Việt Nam: Nền kinh tế đầy triển vọng ở Châu Á

Song Minh |

Giáo sư Pankaj Jha - người Ấn Độ - đã đánh giá cao khả năng phục hồi sau đại dịch của Việt Nam, nhận định Việt Nam là nền kinh tế đầy triển vọng ở Châu Á trong năm 2023.

Việt Nam tăng trưởng cao hơn mức trung bình

Trong bài viết có tựa đề “Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam và phục hồi sau COVID-19” đăng trên trang Moderndiplomacy.eu, Giáo sư Pankaj Jha - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Trường Quan hệ Quốc tế Jindal của Ấn Độ - trích dẫn báo cáo mới nhất của IMF cho biết: GDP thực tế của Việt Nam năm 2023 ước tính là 6,2% - điều này cho thấy, Việt Nam đã tránh được các xu hướng suy thoái thông thường trên khắp các thị trường Châu Á và đang có mức tăng trưởng tốt hơn mức trung bình. Giáo sư Pankaj Jha nhận định, với tỉ lệ lạm phát dưới 4%, Việt Nam có khả năng nổi lên như một nền kinh tế đầy triển vọng ở Châu Á.

Một trong những khía cạnh chính của tăng trưởng kinh tế tốt hơn mức trung bình này là đầu tư trực tiếp nước ngoài cao, tiêu dùng nội địa tăng, tầng lớp trung lưu gia tăng đáng kể và Việt Nam tập trung thúc đẩy sản xuất chế tạo theo định hướng xuất khẩu.

Xét về các khía cạnh quan trọng khác, Việt Nam đã đảm bảo các khoản vay từ nhiều tổ chức quốc tế khác trong vài năm qua. Nhờ đó, Việt Nam đã có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt và kết nối biên giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của gần 243.000 người trên khắp các tỉnh.

Một trong những trụ cột của nền kinh tế Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với sự tham gia tích cực của nữ giới. Việt Nam xếp thứ 70 trong số 190 quốc gia về mức độ dễ dàng kinh doanh và thế mạnh chính của Việt Nam là dân số trẻ - với gần 70% dân số ở độ tuổi từ 15 đến 64.

Việt Nam đã và đang chuẩn bị tốt để đối mặt với mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và cũng đang thực hiện các dự án thí điểm tái thiết và phục hồi sau thiên tai. Việt Nam có các thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới và Hà Lan để tăng cường khả năng chống chịu của các khu vực ven biển, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam cũng đã nhận được khoản tài trợ trị giá hơn 2 triệu USD để củng cố cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu thông qua quỹ công nghệ cao từ ADB.

Các lĩnh vực kinh tế được kỳ vọng

Theo tác giả bài viết, Việt Nam là một trong những nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với việc cắt giảm thuế quan trong giai đoạn 2020-2035. Nhờ giảm thuế, xuất khẩu thiết bị điện và máy móc từ Việt Nam dự kiến tăng 12,1%, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ chốt là hàng dệt may ước tăng gần 10%. RCEP sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam thâm nhập vào các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Australia và New Zealand, nhờ đó có thể mang lại doanh thu thương mại tốt hơn.

Hội nhập tốt hơn với các nền kinh tế khu vực sẽ thúc đẩy các lĩnh vực như: du lịch, giải trí, giáo dục, nông nghiệp, viễn thông và công nghệ thông tin.

Ngành xây dựng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển do tăng chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng cùng với sự cải thiện kết nối khu vực bằng giao thông đường sắt, đường bộ và đường hàng không.

Ngành du lịch Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi ấn tượng do Việt Nam quyết tâm thúc đẩy du lịch bền vững và phục hồi sau COVID-19 ở cấp quốc gia. Giai đoạn 2022-2025, dự kiến ​​tốc độ tăng trưởng bình quân lũy kế về du lịch đạt 13,5%/năm.

Theo bộ dữ liệu toàn cầu và Tổng cục Thống kê Việt Nam, sản xuất công nghiệp cũng sẽ tăng đáng kể. Các đơn hàng xuất khẩu cũng như nhu cầu nội địa sẽ cải thiện đáng kể sản xuất cũng như xuất khẩu. Năm ngoái, các nước G7 đã đồng ý cấp khoản vay 5,5 tỉ USD để giúp Việt Nam chuyển đổi từ than sang các nguồn khác để phát điện. Việt Nam đặt kế hoạch đảm bảo 50% nhu cầu điện là từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ ổn định với các ngành công nghệ cao, công nghiệp dịch vụ dựa trên tri thức và giáo dục được đầu tư tối đa.

Năm nay, dự kiến ​​đầu tư công sẽ hữu ích trong việc phục hồi sau đại dịch. Theo chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, gần 15,4 tỉ USD đã được phê duyệt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, xuất khẩu hàng hóa có khả năng tăng vọt ở hai con số và các FTA mà Việt Nam đã ký kết với nhiều đối tác sẽ giúp nâng cao năng lực của ngành sản xuất Việt Nam trong việc chuyển đổi sản phẩm, khám phá thị trường đa dạng, tái cấu trúc tốt hơn và phát triển kỹ năng tại các cấp độ khác nhau.

Sự chuyển đổi và cải cách cũng đang diễn ra trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, cũng như trong hệ thống ngân hàng. Nỗ lực chống tham nhũng Việt Nam thực hiện trong vài năm qua đã tạo dựng được niềm tin của nhà đầu tư và Việt Nam được kỳ vọng sẽ gặt hái thành quả nhờ môi trường kinh doanh tốt hơn, khả năng kết nối thị trường và lợi thế so sánh tương đối so với các đối thủ cạnh tranh khác ở Đông Nam Á.

Theo dự kiến, Việt Nam có thể chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn vào năm 2023 - Giáo sư Pankaj Jha nhận định.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Mỹ mong muốn thúc đẩy nền kinh tế phát thải thấp tại Việt Nam

Song Minh |

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình chuyển đổi năng lượng và xây dựng nền kinh tế phát thải thấp tại Việt Nam.

Nền kinh tế lớn nhất ASEAN kêu gọi bỏ hệ thống thanh toán phương Tây

Ngọc Vân |

Tổng thống Joko Widodo kêu gọi người dân Indonesia từ bỏ hệ thống thanh toán phương Tây.

IMF và công cuộc giải cứu các nền kinh tế đang phát triển khỏi nợ nần

Song Minh |

Khi Sri Lanka và Pakistan đàm phán các thỏa thuận cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về các khoản nợ ngày càng chồng chất, vai trò của cơ quan này trong việc hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển càng được chú ý.

Quảng bá du lịch Đà Nẵng qua mô hình nhà vệ sinh công cộng

Mai Hương |

Triển khai mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng là một cách quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng thân thiện, mến khách.

Xuất hiện chiêu lừa đảo "ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện"

TUỆ NHI |

TPHCM - Trường học tại TP Hồ Chí Minh đã phát đi cảnh báo chiêu lừa đảo “Ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện” xuất hiện mới đây.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản sẽ tạo sóng cho thị trường

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán dự báo vẫn có thể tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu trụ có dòng tiền của các quỹ, thậm chí có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 1.065 điểm.

Bước ngoặt mới trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Ukraina đã nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Anh, Đức và các nước phương Tây khác - bước ngoặt có thể thay đổi cục diện chiến trường.

Ảnh hiếm thời trẻ và tình bạn của NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu

ĐÔNG DU |

NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu đã có nhiều thập kỷ là đồng nghiệp thân thiết. Dù hiện tại, có người đã sang nước ngoài định cư, nhưng mỗi dịp gặp lại, tình cảm của họ vẫn đong đầy.

Mỹ mong muốn thúc đẩy nền kinh tế phát thải thấp tại Việt Nam

Song Minh |

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình chuyển đổi năng lượng và xây dựng nền kinh tế phát thải thấp tại Việt Nam.

Nền kinh tế lớn nhất ASEAN kêu gọi bỏ hệ thống thanh toán phương Tây

Ngọc Vân |

Tổng thống Joko Widodo kêu gọi người dân Indonesia từ bỏ hệ thống thanh toán phương Tây.

IMF và công cuộc giải cứu các nền kinh tế đang phát triển khỏi nợ nần

Song Minh |

Khi Sri Lanka và Pakistan đàm phán các thỏa thuận cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về các khoản nợ ngày càng chồng chất, vai trò của cơ quan này trong việc hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển càng được chú ý.