Ngành tiêu tiền bàn về kinh tế thể thao Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Kinh tế thể thao không phải là khái niệm mới ở Việt Nam, nhưng việc thực hiện và phát triển lại chưa xứng tầm với những tiềm năng sẵn có.

Kinh tế thể thao là gì?

Thể thao Việt Nam phát triển mạnh trong nhiều năm qua, khẳng định vị thế trong khu vực Đông Nam Á, tạo dấu ấn trên các đấu trường châu Á lẫn thế giới. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy, trong suy nghĩ và cách nhìn của nhiều người, thể thao Việt Nam bị coi là “ngành tiêu tiền”. Nghĩa là không có đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là cách hiểu qua những gì nhìn thấy chứ không phải bản chất. Thực tế, bên trong các hoạt động thể thao đã có khía cạnh kinh tế. Chỉ là khía cạnh kinh tế đó chưa được kích hoạt một cách xứng tầm với sự phát triển của thể thao Việt Nam.

Khái niệm “kinh tế thể thao” được nhắc đến từ lâu. Trong bài viết của mình tại hội nghị quốc tế “Phát triển thể thao - Tầm nhìn Olympic” năm 2012, cố Giáo sư, Tiến sĩ Dương Nghiệp Chí viết: “Kinh tế thể thao là tổng hòa của hoạt động kinh tế trong lĩnh vực thể thao với mối quan hệ kinh tế nói chung. Đây là lĩnh vực tiêu dùng đặc biệt của nền kinh tế quốc dân cung ứng dịch vụ (hoặc phục vụ) cho xã hội.

Trong lĩnh vực thể dục thể thao, ngày nay tồn tại hoạt động kinh tế sản xuất ra hàng hóa phục vụ thể thao, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm tương ứng”.

Hiểu nôm na là, thể thao phải trở thành “sản phẩm hàng hóa” có giá trị trao đổi để “người tiêu dùng” - thông qua chi phí - được hưởng dịch vụ. Các sản phẩm (hàng hóa) của hoạt động thể thao được thể hiện dưới hình thức thi đấu, biểu diễn, hướng dẫn khai thác sân bãi và cơ sở vật chất...

Những số liệu và ví dụ trên thế giới đều chỉ ra rằng, kinh tế thể thao đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Như ở Mỹ, kinh tế thể thao chiếm 2,4% GDP, hay ở Trung Quốc là 1,2% GDP.

Còn tại Anh, nơi có giải Ngoại hạng nổi tiếng thế giới, tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh thể thao đã vượt tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế trong 2 thập niên gần đây, đóng góp cho ngân sách quốc gia gần 20 tỉ bảng/năm.

Tiềm năng và cơ hội cho kinh tế thể thao tại Việt Nam

Trở lại với Việt Nam, với rất nhiều sự kiện thể thao - từ chuyên nghiệp đến phong trào hay cấp độ học đường, tiềm năng cho kinh tế thể thao Việt Nam là rất lớn. Thế nhưng, thể thao ở Việt Nam lại là hoạt động xã hội mang tính phi kinh tế. Hoạt động kinh tế thể thao và thị trường kinh tế thể thao Việt Nam ở quy mô rất nhỏ.

Nhiều dư địa như bán vé, nguồn thu từ các dịch vụ tổ chức thể dục thể thao, bản quyền truyền hình thể thao, quảng cáo tài trợ và dịch vụ (trong đó có cá cược thể thao) nhưng việc khai thác ít hiệu quả. Dễ hiểu là, muốn chuyển đổi hoạt động thể thao mang tính phi kinh tế sang kinh tế, cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy.

Năm 2021, Dự thảo Chiến lược phát triển thể thao đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần đầu tiên đề cập đến kinh tế thể thao. Cuối năm 2022, Diễn đàn Thể thao Việt Nam (Vietnam Sports Forum - VSF) lần thứ nhất được tổ chức, với Hội thảo quốc tế về “Chuyên nghiệp hoá kinh doanh và tiếp thị thể thao”.

Sáng 3.6 vừa qua, Diễn đàn kinh tế thể thao Việt Nam với chủ đề “Phát huy tiềm năng của kinh tế thể thao trong thời kỳ mới” được tổ chức.

Có thể thấy, đã và đang có những hoạt động nghiêm túc hơn trong vấn đề kinh tế thể thao ở Việt Nam, nhằm đưa thể thao trở thành một ngành kinh tế thực thụ mang lại lợi ích, giá trị cao cho các doanh nghiệp, vận động viên thể thao chuyên nghiệp và ngành thể thao Việt Nam nói chung.

Tuy vậy, khi bắt tay vào thực hiện, vấn đề lại không đơn giản…

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Diễn đàn kinh tế thể thao Việt Nam và những gợi mở cho tương lai

TAM NGUYÊN |

Diễn đàn kinh tế thể thao Việt Nam 2023 là bước đệm cho sự thay đổi về tư duy trong hoạt động kinh doanh thể thao.

Thể thao Việt Nam và kế hoạch giành từ 3-5 huy chương vàng ASIAD 19

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu giành từ 3-5 huy chương vàng tại ASIAD 19.

Chủ tịch nước biểu dương Đoàn thể thao Việt Nam sau SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Ngày 23.5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp đón Đoàn Thể thao Việt Nam vừa trở về từ SEA Games 32, đồng thời biểu dương và động viên các huấn luyện viên, vận động viên, cán bộ đoàn... sau những thành tích ấn tượng tại Đại hội năm nay.

Thể thao Việt Nam và nhiệm vụ nâng tầm

TAM NGUYÊN |

Cùng môn thi đấu nhưng rõ ràng là hệ quy chiếu giữa SEA Games với đấu trường ASIAD hay Olympic là rất khác nhau.

Đi biển xuyên đêm, phụ huynh vẫn đội mưa đưa đón con thi lớp 10

THUỲ TRANG - MAI HƯƠNG |

Sau một đêm dài lênh đênh trên biển đánh bắt cá, ông Nguyễn Văn Bảy (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vẫn tranh thủ trở về nhà từ sáng sớm để đưa con gái đi thi tuyển sinh lớp 10. “Kỳ thi quan trọng, cháu chỉ tin tưởng ba đưa đi cho may mắn nên tôi cố gắng hỗ trợ con. Con thi áp lực nên chút mệt nhọc của cha mẹ cũng chẳng có gì” – ông Bảy nói.

Nga - Ukraina đối mặt tại tòa án tối cao của Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Nga và Ukraina đối mặt tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở The Hague, Hà Lan của Liên Hợp Quốc trong ngày 6.6 cho vụ kiện do Kiev đệ trình từ năm 2017.

Giảm tuổi nghỉ hưu - mong muốn của công nhân

LƯƠNG HẠNH |

Rất ít công nhân có thể làm việc đến độ tuổi hưởng lương hưu theo quy định hiện hành. Với họ, độ tuổi nghỉ hưu hiện nay là quá cao. Đa số lao động trực tiếp trong khu công nghiệp cho biết chỉ đủ sức khỏe để làm việc đến 50 tuổi.

Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông gây mưa dông gió mạnh

AN AN |

Dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp trên khu vực Biển Đông kết hợp với gió mùa tây nam gây thời tiết mưa dông gió mạnh diện rộng trên biển.

Diễn đàn kinh tế thể thao Việt Nam và những gợi mở cho tương lai

TAM NGUYÊN |

Diễn đàn kinh tế thể thao Việt Nam 2023 là bước đệm cho sự thay đổi về tư duy trong hoạt động kinh doanh thể thao.

Thể thao Việt Nam và kế hoạch giành từ 3-5 huy chương vàng ASIAD 19

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu giành từ 3-5 huy chương vàng tại ASIAD 19.

Chủ tịch nước biểu dương Đoàn thể thao Việt Nam sau SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Ngày 23.5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp đón Đoàn Thể thao Việt Nam vừa trở về từ SEA Games 32, đồng thời biểu dương và động viên các huấn luyện viên, vận động viên, cán bộ đoàn... sau những thành tích ấn tượng tại Đại hội năm nay.

Thể thao Việt Nam và nhiệm vụ nâng tầm

TAM NGUYÊN |

Cùng môn thi đấu nhưng rõ ràng là hệ quy chiếu giữa SEA Games với đấu trường ASIAD hay Olympic là rất khác nhau.