Chùa Hương mở cửa trở lại: Giá nhà nghỉ, dịch vụ đò dự kiến tăng gấp đôi

Hà Vi |

Theo những chủ kinh doanh nhà nghỉ, lái đò tại khu vực chùa Hương, giá dịch vụ sẽ tăng gấp đôi từ ngày 13.3.

Sau thời gian dài đóng cửa nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, ngày 13.3 tới đây, khu di tích chùa Hương sẽ mở cửa trở lại. Trước thông tin này, người dân phấn khởi chuẩn bị lau dọn đồ đạc, thuyền, đò, hàng hoá để đón du khách.

Hầu hết các hộ dân sinh sống gần khu vực này đều kinh doanh nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, thuyền đò.
Hầu hết các hộ dân sinh sống gần khu vực này đều kinh doanh nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, thuyền đò.

Theo khảo sát của Lao Động, hiện giá phòng nghỉ dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/phòng. Tuy nhiên, theo các chủ kinh doanh dịch vụ này, giá này sẽ không áp dùng từ ngày 13.3: "Khi chùa Hương mở cửa trở lại, khách thập phương đến đây đông hơn. Chắc chắn giá phòng tăng lên từ 500.000 - 600.000 đồng/phòng/đêm".

Cũng thay đổi như giá dịch vụ nghỉ, giá đò vào chùa Hương sẽ tăng kịch khung "theo quy định" là 300.000 đồng/chuyến khứ hồi.

Chị Yến (lái đò) cho hay: "Hôm nay, mỗi chuyến, tôi lấy 200.000 đồng. Đến chiều giảm còn 150.000 đồng nếu khách mặc cả 100.000 đồng cũng đi vì vắng lắm. Chờ cuối tuần khách đến đông giá không thể thấp như hôm nay được".

Theo lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức, khi chùa Hương được mở cửa trở lại, 100% du khách, người phục vụ trong không gian chùa sẽ phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Khách đến chùa phải khai báo y tế để bảo đảm hiệu quả khoanh vùng các trường hợp liên quan trong trường hợp xuất hiện các ca nhiễm COVID-19.

Dưới đây là hình ảnh ghi nhận vào chiều 11.3:

Những còn thuyề, đò “nằm im” chờ khách.
Những còn thuyền, đò “nằm im” chờ khách.
Chùa Hương là điểm lễ Phật đông nhất trong các di tích khu vực miền Bắc (gần 100 vạn người mỗi năm, tập trung chủ yếu vào 3 tháng đầu năm). Chính vì vậy, hàng loạt nhà nghỉ mọc lên phục vụ khách thập phương.
Là một trong những điểm đến di sản trọng điểm của Thủ đô, chùa Hương mang đặc thù về không gian rộng lớn, thời gian trẩy hội kéo dài cùng lượng người về hành hương, lễ Phật luôn đông nhất các di tích khu vực miền Bắc (gần 100 vạn người mỗi năm, tập trung chủ yếu vào 3 tháng đầu năm). Chính vì vậy, hàng loạt nhà nghỉ mọc lên phục vụ khách thập phương.
Lái thuyền, đò lặng lẽ di chuyển trên dòng suối Yến.
Lái thuyền, đò lặng lẽ di chuyển trên dòng suối Yến.

Trước đó từ 0h ngày 16.2, các điểm di tích, đền chùa, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở thủ đô đóng cửa để ngăn nguy cơ COVID-19 lây lan. Từ ngày 2.3, thành phố cho phép nhà hàng kinh doanh ăn, uống phục vụ trong nhà được mở cửa trở lại, nhưng phải đảm bảo giãn cách một mét với khách, hoặc có tấm chắn giữa chỗ ngồi; khuyến khích bán hàng mang về. Các dịch vụ vũ trường, bar, karaoke, cà phê và trà đá ở vỉa hè... tiếp tục bị dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

Hà Vi
TIN LIÊN QUAN

Dịch COVID-19: Khiến cuộc sống người dân chùa Hương bị xáo trộn như nào?

Ngọc Lê - Tạ Quang |

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 16.2, chùa Hương đã tạm dừng đón khách và các lễ hội để phòng dịch COVID-19. Cuộc sống của người dân tại đây cũng trở nên vất vả hơn bao giờ hết.

Người dân phấn khởi khi chùa Hương mở cửa trở lại

Tạ Quang - Ngọc Lê |

Trước thông tin ngày 13.3, chùa Hương (Hà Nội) sẽ được hoạt động trở lại sau thời gian dài đóng cửa chống dịch COVID-19, nhiều người dân tại đây đã tỏ ra rất vui mừng.

Du khách đến chùa Hương phải khai báo y tế bằng ứng dụng QR code

Ngọc Lê - Tạ Quang |

Du khách đến chùa Hương sẽ phải khai báo y tế bằng ứng dụng QR code từ cổng vào di tích, các nhà hàng, 100% khách tham quan phải thực hiện giãn cách, đeo khẩu trang. Lượng khách di chuyển trên đò sẽ bị hạn chế.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Dịch COVID-19: Khiến cuộc sống người dân chùa Hương bị xáo trộn như nào?

Ngọc Lê - Tạ Quang |

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 16.2, chùa Hương đã tạm dừng đón khách và các lễ hội để phòng dịch COVID-19. Cuộc sống của người dân tại đây cũng trở nên vất vả hơn bao giờ hết.

Người dân phấn khởi khi chùa Hương mở cửa trở lại

Tạ Quang - Ngọc Lê |

Trước thông tin ngày 13.3, chùa Hương (Hà Nội) sẽ được hoạt động trở lại sau thời gian dài đóng cửa chống dịch COVID-19, nhiều người dân tại đây đã tỏ ra rất vui mừng.

Du khách đến chùa Hương phải khai báo y tế bằng ứng dụng QR code

Ngọc Lê - Tạ Quang |

Du khách đến chùa Hương sẽ phải khai báo y tế bằng ứng dụng QR code từ cổng vào di tích, các nhà hàng, 100% khách tham quan phải thực hiện giãn cách, đeo khẩu trang. Lượng khách di chuyển trên đò sẽ bị hạn chế.