Chiến lược phát triển bóng đá Việt đã “chết yểu”?

HOÀI ĐAN |

Dự kiến vào ngày 19.12 tới, Bộ VHTTDL sẽ tiến hành sơ kết “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” giai đoạn 2013-2017. Nhìn những kết quả mà bóng đá Việt Nam thời gian qua, có một câu hỏi được đặt ra là: Chiến lược “hóa rồng” bóng đá Việt có phải đang “chết yểu”?

Khó thực hiện mục tiêu

Một số mục tiêu của bóng đá Việt Nam được đề ra ở giai đoạn 1 của chiến lược từ năm 2012-2020 là ĐT Việt Nam và U.23 Việt Nam phấn đấu đoạt ngôi vô địch AFF Cup hoặc SEA Games (từ 1-2 lần), bóng đá nam đứng trong nhóm 15 quốc gia có nền bóng đá hàng đầu Châu Á, bóng đá nữ đứng trong nhóm 6 quốc gia mạnh khu vực Châu Á.

Đến nay, khi giai đoạn 1 chỉ còn 3 năm nữa sẽ kết thúc, nhìn lại những thành quả mà bóng đá Việt Nam đạt được đều không chạm tới những mục tiêu đã đề ra.

Giai đoạn 2013-2017 gắn liền với nhiệm kỳ VII của VFF. Đó là giai đoạn mà lần đầu tiên bộ máy lãnh đạo của VFF do những doanh nhân đứng đầu. Đây cũng là nhiệm kỳ mà Công ty CP BĐCN Việt Nam (VPF) đã có những hoạt động mạnh mẽ trong việc tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia.

Tuy nhiên, nhìn lại nhiệm kỳ VII, vai trò của các doanh nhân lại chỉ dừng lại ở việc đóng góp âm thầm của bầu Đức cho ĐTQG, U.23 Việt Nam và bầu Tú cho bóng đá futsal, bóng đá nữ và giải trẻ ở góc độ tài trợ. Còn Chủ tịch Lê Hùng Dũng chỉ làm việc được 1/2 nhiệm kỳ đã rút lui vào hậu trường, giao việc cho cấp phó vì lý do sức khoẻ. Bên cạnh đó, bộ máy lãnh đạo của VFF cũng luôn rơi vào trạng thái “đoàn kết... chưa cao”.

Nhiệm kỳ VII của VFF, ở sân chơi Đông Nam Á, bóng đá Việt Nam đã thất bại trong 2 kỳ AFF Cup 2014 và 2016, U.23 Việt Nam cũng vỡ mộng ở 2 kỳ SEA Games 2015 và 2017. Như vậy, trong 3 năm còn lại, các ĐTQG sẽ phải giành ít nhất 1 chức vô địch. Và điều này được xem là rất khó trong bối cảnh bóng đá Việt Nam đã không còn được xem là đối trọng với Thái Lan, trong khi đó các nền bóng đá khác cũng đang có những bước phát triển ngang, thậm chí là hơn chúng ta.

Trong giai đoạn 2013-2018, điều đáng ghi nhận nhất của bóng đá Việt Nam là việc ĐT futsal loạt vào World Cup futsal 2016, U.20 Việt Nam lọt vào VCK U.20 World Cup 2017. Ngoài ra, trong năm 2017, có đến 6 đội tuyển nam, nữ cùng lọt vào VCK các giải đấu của châu lục. Đặc biệt, với việc Asian Cup mở rộng số đội từ 16 lên 24, ĐT Việt Nam đã lần đầu tiên giành vé trực tiếp tham dự sân chơi này vào năm 2018. Đến đây, mục tiêu bóng đá nam lọt top 15 và bóng đá nữ lọt top 6 Châu Á vẫn còn cơ hội thực hiện. Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia thì mục tiêu này là rất khó. Chính vì vậy mà nhiều ý kiến cho rằng, chiến lược này đang có nguy cơ “chết yểu”.

Vì sao không có “hội thảo bóng đá”?

Tổng cục Trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng cho biết, ở buổi sơ kết sắp tới, thành phần tham dự sẽ gồm quan chức bộ, ngành thể thao, VFF, đại diện các CLB và một số cán bộ VFF qua các thời kỳ tham dự. Ngoài việc sơ kết chiến lược phát triển bóng đá giai đoạn 2013-2017, hội nghị cũng sẽ nghe những ý kiến đóng góp của các đại biểu cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam thời gian tới.

Như vậy, nhiều khả năng, đây là hội nghị sẽ vừa sơ kết, đồng thời lấy ý kiến theo hướng mở thay vì sẽ có một hội thảo về bóng đá riêng như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi làm việc với Bộ VHTTDL, ngành thể thao và VFF trước đó. Phó Thủ tướng đã nêu ý kiến: “Nên tổ chức một hội nghị mở rộng để lắng nghe tất cả ý kiến của những người có chuyên môn, tâm huyết đối với bóng đá nước nhà...”. Hội thảo mà lẽ ra theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong năm 2017, trước thềm đại hội VFF nhiệm kỳ VIII diễn ra vào tháng 3.2018. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thông tin sẽ có một hội thảo bóng đá vẫn “im hơi lặng tiếng”.

Thực tế, từng có một cuộc hội thảo dự kiến về bóng đá Việt Nam được ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục TDTT nêu ra tại Hội nghị tổng kết các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam 2015. Thế nhưng khi dư luận chờ đợi cuộc hội thảo đó như một “hội nghị Diên Hồng” cho bóng đá để thay đổi thì ngành thể thao lại bối rối và vấp phải những vấn đề nội tại. Và “sức nóng” của nó đã khiến cho Tổng cục TDTT sau này cũng không còn đề cập đến việc tổ chức.

Và thời điểm mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với VFF cũng là lúc vấn đề bóng đá đang nóng hơn bao giờ hết, từ tình trạng khán giả thờ ơ với bóng đá nội, chuyện một ông chủ sở hữu nhiều đội bóng và thành tích của ĐTQG, U.23 trong khu vực... Bởi quá nhiều vấn đề “nóng” khiến một quan chức VFF phải thốt lên rằng, đây là lần hiếm hoi trong lịch sử VFF, Chính phủ là có một buổi làm việc trực tiếp với Liên đoàn để bàn về bóng đá như thế.

Và khi nhìn vào giai đoạn 2 của chiếc lược từ 2021-2030, đội tuyển bóng đá nam hướng tới mục tiêu đứng trong Top 10 và bóng đá nữ lọt Top 5 Châu Á, tất cả đều thấy đó là điều bất khả thi...

HOÀI ĐAN
TIN LIÊN QUAN

Ông Trần Anh Tú được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc VPF

HOÀI ĐAN |

Tại cuộc họp phiên thứ 2 của HĐQT Công ty VPF khóa III đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó 100% thành viên HĐQT nhất trí bổ nhiệm Chủ tịch Trần Anh Tú làm Tổng Giám đốc Cty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) nhiệm kỳ 2017-2020.

Từ ông bầu futsal đến Chủ tịch VPF

Hoài Đan |

Ông Trần Anh Tú chấp nhận ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BĐCN Việt Nam (VPF), đồng nghĩa với việc ông bầu futsal này đã chính thức dấn thân vào con đường làm bóng đá chuyên nghiệp một cách trực tiếp.

Nhìn lại nhiệm kỳ VII VFF: Những doanh nhân thành công hay thất bại?

HOÀI ĐAN |

Nhiệm kỳ VII Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) sẽ chính thức khép lại khi đại hội VIII diễn ra vào tháng 3.2018. Đến thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”, một câu hỏi được dư luận đặt ra: Các doanh nhân đã ngồi ghế lãnh đạo VFF, thành công hay thất bại?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ông Trần Anh Tú được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc VPF

HOÀI ĐAN |

Tại cuộc họp phiên thứ 2 của HĐQT Công ty VPF khóa III đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó 100% thành viên HĐQT nhất trí bổ nhiệm Chủ tịch Trần Anh Tú làm Tổng Giám đốc Cty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) nhiệm kỳ 2017-2020.

Từ ông bầu futsal đến Chủ tịch VPF

Hoài Đan |

Ông Trần Anh Tú chấp nhận ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BĐCN Việt Nam (VPF), đồng nghĩa với việc ông bầu futsal này đã chính thức dấn thân vào con đường làm bóng đá chuyên nghiệp một cách trực tiếp.

Nhìn lại nhiệm kỳ VII VFF: Những doanh nhân thành công hay thất bại?

HOÀI ĐAN |

Nhiệm kỳ VII Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) sẽ chính thức khép lại khi đại hội VIII diễn ra vào tháng 3.2018. Đến thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”, một câu hỏi được dư luận đặt ra: Các doanh nhân đã ngồi ghế lãnh đạo VFF, thành công hay thất bại?