8 vấn đề lớn cần xin ý kiến trong Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo 8 vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Sáng 10.8, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp với Ban soạn thảo để cho ý kiến một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp. Trung tướng Lê Tấn Tới – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có các Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Về phía Bộ Công an có Thiếu tướng Nguyễn Văn Long – Thứ trưởng Bộ Công an; các thành viên Ban Soạn thảo Dự án Luật; đại diện các bộ, ngành liên quan.

Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp.
Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức/QH

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu, chỉnh lý dự thảo Luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức/QH

Qua nhiều phiên họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã thống nhất nội dung dự kiến tiếp thu, giải trình.

Để chuẩn bị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 25 tới đây, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp với Ban Soạn thảo và các cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý và những vấn đề lớn cần báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Lãnh đạo Bộ Công an và đại diện Ban soạn thảo dự án luật dự phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức/QH
Lãnh đạo Bộ Công an và đại diện Ban soạn thảo dự án luật dự phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức/QH

Tại phiên họp, Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã báo cáo dự thảo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Theo đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo 8 vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:

Về tên gọi của dự thảo Luật;

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật;

Về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam;

Về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước;

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước;

Về người được cấp thẻ căn cước;

Về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và về việc cấp, quản lý căn cước điện tử.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn bị cho ý kiến về vấn đề lớn còn có ý kiến khác của Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có công văn số 2603/TTKQH-TK gửi Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước về việc chuẩn bị các phiên họp tháng 7, 8 và 9.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đề nghị không đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đại biểu góp ý về đề xuất đổi tên Luật Căn cước công dân hiện hành thành Luật Căn cước cũng như đổi tên thẻ căn cước công dân hiện nay thành thẻ căn cước tại dự thảo luật. 

Cân nhắc việc đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước, tích hợp ADN

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội, tên thẻ căn cước công dân hiện đã rất quen thuộc, việc thay đổi tạo tâm lý không có tính ổn định cho người dân, liên tục xáo trộn. Đồng thời, cần nghiên cứu chặt chẽ việc tích hợp ADN của công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước.

Tiếp tục sạt lở trên tuyến đường huyết mạch nối Sơn La - Lai Châu

Minh Nguyễn |

Sơn La - Do anh hưởng của mưa lớn, tuyến Quốc lộ 279D đoạn qua huyện Mường La tiếp tục xảy ra sạt lở gây tắc đường.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đòi lại 4.300 m2 đất tại dự án bị thu hồi ở Lâm Đồng

Hữu Long |

Lâm Đồng quyết định thu hồi đất Dự án khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend - Lộc An vì chậm triển khai. Đến nay, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có đơn kiến nghị xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với thửa đất 4.300 m2 sau khi dự án chấm dứt hoạt động.

Hàng loạt ô tô đỗ bất chấp biển cấm ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ – 11 chiếc xe ô tô bị xử phạt vì đậu dưới biển cấm đỗ xe (số hiệu biển báo: P.131a) tại đường Hoàng Văn Thụ, phường An Cư, quận Ninh Kiều.

Vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân hư hỏng ở sân bay Vinh

Hiếu Anh |

Cục Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (ACV) đã vào cuộc nhưng vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân hư hỏng ở sân bay Vinh.

Sách giáo khoa mới và hiệu ứng 2 chiều

VÂN HI |

Năm học mới sắp bắt đầu, việc không thể tái sử dụng sách giáo khoa cũ đã gây khó khăn đối với gia đình có kinh tế eo hẹp khiến nhiều người tiếc nuối lo lãng phí. Bên cạnh đó, việc thay đổi sách giáo khoa cũng mang đến những thay đổi tích cực, đem đến làn gió mới cho học sinh.

Chuẩn bị cho ý kiến về vấn đề lớn còn có ý kiến khác của Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có công văn số 2603/TTKQH-TK gửi Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kiểm toán nhà nước về việc chuẩn bị các phiên họp tháng 7, 8 và 9.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đề nghị không đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều đại biểu góp ý về đề xuất đổi tên Luật Căn cước công dân hiện hành thành Luật Căn cước cũng như đổi tên thẻ căn cước công dân hiện nay thành thẻ căn cước tại dự thảo luật. 

Cân nhắc việc đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước, tích hợp ADN

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội, tên thẻ căn cước công dân hiện đã rất quen thuộc, việc thay đổi tạo tâm lý không có tính ổn định cho người dân, liên tục xáo trộn. Đồng thời, cần nghiên cứu chặt chẽ việc tích hợp ADN của công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước.