WHO gióng hồi chuông cảnh báo về việc tiêu thụ muối

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về nhu cầu giảm lượng muối trong bữa ăn. Chỉ có 5% quốc gia trên thế giới có thể đáp ứng nhiệm vụ phổ quát này.

Hiện nay, lượng muối ăn trung bình một ngày của một người trên thế giới là 10,8 gram, cao hơn gấp đôi so với khuyến nghị của WHO là 5 gram muối mỗi ngày (một thìa cà phê) cho người lớn.

Theo WHO, việc có quá nhiều muối trong chế độ ăn uống trở thành yếu tố rủi ro chính gây ra bệnh tật và tử vong liên quan đến chế độ ăn uống.

Ngày càng có nhiều bằng chứng nói lên mối liên hệ giữa lượng natri cao dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư dạ dày, béo phì, loãng xương và bệnh thận.

Natri là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm.

Nguồn natri chính là muối ăn (natri clorua), nhưng nó cũng có trong các loại gia vị và phụ gia khác, như bột canh chẳng hạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, các nỗ lực giảm muối có thể cứu sống 7 triệu người vào năm 2030.

Báo cáo cũng đánh giá, việc thực hiện các chính sách giảm natri trong thực phẩm của các quốc gia bằng cách sử dụng "Thẻ tính điểm natri quốc gia" trên thang điểm từ 1 (mức thực hiện thấp nhất) đến 4 (mức cao nhất).

Cho đến nay, chương trình này mới chỉ được triển khai đầy đủ ở 9 quốc gia: Brazil, Chile, Cộng hòa Czech, Lithuania, Malaysia, Mexico, Saudi Arabia, Tây Ban Nha và Uruguay.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: "Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới, và lượng natri dư thừa là một trong những lý do chính.

Báo cáo này cho thấy, hầu hết các quốc gia vẫn chưa thực hiện các bước bắt buộc để giảm lượng natri tiêu thụ, khiến người dân của họ có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác".

Cách tiếp cận toàn diện để giảm lượng natri tiêu thụ bao gồm việc áp dụng chính sách bắt buộc và 4 hành động của WHO, trong chương trình có tên "Cách mua sắm tốt nhất":

1. Định dạng lại việc sản xuất thực phẩm sao cho chứa ít muối hơn và đặt mục tiêu về lượng natri trong thực phẩm.

2. Xây dựng chính sách thu mua thực phẩm công để hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm giàu muối hoặc natri trong các cơ sở công như: Bệnh viện, trường học, nơi làm việc và viện dưỡng lão.

3. Ghi lượng muối trên nhãn bao bì để giúp người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp.

4. Tăng cường truyền thông, quảng bá thông tin về giảm muối/natri.

Nguyễn Quang (Theo kp.ru)
TIN LIÊN QUAN

WHO lo ngại về tình hình cúm gia cầm H5N1 trên toàn cầu

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về cúm gia cầm H5N1 trên toàn cầu sau khi cha của bé gái Campuchia 11 tuổi chết vì căn bệnh này cũng cho kết quả dương tính, làm dấy lên lo ngại về khả năng lây truyền từ người sang người.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

WHO khẳng định dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Thanh Hà |

Ba năm kể từ ngày Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát cảnh báo toàn cầu ở mức cao nhất về COVID-19, ngày 30.1, tổ chức này cho biết đại dịch vẫn là một trường hợp khẩn cấp quốc tế.

Chánh Thanh tra Lâm Đồng bị bắt tạm giam vì đại dự án 25.000 tỉ đồng

Hữu Long |

Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì liên quan đến đại dự án 25.000 tỉ đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh tại huyện Đức Trọng. Đây là dự án từng bị Thanh tra Chính phủ tuýt còi vì các sai phạm trong thủ tục đầu tư, thậm chí còn để mất 257ha đất rừng…

Thu hồi đất, bồi thường... được đặc biệt quan tâm góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Cát Tường - Thái Mạnh |

Sau hơn 2 tháng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhận được nhiều ý kiến góp ý gồm có việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;...

Ám ảnh cảnh hút chích, kim tiêm trong nhà vệ sinh công cộng

HỮU CHÁNH - KHÁNH AN |

Hà Nội - “Ám ảnh tới già” là cảm nhận của nhiều người dân sau khi trải nghiệm nhà vệ sinh công cộng tại bến xe, công viên bởi kim tiêm, rác thải. Còn nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại đây cũng cảm thấy "ớn" mỗi khi phải chạm mặt với những đối tượng nghiện hút chích.

Sau Nghị Quyết 30: Cần Thơ vẫn sốt ruột chờ cấp trên phê duyệt

Phong Linh |

Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành, tình trạng thiếu thuốc tại TP Cần Thơ đã phần nào được tháo gỡ. Song, vật tư, hóa chất vẫn "dậm chân tại chỗ" do chờ đợi cấp trên phê duyệt. Mặt khác, Sở Y tế cũng băn khoăn Luật đấu thầu vẫn còn vướng mắc.

Công khai tổ chức đánh bạc, quay video phát lên mạng xã hội

Vân Trường |

Nhiều đối tượng công khai đánh bạc, tổ chức đánh bạc, quay lại video rồi phát lên mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt xem.

WHO lo ngại về tình hình cúm gia cầm H5N1 trên toàn cầu

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về cúm gia cầm H5N1 trên toàn cầu sau khi cha của bé gái Campuchia 11 tuổi chết vì căn bệnh này cũng cho kết quả dương tính, làm dấy lên lo ngại về khả năng lây truyền từ người sang người.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

WHO khẳng định dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Thanh Hà |

Ba năm kể từ ngày Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát cảnh báo toàn cầu ở mức cao nhất về COVID-19, ngày 30.1, tổ chức này cho biết đại dịch vẫn là một trường hợp khẩn cấp quốc tế.