77 năm qua, Quốc hội không ngừng lớn mạnh

Vương Trần |

Trải qua 77 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Nền móng để xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Ngày 6.1.1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trên  cả nước (kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên).

Ở Hà Nội đã có 91,95% cử tri đi bỏ phiếu. Kết quả, có 6 trong số 74 ứng cử viên đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%).

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam năm 1946 được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã hoàn toàn thắng lợi.

Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Thắng lợi đó là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng. Ảnh: T.Vương
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng. Ảnh: T.Vương

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 đã góp phần hoàn thiện Nhà nước cách mạng kiểu mới do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, đặt nền móng để xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Thông qua cuộc bầu cử này, tinh thần làm chủ, ý thức dân chủ của người dân được phát huy cao độ, bởi đây là lần đầu tiên người dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội.

Với tinh thần dân chủ và làm chủ đã phát huy cao độ ý thức chính trị của nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước cách mạng và trong cuộc đấu tranh để giữ vững nền độc lập non trẻ vừa mới thành được. Cuộc bầu cử đầu tiên cũng phát huy cao độ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cũng cho rằng, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời và phát triển của tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Trước đó, trong thời gian đi tìm đường cứu nước, năm 1919, Bác Hồ đã đề cập đến tinh thần “trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Pháp quyền trước hết phải thể hiện thông qua bầu cử, từ đó xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp, từ đó soạn thảo, công bố Hiến pháp và hệ thống luật pháp của nhà nước. Vì vậy, có thể nói cuộc bầu cử ngày 6.1.1946 là nền móng để xây dựng một Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Trải qua 77 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Đặc biệt, trước những yêu cầu của thực tiễn, trong năm 2022, lần đầu tiên Quốc hội họp kỳ họp bất thường lần thứ nhất để xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách mà không chờ tới kỳ họp thường kỳ. Tiếp nối thành công đó, ngay trong những ngày đầu năm 2023 này, kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội đã được tổ chức để xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách của đất nước.

TS Lê Trung Kiên - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: T.Vương
TS Lê Trung Kiên - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: T.Vương

TS Lê Trung Kiên (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho hay, về lập pháp, trong những năm qua, hoạt động lập pháp luôn được Quốc hội được đặc biệt quan tâm, nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Cùng với đó, hoạt động giám sát cũng đạt được những kết quả tích cực, ngày càng sát với thực tiễn, lựa chọn được những vấn đề nổi trội, bức thiết trong xã hội.

Thêm một dấu ấn đổi mới trong những năm gần đây của Quốc hội là hoạt động chất vấn với tinh thần rất dân chủ. Tại các kỳ họp của Quốc hội, có thể thấy những cuộc chất vấn, tranh luận trên nghị trường rất sôi nổi, nội dung tranh luận rất rõ ràng, không chỉ đại biểu tranh luận với các thành viên Chính phủ mà các đại biểu Quốc hội tranh luận với nhau. Tranh luận để tìm tiếng nói chung, tìm ra quyết sách đúng để đưa đất nước phát triển.

Quốc hội cũng đã thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Các nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội 5 năm và hàng năm, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, các công trình quan trọng quốc gia, chính sách dân tộc, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... đã góp phần vào việc duy trì sự ổn định và phát triển đất nước.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 2: Vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc và no ấm của nhân dân

VƯƠNG ĐÔNG CƯỜNG |

Hôm qua, Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội diễn ra ngay trong những ngày đầu năm 2023 để xem xét, quyết định các nội dung hết sức quan trọng, cấp bách. Mục tiêu của kỳ họp này là vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc và no ấm của nhân dân.

Phát động Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Vương Trần |

Giải Diên Hồng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội khóa XV thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống.

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ họp bất thường của Quốc hội

Phạm Đông |

Chiều 28.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp thường kỳ thứ 17, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 2: Vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc và no ấm của nhân dân

VƯƠNG ĐÔNG CƯỜNG |

Hôm qua, Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội diễn ra ngay trong những ngày đầu năm 2023 để xem xét, quyết định các nội dung hết sức quan trọng, cấp bách. Mục tiêu của kỳ họp này là vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc và no ấm của nhân dân.

Phát động Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Vương Trần |

Giải Diên Hồng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội khóa XV thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống.

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ họp bất thường của Quốc hội

Phạm Đông |

Chiều 28.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp thường kỳ thứ 17, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.