Chuyến vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường sắt

Bùi Thơm - Tùng Giang |

Chiều 15.6, chuyến tàu gồm 3 toa hàng với 56 tấn vải thiều Lục Ngạn tươi đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc tại ga Kép, Bắc Giang. Sự kiện quả vải thiều chính thức được xuất khẩu chính ngạch bằng đường sắt mở ra một kênh vận tải mới, một hướng đi mới cho các doanh nghiệp, thương nhân và người sản xuất vải thiều Lục Ngạn.

Mở hướng đi mới cho nông sản Việt

Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn - La Văn Nam cho biết, tuyến vận tải đường sắt liên vận ga Kép được khai thác, sẽ mở ra những cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bắc Giang. Hiện nay hệ thống đường sắt liên vận quốc tế sẽ kết nối lưu thông mở ra khả năng đưa sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đi sâu vào thị trường nội địa rộng lớn của Trung Quốc và các nước. Trước đây, chỉ có thể xuất khẩu vải thiều qua đường bộ sang Trung Quốc, vải thiều Lục Ngạn chỉ đến các tỉnh lân cận biên giới. Đến nay nhờ di chuyển chính ngạch bằng đường sắt quả vải tươi có thể đến với các trung tâm thương mại lớn nhất của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh. Thậm chí quả vải thiều có thể đến Nga và các quốc gia khác một cách dễ dàng.

Vải thiều Lục Ngạn là mặt hàng đặc sản nổi tiếng của Bắc Giang, trước đây để xuất khẩu quả vải thiều, người nông dân và thương lái phải vận chuyển tiểu ngạch bằng đường bộ. Việc quả vải của người dân Lục Ngạn chính thức được xuất khẩu chính ngạch bằng đường sắt là dấu mốc quan trọng, khẳng định quả vải thiều của Lục Ngạn là sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu.

Để quả vải được xuất khẩu chính ngạch không chỉ đòi hỏi có sản phẩm ngon, chất lượng mà còn yêu cầu cách làm chuẩn chỉnh nhất, bài bản nhất.
Lãnh đạo địa phương tiễn đoàn tàu vận chuyển vải thiều Lục Ngạn đầu tiên xuất khẩu chính ngạch bằng đường sắt sang Trung Quốc. Ảnh: THƠM GIANG
Lãnh đạo địa phương tiễn đoàn tàu vận chuyển vải thiều Lục Ngạn đầu tiên xuất khẩu chính ngạch bằng đường sắt sang Trung Quốc. Ảnh: THƠM GIANG 

Nông dân, doanh nghiệp được gỡ khó

Bà Nguyễn Thị Phòng, Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp Bằng Thuỷ (xã Sóc Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) là một trong nhưng doanh nghiệp đầu tiên có vải được xuất khẩu sang Trung Quốc chính ngạch bằng đường sắt. Nhờ vận chuyển thuận lợi, sản lượng vải doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ dự kiến tăng cao hơn so với năm 2022.

“Năm 2022 chúng tôi bán được 3.800 tấn, trong đó có 3.000 tấn xuất sang Trung Quốc còn 800 tấn bán trong nội địa, năm nay nhờ vận chuyển bằng đường sắt chúng tôi dự kiến sẽ bán khoảng 5.000 tấn vải trong đó có 4.000 tấn xuất sang Trung Quốc.

Năm nay chúng tôi thu mua từ 25.000 - 35.000 đồng/kg vải thiều hàng loại 1 để xuất sang Trung Quốc. Việc vải thiều xuất khẩu chính ngạch vừa là cơ hội vừa là thách thức với chúng tôi và nông dân vì để xuất khẩu được quả vải phải trồng theo tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap. Quy trình trồng vải khắt khe hơn nhưng bù lại người nông dân sẽ được đảm bảo đầu ra, giá cả sản phẩm ổn định hơn rất nhiều”.

Bà Vũ Thị Như, Công ty TNHH Xuất khẩu An Như cho biết, mỗi năm công ty tiêu thụ trên 1 nghìn tấn vải thiều tươi. Hiện tại, công ty đang vận chuyển vải thiều bằng đường bộ và đường hàng không mất nhiều thời gian, chi phí cao. Nay vận chuyển bằng đường sắt giúp giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhanh chóng.

Ông Nguyễn Hoàng Thanh - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt (Ratraco) - cho biết, sau khi được phép mở ga liên vận quốc tế, Công ty Ratraco đã tổ chức các chuyến hàng thử nghiệm, đến hôm nay đã có những container vải đầu tiên được xuất khẩu. Đây sẽ là cơ hội mới cho ngành đường sắt và ngành nông sản Việt hướng đến các thị trường đầy tiềm năng.

5 bài học kinh nghiệm từ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang

Chia sẻ với Báo Lao Động, ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang - cho rằng, có thể rút ra 5 bài học kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải thiều.

Thứ nhất, Bắc Giang kiên định mục tiêu lấy chất lượng vượt trội, đặc trưng riêng có của vải thiều Bắc Giang làm tiêu chí sản xuất, tiêu thụ bền vững.

Theo đó, địa phương đã xây dựng kế hoạch rất bài bản cho quá trình sản xuất, luôn chú trọng mở rộng diện tích sản xuất vải thiều chất lượng cao, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thứ hai là Bắc Giang luôn triển khai công tác xúc tiến tiêu thụ ngay từ đầu vụ với các thị trường truyền thống, thị trường mới, tiềm năng như: Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều với gần 80 điểm cầu trong và ngoài nước; Tổ chức kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều vào các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông… với sự tham gia của Đại sứ quán, Tham tán thương mại, Thương vụ nhiều nước trên thế giới.

Qua đó, thương hiệu vải thiều Bắc Giang đã được quảng bá sâu rộng tại các thị trường xa, thị trường mới, tiềm năng.

Riêng đối với thị trường nội địa, Bắc Giang sớm xây dựng kịch bản tiêu thụ thị trường với gần 100 triệu dân; các ngành, địa phương của tỉnh đã sớm kết nối với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, các doanh nghiệp, thương nhân để bao tiêu, tiêu thụ vải thiều.

Thứ ba, tỉnh Bắc Giang đa dạng hóa các kênh phân phối, mua bán vải thiều cả phương thức truyền thống và hiện đại. Bên cạnh chợ, siêu thị, vải thiều cũng được phân phối qua các sàn thương mại điện tử trong nước như Voso; Postmart… và các sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba, Amazon.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong hoạt động đổi mới phương thức quảng bá, giới thiệu.

Thứ năm là, Bắc Giang đẩy mạnh, gắn tiêu thụ vải thiều với vùng du lịch, các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm vườn đồi cùng với quảng bá, giới thiệu vải thiều.

Còn PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính nhận định, xúc tiến thương mại được đánh giá là một trong những điểm yếu của phần lớn doanh nghiệp, hợp tác xã trong tiêu thụ nông sản.

Trong đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn gặp khó trong việc tận dụng thương mại điện tử và các công nghệ để giới thiệu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng ra thị trường nước ngoài.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua, nhiều địa phương đã tham gia vào việc xây dựng thương hiệu bằng các giải pháp như xây dựng chỉ dẫn địa lí, nhưng chỉ làm tốt khía cạnh nhận diện trong nước, còn khi ra nước ngoài, thương hiệu nông sản chưa được định vị rõ ràng. Do đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành triển khai những chương trình xúc tiến thương mại. Vân Trường

Bùi Thơm - Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Vải thiều Việt Nam chính thức được xuất khẩu bằng đường sắt sang Trung Quốc

THUỲ DƯƠNG - NGỌC THUỲ |

Chiều 15.6, chuyến tàu đầu tiên chở vải thiều Lục Ngạn gồm 3 toa hàng với 56 tấn vải thiều tươi được khởi hành vận chuyển đi xuất khẩu ngay tại ga liên vận Kép, tỉnh Bắc Giang.

Cận cảnh 3 container chứa 56 tấn vải thiều xuất khẩu lần đầu bằng đường sắt

Ngọc Thùy - Thùy Dương |

Lần đầu tiên, vải thiều chính thức được xuất khẩu chính ngạch bằng đường sắt sang Trung Quốc tại Bắc Giang.

Đưa mận, vải thiều và nhiều trái cây vào các suất ăn hàng không

PHONG NGUYỄN |

Sau xoài, thanh long, dưa hấu..., vải thiều, mận hậu được đưa vào phục vụ bữa ăn trên máy bay sẽ là kênh quảng bá rất tốt cho nông sản Việt Nam đến bạn bè quốc tế và trong nước.

Quách Thu Phương: Nhiều sự thật về hôn nhân ngoài đời còn đau đớn hơn phim

NHÓM PV |

Diễn viên Quách Thu Phương trở lại màn ảnh sau 13 năm vắng bóng. Chị chia sẻ, đã từng phải vượt qua trầm cảm, stress để tìm lại mình. Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nữ diễn viên về hôn nhân, sự khác biệt của hôn nhân ngoài đời và trên phim.

Lý do nhiều hồ thủy điện vẫn thiếu nước nghiêm trọng dù đã có mưa lớn

MINH HÀ |

Những ngày qua, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn diện rộng, có nơi trên 100mm, nhưng lượng nước đổ về các hồ chứa thủy điện cũng không đáng kể, vẫn thiếu hụt nghiêm trọng.

Cuộc sống hiện tại của Hồng Phượng sau khi rời khỏi nhà cậu là cố NSƯT Vũ Linh

ĐÔNG DU |

Ca sĩ Hồng Phượng cho biết, hiện tại, cô đang đối diện với rất nhiều áp lực sau khi rời khỏi nhà của cậu ruột là cố nghệ sĩ Vũ Linh. Nữ ca sĩ nói, cô đang là người vô gia cư.

Trao trả chiếc đồng hồ Patek Philippe bị mất tại sân bay Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Patek Philippe trị giá 11.124 USD (khoảng 278 triệu đồng) bị mất vào tháng 12.2022 tại sân bay Phú Quốc đã được bàn giao lại cho chủ nhân.

Hơn 4.000 học sinh giành suất vào trường THPT có tỉ lệ chọi 1/12

Vân Trang |

Ngày 17.6, hơn 4.112 học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Vải thiều Việt Nam chính thức được xuất khẩu bằng đường sắt sang Trung Quốc

THUỲ DƯƠNG - NGỌC THUỲ |

Chiều 15.6, chuyến tàu đầu tiên chở vải thiều Lục Ngạn gồm 3 toa hàng với 56 tấn vải thiều tươi được khởi hành vận chuyển đi xuất khẩu ngay tại ga liên vận Kép, tỉnh Bắc Giang.

Cận cảnh 3 container chứa 56 tấn vải thiều xuất khẩu lần đầu bằng đường sắt

Ngọc Thùy - Thùy Dương |

Lần đầu tiên, vải thiều chính thức được xuất khẩu chính ngạch bằng đường sắt sang Trung Quốc tại Bắc Giang.

Đưa mận, vải thiều và nhiều trái cây vào các suất ăn hàng không

PHONG NGUYỄN |

Sau xoài, thanh long, dưa hấu..., vải thiều, mận hậu được đưa vào phục vụ bữa ăn trên máy bay sẽ là kênh quảng bá rất tốt cho nông sản Việt Nam đến bạn bè quốc tế và trong nước.