào quang. Đó cũng là thời kỳ Báo Lao Động đứng trước muôn vàn thử thách nhưng vẫn trụ vững, vươn lên, trở thành tờ báo trong lòng nhân dân, một tờ báo dám đấu tranh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…

Thắng lợi to lớn và những khó khăn đến gần

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1975 - 1985 đánh dấu những thăng trầm to lớn của Báo Lao Động. Đó là thời kỳ đỉnh cao sau Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhưng cũng là vực sâu khi đứng trước cuộc khủng hoảng báo chí tới gần...