Thể thao Việt Nam tầm nhìn từ SEA Games đến ASIAD, Olympic

AN NGUYÊN (thực hiện) |

Chiến lược phát triển của thể thao Việt Nam là nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện nhằm hướng đến những đấu trường cao hơn SEA Games là ASIAD, Olympic. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao về vấn đề này.

SEA Games 32 chính thức khai mạc ngày 5.5, nhìn lại quá trình chuẩn bị của thể thao Việt Nam, chúng ta có thể lạc quan?

- Tại SEA Games 32, đoàn thể thao Việt Nam sẽ tham dự tổng số 39 môn/phân môn với 466 nội dung thi đấu. Số lượng thành viên của đoàn là 1.000 người, trong đó có hơn 700 vận động viên.

Thời gian qua, các vận động viên đã tích cực tập luyện tại các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia. Một số đội tuyển trọng điểm thực hiện liên thông các nhiệm vụ SEA Games, ASIAD đã có lịch tập huấn và thi đấu ở nước ngoài. Các đội tuyển khác vẫn thực hiện theo lịch trình, bộ môn cũng chủ động tổ chức các giải đấu trong nước để vận động viên có điều kiện thi đấu, điều chỉnh tâm lí trước thềm SEA Games.

Các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho vận động viên, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng nâng từ 320.000 đồng/ngày lên 480.000 đồng/ngày. Ngoài ra, các Trung tâm đều đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện. Đồng thời, ban huấn luyện các bộ môn cũng có báo cáo thường xuyên với đơn vị chuyên môn.

SEA Games 32 không chỉ cắt một số môn thể thao thế mạnh của Việt Nam, mà đến trước thời điểm khai mạc, đoàn thể thao Việt Nam còn phải điều chỉnh nhân sự khi giảm số lượng vận động viên. Điều này ảnh hưởng thế nào đến việc thực hiện chỉ tiêu huy chương?

- Nhiều thông tin cho rằng đoàn thể thao Việt Nam điều chỉnh nhân sự vì thiếu kinh phí. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định, việc điều chỉnh nhân sự này không liên quan nhiều đến vấn đề thiếu kinh phí, chỉ là việc phải cân đối kinh phí và nguồn lực dàn trải cho 7 Đại hội trong năm 2023. Quan trọng nhất vẫn là rà soát chuyên môn.

SEA Games là đấu trường phù hợp nhất với thể thao Việt Nam, do đó các vận động viên đến SEA Games là để giành thành tích, không phải để cọ xát, học tập.

Đoàn thể thao Việt Nam lên đường tham dự SEA Games 32 ngày 3.5. Ảnh: Bùi Lượng
Đoàn thể thao Việt Nam lên đường tham dự SEA Games 32 ngày 3.5. Ảnh: Bùi Lượng

Thực ra, không phải chỉ tiêu 100 Huy chương Vàng là áp lực đâu, thậm chí chỉ 1 huy chương thôi cũng áp lực rồi. SEA Games là cuộc tranh chấp huy chương quyết liệt của các quốc gia phát triển như Thái Lan, Indonesia... Mục tiêu của thể thao Việt Nam là lọt vào Top 3, nếu không đạt được 100 Huy chương Vàng như dự kiến thì khó hoàn thành mục tiêu đề ra.

Có quan điểm cho rằng, đã đến lúc chúng ta nên coi đấu trường SEA Games là sân chơi rèn luyện cho các vận động viên trẻ, dồn sự đầu tư cho các môn trọng điểm Olympic. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?

- Thể thao Việt Nam nếu có điều kiện phấn đấu đến đấu trường cao hơn như trong chiến lược thể thao đang trình Chính phủ phê duyệt thì trọng tâm là ASIAD.

Về quan điểm cho các vận động viên trẻ dự SEA Games để cọ xát, những người làm chuyên môn như chúng tôi cũng rất mong muốn như thế. Thời điểm này, Việt Nam không coi SEA Games là đấu trường để phấn đấu nữa, mà tính phù hợp ở đây là thi đấu và giành thành tích trong tầm tay. Chúng ta phải vượt qua nó để có thể tiến đến đấu trường ASIAD.

Việc cho vận động viên trẻ dự SEA Games rất hợp lí, là sự chuẩn bị cho để hướng đến những giải đấu cao hơn. Những điều này đều nằm trong chiến lược phát triển đang trình Chính phủ, đó là hướng đi đúng với thể thao Việt Nam trong thời gian tới. Nhưng muốn như thế thì phải có nguồn lực đầu tư. Sắp tới, nếu Chính phủ thông qua chiến lược này thì ngành thể thao sẽ có thêm nguồn lực lớn, từ đó khoanh vùng những nội dung cần chuẩn bị.

Từ việc đoàn thể thao Việt Nam điều chỉnh nhân sự tại SEA Games 32 và cân đối kinh phí cho các đại hội trong năm, giới chuyên môn tiếp tục nói đến việc thể thao cần phải dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, nói cách khác là tự nuôi chính mình. Đây có phải là vấn đề khó với thể thao Việt Nam, thưa ông?

- Trong năm 2023, thể thao Việt Nam có 3 nhiệm vụ trọng tâm là SEA Games, ASIAD, vòng loại Olympic và 4 nhiệm vụ tại các đại hội khác nên cần phải cân đối kinh phí. Nói một cách công bằng, vận động viên, đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games, ASIAD là hình ảnh của thể thao Việt Nam với quốc tế, nên những nhiệm vụ này nhà nước sẽ lo hết.

Tại SEA Games 31 và sắp tới là SEA Games 32, esport là bộ môn tình nguyện lo hết kinh phí từ cơ sở vật chất, tổ chức, đưa vận động viên tham dự... Điều này nhà nước không bắt buộc, nhưng việc xã hội hoá hoàn toàn như vậy rất hoan nghênh. Ngược lại, các môn khác chưa làm được điều đó thì nhà nước có nguồn hỗ trợ.

Nguồn lực nhà nước chỉ có giới hạn nhất định. Để đảm bảo các yêu cầu về trang thiết bị, y học... nhằm nâng cao thành tích cho các vận động viên, các môn thể thao đều có chỉ đạo cố gắng tìm nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, hiện nay các liên đoàn, hiệp hội thể thao mới chỉ làm được một vài việc như hỗ trợ vận động viên về tinh thần, phần thưởng, còn để bỏ tiền ra cho vận động viên đi thi đấu, cọ xát thì chưa làm được, chỉ có rất ít số lượng liên đoàn làm được điều này.

Hiện tại chỉ có esport là xã hội hoá hoàn toàn, còn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ... cũng chưa thể xã hội hoá. Việc xã hội hoá thể thao hay thể thao tự nuôi chính mình cần phải có thời gian.

Như ông vừa nói, muốn các vận động viên vươn tầm tại đấu trường ASIAD thì phải đảm bảo các yếu tố cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện. Ông có thể chia sẻ thêm về tình trạng cơ sở vật chất ở các bộ môn thể thao, đặc biệt là các bộ môn "xương sống" như bơi, võ...? 

- Từ trước đến nay mình chưa có đủ các điều kiện cho thể thao Việt Nam đáp ứng yêu cầu nâng cao thành tích. Vận động viên Việt Nam muốn đến được đấu trường như ASIAD và có thành tích phải đảm bảo về mặt trang thiết bị, dinh dưỡng, y học...

Trang thiết bị tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia chưa đảm bảo chuẩn so với các nước phát triển. Chẳng hạn như chưa có nhà tập máy lạnh, khi vận động viên tập luyện vào mùa hè với cường độ cao nhưng nhà tập nóng sẽ ảnh hưởng đến chuyên môn. Cơ sở vật chất hiện tại chỉ đáp ứng được nhiệm vụ SEA Games, còn trang thiết bị vật chất giúp vận động viên thi đấu ở ASIAD, Olympic vẫn còn hạn chế.

Trong chiến lược trình Chính phủ, chúng tôi đã nêu ra các vấn đề trọng tâm, bao gồm nâng cao cơ sở vật chất, kĩ thuật. Hiện nay, Bộ VHTTDL đã trình Chính phủ và làm việc với các ban, ngành để lên kế hoạch cho ngành thể thao, trong đó có nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật cho các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia. Có thể trong năm nay, một số trung tâm sẽ nâng cấp cơ sở vật chất, điều này giúp vận động viên được hưởng chế độ tập luyện tốt hơn. 

AN NGUYÊN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng Chính phủ động viên Đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có buổi gặp mặt và động viên tinh thần Đoàn thể thao Việt Nam trước thềm khai mạc SEA Games 32.

Khởi đầu thuận lợi của U22 và đội tuyển nữ Việt Nam tại SEA Games 32

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển nữ và U22 Việt Nam đang có sự khởi đầu thuận lợi trong hành trình bảo vệ tấm huy chương vàng SEA Games.

Tuyển nữ Việt Nam thắng dễ Malaysia trận ra quân SEA Games 32

NHÓM PV |

Đội tuyển nữ Việt Nam đã giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trước đội tuyển nữ Malaysia trận ra quân bảng A, bóng đá nữ SEA Games 32.

Có khách hàng không cần cung cấp chứng cứ, Manulife vẫn trả lại 100% tiền

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

Sáng ngày 8.5, Manulife Việt Nam tiếp tục các buổi đối thoại trực tiếp với khách hàng để giải quyết các khiếu nại liên quan đến sản phẩm "Tâm an đầu tư" phân phối qua Ngân hàng SCB. Có trường hợp không cần cung cấp bằng chứng vẫn được hoàn trả lại 100% số tiền đã đóng trước đó.

Chế tài xử lý người phát tán clip vụ chủ shop thoát khỏi tay kẻ hiếp dâm

Quang Việt |

Chuyên gia luật cho rằng, clip vụ chủ shop ở Vĩnh Phúc thoát khỏi kẻ hiếp dâm bị phát tán trên mạng xã hội, sẽ gây ảnh hưởng tâm lí với nạn nhân.

9 thuyền bị lật, 1 ngư dân mất tích khi câu mực trên biển

ĐÀO HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Khi đang câu mực đêm trên biển, 9 thuyền nan gồm 10 ngư dân không may bị giông, lốc nhấn chìm. May mắn 9 ngư dân bơi được vào bờ, còn 1 người đang mất tích.

Nhiều ôtô bị văng đá dăm trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây gây nứt kính

DUY TUẤN |

Nhiều tài xế “kêu trời” vì một vài vị trí trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có đá dăm trên mặt đường. Các xe ô tô chạy phía trước với tốc độ cao làm văng đá dăm lên kính xe ôtô chạy phía sau gây nứt kính.

Bản tin SEA Games: Đoàn Việt Nam tiếp tục cạnh tranh huy chương vàng

NHÓM PV |

Bản tin SEA Games ngày 8.5: Huy chương vàng lịch sử bóng rổ nữ; U22 Việt Nam chạm trán U22 Malaysia; Kỳ vọng vào các vận động viên điền kinh…

Phó Thủ tướng Chính phủ động viên Đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có buổi gặp mặt và động viên tinh thần Đoàn thể thao Việt Nam trước thềm khai mạc SEA Games 32.

Khởi đầu thuận lợi của U22 và đội tuyển nữ Việt Nam tại SEA Games 32

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển nữ và U22 Việt Nam đang có sự khởi đầu thuận lợi trong hành trình bảo vệ tấm huy chương vàng SEA Games.

Tuyển nữ Việt Nam thắng dễ Malaysia trận ra quân SEA Games 32

NHÓM PV |

Đội tuyển nữ Việt Nam đã giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trước đội tuyển nữ Malaysia trận ra quân bảng A, bóng đá nữ SEA Games 32.