75 năm bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Bản hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân

Hoàng Vũ |

Tròn 75 năm trước, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua. Cho đến nay, Hiến pháp đã 5 lần sửa đổi song giá trị của bản Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên những giá trị.

Ba nguyên tắc cơ bản

Sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2.9.1945, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 3.9.1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định việc xây dựng một bản hiến pháp dân chủ là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ. Ngày 20.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34-SL thành lập Ban soạn thảo Hiến pháp gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy (tên của vua Bảo Đại sau khi thoái vị), Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh).

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”.

Tháng 11.1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và Bản dự thảo Hiến pháp được công bố cho toàn dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho Bản dự thảo Hiến pháp với những nội dung thể hiện mơ ước và khao khát ngàn đời về độc lập dân tộc, về các quyền và tự do của con người Việt Nam.

Ngày 9.11.1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống. Hiến pháp 1946 được thông qua đã đánh dấu sự cáo chung của nền thống trị ngoại bang, tuyên bố nước Việt Nam độc lập, thống nhất từ Bắc đến Nam theo chế độ dân chủ nhân dân, thực hiện chủ quyền nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được bảo đảm…

Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 ra đời là một bản hiến văn ngắn gọn và súc tích, bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản Hiến pháp này: 1) Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; 2) Bảo đảm các quyền tự do dân chủ; 3) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Chương I quy định chính thể của Việt Nam là Dân chủ cộng hòa.

Những giá trị kế thừa

Trong lịch sử lập hiến nói chung, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được xem là sứ mệnh của hiến pháp, là cốt lõi của nội dung hiến pháp. Với Hiến pháp 1946, tiếng gọi thiêng liêng “công dân” đã được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia. Mặc dù không xuất hiện cụm từ “quyền con người” nhưng những quy định trong Hiến pháp 1946 đã thấm đẫm tư tưởng về độc lập dân tộc và các quyền, tự do cơ bản của con người đã được thể hiện rõ ràng trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945. Công dân Việt Nam ngang quyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa và đều bình đẳng trước pháp luật. Cùng với sự bình đẳng về quyền lợi, Hiến pháp 1946 còn quan tâm đến các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, như: Người dân là đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung; quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam trên mọi phương diện; công dân già cả hoặc tàn tật được Nhà nước giúp đỡ và trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng; trẻ em học sơ học là bắt buộc và không phải đóng học phí, đồng bào dân tộc thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình, học trò nghèo được Chính phủ giúp đỡ…

Tính đến nay, theo từng giai đoạn lịch sử, Hiến pháp đã sửa đổi 5 lần nhưng những giá trị cơ bản của Hiến pháp 1946 vẫn được kế thừa, đặc biệt là xây dựng nhà nước pháp quyền và quyền lực của nhân dân.

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Đó cũng là những tư tưởng kế thừa và phát huy giá trị của bản Hiến pháp 1946- bản Hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân.

5 bản Hiến pháp của Việt Nam

1. Hiến pháp năm 1946

Ngày 9.11.1946, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, tuyên bố nước Việt Nam độc lập từ Bắc đến Nam, theo chế độ dân chủ nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được đảm bảo…

2. Hiến pháp năm 1959  

Ngày 31.12.1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp sửa đổi và ngày 1.1.1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp năm 1959 đã phát huy tinh thần của Hiến pháp năm 1946, đồng thời phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của chế độ ta do cuộc cách mạng phản đế, phản phong thắng lợi đã mang lại, phản ánh đúng đắn con đường đang tiến lên của dân tộc.

3. Hiến pháp năm 1980 

Ngày 18.12.1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Với 12 chương, 147 điều, Hiến pháp năm 1980 đã xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, có sứ mệnh lịch sử là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

4. Hiến pháp năm 1992

Ngày 15.4.1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 là sản phẩm trí tuệ của toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước, là bản Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới.

5. Hiến pháp năm 2013

Ngày 28.11.2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây cũng là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Hoàng Vũ
TIN LIÊN QUAN

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là “Hiến pháp” của đại dương

Ngọc Vân |

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu khẳng định vai trò quan trọng của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 như “Hiến pháp” của đại dương.

Hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường: Tầm nhìn từ Bản Tuyên ngôn Độc lập 1945

Vương Trần |

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có thể thấy, khát vọng thường trực, cháy bỏng là độc lập, tự do, văn hiến và cường thịnh. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào trên Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 2.9.1945 đã mở sang một trang mới cho lịch sử dân tộc, khởi dựng cơ đồ đất nước đến khát vọng trở thành quốc gia - dân tộc hùng cường.

Ghé thăm ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập

THANH NGA |

Nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Ngôi nhà nay được mở cửa cho khách đến tham quan, tìm hiểu và đã trở thành một di tích lịch sử thiêng liêng.

Uống 2 chai bia sau giờ làm, người đàn ông dính phạt kịch khung

Chân Phúc - Nguyễn Ly |

TPHCM -  Bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt mức 0,4 miligam/lít khí thở), người đàn ông cho biết, chỉ uống có 2 chai bia và nghĩ uống chừng đó sẽ không sao.

Băn khoăn sinh kế cho người dân làng nghề

TẠ QUANG |

Một thời từng được mệnh danh “vương quốc gạch”, làng nghề truyền thống sản xuất gạch, gốm huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) đang đứng trước nguy cơ mai một và lụi tàn. Trước nguy cơ đó, năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án Di sản đương đại Mang Thít với mục tiêu bảo vệ và phát triển “vương quốc gạch” Mang Thít trở thành một quần thể Di sản đương đại, một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực, đồng thời, góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đau đầu tìm lớp tiền tiểu học cho con

Khánh An |

Lo con không bắt kịp chương trình lớp 1, nhiều phụ huynh đã bắt tay vào tìm các lớp tiền tiểu học để cho con theo học.

Hà Nội: Muôn kiểu cải tạo phòng cháy chữa cháy của quán karaoke

Nguyễn Thúy |

Thời điểm này, trong khi nhiều quán karaoke tại Hà Nội còn đang “cửa đóng then cài” thì không ít điểm khác lại đang sửa chữa, cải tạo với chi phí cả chục tỉ đồng chờ ngày hoạt động trở lại.

Khai thác khoáng sản: Lợi doanh nghiệp hưởng, dân chịu trận

QUANG ĐẠI |

Với hàng trăm mỏ khoáng sản các loại, huyện Quỳ Hợp được mệnh danh là “thủ phủ” khoáng sản của Nghệ An. Nơi đây, người dân phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề từ hoạt động của các doanh nghiệp.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là “Hiến pháp” của đại dương

Ngọc Vân |

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu khẳng định vai trò quan trọng của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 như “Hiến pháp” của đại dương.

Hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường: Tầm nhìn từ Bản Tuyên ngôn Độc lập 1945

Vương Trần |

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có thể thấy, khát vọng thường trực, cháy bỏng là độc lập, tự do, văn hiến và cường thịnh. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào trên Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 2.9.1945 đã mở sang một trang mới cho lịch sử dân tộc, khởi dựng cơ đồ đất nước đến khát vọng trở thành quốc gia - dân tộc hùng cường.

Ghé thăm ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập

THANH NGA |

Nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Ngôi nhà nay được mở cửa cho khách đến tham quan, tìm hiểu và đã trở thành một di tích lịch sử thiêng liêng.