Thương hiệu đội tuyển đang bị lãng phí? - Vì sao doanh nghiệp Việt chưa mặn mà? (kỳ 2)

HOÀI ĐAN |

Nguồn thu chính của VFF đến từ các nhà tài trợ cho các ĐTQG nam, nữ, U.23 và các giải trẻ, nhưng “thu nhập” này không thấm vào đâu so với những khoản tổng chi trong năm. Và việc nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chưa mặn mà với thương hiệu ĐTQG đã tạo ra khoảng trống lớn ngay trên sân nhà...

VFF đang bị động

Theo báo cáo tài chính trong năm 2017, với việc bán thương quyền của các ĐTQG, vận động tài trợ, ngân sách... khi các đội tham dự giải đấu lớn, VFF đã thu về được khoảng 150 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính tại Hội nghị BCH VFF lần thứ 11, hoạt động thu chi trong năm vẫn bị âm gần 7 tỉ đồng. Lý do được VFF đưa ra là năm 2017 VFF phải đầu tư cho các đội tuyển trẻ tham dự nhiều giải đấu quốc tế, đội dự tuyển bị cắt ngân sách từ tháng 11, U.20 dự VCK U.20 World Cup không có nhà tài trợ…

Trong năm 2018, VFF sẽ phải lo cho 6 đội tuyển dự các giải châu lục gồm ĐTQG nữ, ĐTQG nam, futsal, U.23, U.19 và U.16. Dự kiến kinh phí cho 6 đội tập huấn, tham dự sân chơi Châu Á không dưới 70 tỉ đồng. Chính vì thế, bài toán kinh tế lại là vấn đề trăn trở lớn.

Trong số 6 đối tác của VFF đang tài trợ cho các ĐTQG là Z.Com, Yanmar, Suzuki, Sony, VP Milk, Grand Sprot thì chỉ có duy nhất thương hiệu VP Milk là doanh nghiệp trong nước, bản hợp đồng đã được bầu Đức kết nối đưa về khi là đối tác là nhà tài trợ chính của CLB HAGL. Bản hợp đồng giữa VP Milk và VFF kéo dài chưa đầy 1 năm, kéo dài đến cuối tháng 3.2018. Sở dĩ như vậy vì đây là thời điểm mà VFF sẽ kết thúc nhiệm kỳ VII. Bên cạnh đó thì mục tiêu chính của bản hợp đồng đó chính là hướng đến U.22 tại SEA Games 29 mà thầy trò HLV Hữu Thắng thất bại.

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt tay với những CLB lớn tại giải Ngoại hạng Anh như Viettinbank liên kết với Chelsea, BIDV và Sơn Kansai ký hợp đồng với Manchester United… với giá trị hàng triệu USD/năm lại không gắn bó với thương hiệu các ĐTQG?

Điều này có thể lý giải theo 2 khả năng: Một là các doanh nghiệp Việt chưa đánh giá hết tiềm năng về thương hiệu của đội tuyển, hoặc thương hiệu của các ĐTQG cũng chưa đủ sức hấp dẫn cho các doanh nghiệp “khủng” trong nước. Thứ hai, cũng cần phải thấy rằng VFF đang bị động trong việc khai thác thương quyền đội tuyển.

Cần bắt đầu từ “cơn sốt” U.23 Việt Nam

Thực tế cho thấy, VFF vẫn thiếu hẳn một chiến lược về việc phát triển thương hiệu của đội tuyển. Đặc biệt, vấn đề tạo ra doanh thu từ thương mại hóa thương hiệu đội tuyển vẫn chưa hiệu quả.

Nhìn vào “cơn sốt” U.23 vừa qua có thể thấy đấy là mảnh đất đầy tiềm năng cho việc phát triển thương hiệu. Thực tế, số lượng doanh nghiệp đã công bố thưởng cho chiến tích của thầy trò HLV Park Hang-seo đã lên đến 40 tỉ đồng với gần 100 doanh nghiệp. Trong đó, nhiều doanh nghiệp trong nước đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt đến bóng đá. Thế nhưng câu hỏi được đặt ra, có bao nhiêu doanh nghiệp sẵn sàng gắn bó lâu dài thì vẫn chưa thấy một đối tác nào thực sự tiềm năng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp hứa thưởng nhưng chính VFF và các cầu thủ vẫn phải chờ đợi tiền về tài khoản từng ngày.

Liên quan đến chuyện khai thác hình ảnh, có thể thấy một khoảng trốmg lớn, bởi nhìn vào “cơn sốt” U.23 Việt Nam vừa qua thì nhiều doanh nghiệp đã sử dụng và khai thác hình ảnh thầy trò HLV Park Hang-seo một cách khá thoải mái. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn “ăn theo” cơn sốt.

Sau đó, VFF đã ra thông báo về việc sở hữu quyền thương mại đối với các ĐTQG Việt Nam và nêu rõ: “Với sự thành công của ĐT U.23 Việt Nam đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của U.23 Việt Nam để kinh doanh, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của VFF. Vì vậy, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nào sử dụng tên gọi, hình ảnh của các ĐTQG khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của VFF là hành vi vi phạm quyền thương mại của VFF và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc khai thác trái phép các quyền thương mại liên quan đến các ĐTQG Việt Nam. VFF yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chấm dứt ngay hành vi sử dụng trái phép tên gọi, hình ảnh, thương hiệu của các ĐTQG. VFF sẽ tiến hành các biện pháp trong phạm vi thẩm quyền để bảo vệ thương quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật”.

Đây là điều lẽ ra phải có sự chủ động và tính toán từ trước. U.23 Việt Nam được yêu mến, trở thành một thương hiệu mạnh và cần được khai thác. VFF cần có một chiến lược phát triển thương hiệu để các doanh nghiệp trong nước có thể trực tiếp tham gia đầu tư lâu dài cho ĐTQG, tạo “bầu sữa” để phát triển lâu dài cho bóng đá Việt.

HOÀI ĐAN
TIN LIÊN QUAN

Đấu giá bóng và áo đấu đội tuyển U23 tặng Thủ tướng, giá khởi điểm 1 tỉ đồng/món

TS |

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa phát thông báo mời tham gia đấu giá quà lưu niệm đặc biệt của Đội tuyển U23 Việt Nam tặng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; kinh phí thu được sẽ dành tặng các gia đình người có công với cách mạng và các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Thương hiệu đội tuyển đang bị lãng phí?: Chuyện những chiếc áo đấu (kỳ 1)

HOÀI ĐAN |

Bóng đá Việt Nam đang tạo được hiệu ứng tích cực từ xã hội sau thành công của U.23 Việt Nam tại giải U.23 Châu Á. Thế nhưng chuyện khai thác hình ảnh và thương mại hóa những đồ vật liên quan đến thương hiệu đội tuyển như áo đấu… đang bị lãng phí.

Đẹp rồi, các bạn U.23 về khổ luyện đi nhé

LÊ THANH PHONG |

Người hâm mộ TPHCM yêu mến đội tuyển U.23 VN, có mặt ở sân vận động Thống Nhất để giao lưu. Sự yêu mến thì không biết thế nào là giới hạn, các bạn xứng đáng với tình yêu đó vì đã đem đến cảm xúc tột đỉnh cho người yêu bóng đá.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Đấu giá bóng và áo đấu đội tuyển U23 tặng Thủ tướng, giá khởi điểm 1 tỉ đồng/món

TS |

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa phát thông báo mời tham gia đấu giá quà lưu niệm đặc biệt của Đội tuyển U23 Việt Nam tặng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; kinh phí thu được sẽ dành tặng các gia đình người có công với cách mạng và các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Thương hiệu đội tuyển đang bị lãng phí?: Chuyện những chiếc áo đấu (kỳ 1)

HOÀI ĐAN |

Bóng đá Việt Nam đang tạo được hiệu ứng tích cực từ xã hội sau thành công của U.23 Việt Nam tại giải U.23 Châu Á. Thế nhưng chuyện khai thác hình ảnh và thương mại hóa những đồ vật liên quan đến thương hiệu đội tuyển như áo đấu… đang bị lãng phí.

Đẹp rồi, các bạn U.23 về khổ luyện đi nhé

LÊ THANH PHONG |

Người hâm mộ TPHCM yêu mến đội tuyển U.23 VN, có mặt ở sân vận động Thống Nhất để giao lưu. Sự yêu mến thì không biết thế nào là giới hạn, các bạn xứng đáng với tình yêu đó vì đã đem đến cảm xúc tột đỉnh cho người yêu bóng đá.