75 năm ngày ra đời bản Hiến pháp 1946, 8 năm ngày Pháp luật Việt Nam: Khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân

Minh Thành |

Cách đây tròn 75 năm, ngày 9.11.1946, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống. Hiến pháp 1946 được thông qua. Từ năm 2013, ngày 9.11 chính thức là Ngày Pháp luật Việt Nam.

Bản Hiến pháp đã đánh dấu sự cáo chung của nền thống trị ngoại bang, tuyên bố nước Việt Nam độc lập, thống nhất từ Bắc đến Nam theo chế độ dân chủ nhân dân, thực hiện chủ quyền nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được bảo đảm…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới dân tộc Việt Nam đã có mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: Phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang quyền với đàn ông để hưởng chung một quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa cấp dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết công bình của các giai cấp”.

Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 ra đời là một bản hiến văn ngắn gọn và súc tích, bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản Hiến pháp này: 1) Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; 2) Bảo đảm các quyền tự do dân chủ; 3) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Chương I quy định chính thể của Việt Nam là Dân chủ cộng hòa.

Trong lịch sử lập hiến nói chung, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được xem là sứ mệnh của hiến pháp, là cốt lõi của nội dung hiến pháp. Với Hiến pháp 1946, tiếng gọi thiêng liêng “công dân” đã được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia. Mặc dù không xuất hiện cụm từ “quyền con người” nhưng những quy định trong Hiến pháp 1946 đã thấm đẫm tư tưởng về độc lập dân tộc và các quyền, tự do cơ bản của con người đã được thể hiện rõ ràng trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945. Công dân Việt Nam ngang quyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa và đều bình đẳng trước pháp luật.

Cùng với sự bình đẳng về quyền lợi, Hiến pháp 1946 còn quan tâm đến các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, như: Người dân là đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung; quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam trên mọi phương diện; công dân già cả hoặc tàn tật được Nhà nước giúp đỡ và trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng; trẻ em học sơ học là bắt buộc và không phải đóng học phí, đồng bào dân tộc thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình, học trò nghèo được Chính phủ giúp đỡ…

Tính đến nay, theo từng giai đoạn lịch sử, Hiến pháp đã sửa đổi 5 lần nhưng những giá trị cơ bản của Hiến pháp 1946 vẫn được kế thừa, đặc biệt là xây dựng nhà nước pháp quyền và quyền lực của nhân dân.

Ngày 9.11, ngày ban hành Hiến pháp 1946 đã được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 1.1.2013). Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 9 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Việc Quốc hội thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định ngày 9.11 hằng năm là Ngày Pháp luật nhằm nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ Hiến pháp, pháp luật; để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, cán bộ công chức trong thực thi pháp luật vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước là vô cùng cần thiết.

Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thông điệp gửi đến nhân dân thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài hình ảnh của một nước Việt Nam đang đổi mới và xây dựng một đất nước thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội.

Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Minh Thành
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ vai trò, cơ chế để người dân tham gia bảo vệ Hiến pháp

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ hơn nội hàm của khái niệm bảo vệ Hiến pháp. Nhận diện hành vi vi phạm hiến pháp, từ đó gắn với đánh giá thực trạng đặt ra yêu cầu đối với bảo vệ Hiến pháp.

75 năm bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Bản hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân

Hoàng Vũ |

Tròn 75 năm trước, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua. Cho đến nay, Hiến pháp đã 5 lần sửa đổi song giá trị của bản Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên những giá trị.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là “Hiến pháp” của đại dương

Ngọc Vân |

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu khẳng định vai trò quan trọng của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 như “Hiến pháp” của đại dương.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Làm rõ vai trò, cơ chế để người dân tham gia bảo vệ Hiến pháp

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ hơn nội hàm của khái niệm bảo vệ Hiến pháp. Nhận diện hành vi vi phạm hiến pháp, từ đó gắn với đánh giá thực trạng đặt ra yêu cầu đối với bảo vệ Hiến pháp.

75 năm bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Bản hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân

Hoàng Vũ |

Tròn 75 năm trước, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua. Cho đến nay, Hiến pháp đã 5 lần sửa đổi song giá trị của bản Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên những giá trị.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là “Hiến pháp” của đại dương

Ngọc Vân |

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu khẳng định vai trò quan trọng của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 như “Hiến pháp” của đại dương.