Trung Quốc thúc đẩy gia nhập CPTPP

Khánh Minh |

Trung Quốc đang thúc thúc đẩy gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sẽ tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài.

Bắc Kinh đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá hơn 2.300 điều khoản và hạng mục của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời rà soát các cải cách, luật và quy định mà nước này cần thực hiện và sửa đổi để đạt được tư cách thành viên - SCMP dẫn Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn cho biết.

Phát biểu tại Diễn đàn CEO Trung Quốc năm 2023 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh hôm 17.6, ông Vương cho hay, Trung Quốc đã đệ trình tài liệu cho các thành viên, “sẵn sàng và có khả năng” tham gia CPTPP.

“Trung Quốc đang chủ động điều chỉnh các tiêu chuẩn thương mại của mình theo các ngưỡng cao của CPTPP và chúng tôi sẽ cung cấp động lực thương mại tự do mới cho khu vực” - Thứ trưởng Vương nói.

Bình luận của ông Vương được đưa ra khi Bắc Kinh cố gắng củng cố chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và chống lại các nỗ lực “giảm thiểu rủi ro” của Mỹ.

Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước khi Mỹ rút lui dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, vào tháng 9 năm 2021.

Tư cách thành viên CPTPP cần có sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên, cụ thể là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản và Vương quốc Anh.

Stephen Olson, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Hinrich - cho biết việc Trung Quốc đăng kí tham gia hiệp định thương mại tự do khu vực đã đặt ra các vấn đề trên mặt trận địa chính trị.

“Dù đúng hay sai, hiệp định TPP ban đầu được coi là một nhóm do Mỹ lãnh đạo được thiết kế để đẩy lùi ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc trong khu vực” - ông nói.

Tháng trước, SCMP đưa tin, Trung Quốc đã không giành được sự chứng thực công khai của Australia để tham gia CPTPP trong chuyến thăm của Bộ trưởng Thương mại Australia Don Farrell tới Bắc Kinh.

Các tiêu chí thành viên của CPTPP bao gồm quyền sở hữu và tiêu chuẩn lao động - hai lĩnh vực mà Bắc Kinh được coi là không đáp ứng được các yêu cầu.

Thứ trưởng Vương Thụ Văn cho hay, Trung Quốc “về cơ bản đã mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực dịch vụ sẽ dần mở cửa”.

Ông nói thêm, trong tương lai, Trung Quốc cũng sẽ giảm “một cách hợp lí” các hạn chế tiếp cận thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

“Trung Quốc sẽ tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào Trung Quốc có nghĩa là đầu tư vào một thị trường khổng lồ với dân số 1,4 tỉ người, đảm bảo chuỗi cung ứng và công nghiệp an toàn, ổn định và hiệu quả” - ông nói.

“Một thị trường Trung Quốc cởi mở sẽ giúp các công ty đa quốc gia cải thiện khả năng cạnh tranh của họ trên thế giới” - Thứ trưởng Vương nhấn mạnh.

Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đã bày tỏ sự mệt mỏi với những lời hứa không được đáp ứng trong những năm gần đây và kêu gọi Bắc Kinh thực hiện các động thái cụ thể để mở cửa tiếp cận thị trường và đảm bảo sự chắc chắn về chính sách.

Bộ Thương mại cho biết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm 5,6% trong 5 tháng đầu năm 2023, xuống còn 84,35 tỉ USD, sau khi giảm 3,3% trong 4 tháng đầu năm.

Zhijie Ding - chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại Đại học Columbia - và Wanjun Zhao tại Đại học California, Berkeley, đã viết trong một bài báo trên Diễn đàn Đông Á vào tháng 8 năm ngoái rằng, quan điểm về sự tham gia của Trung Quốc trong CPTPP bị chia rẽ.

“Một số người cho rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn cao của CPTPP và có ý định sử dụng các cuộc đàm phán gia nhập để đẩy nhanh các cải cách theo định hướng thị trường trong nước” - hai tác giả viết.

“Những người khác vẫn hoài nghi về việc Trung Quốc tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Họ cho rằng Bắc Kinh khó có thể tuân theo các cam kết của mình và đơn gia nhập chỉ là một nỗ lực nhằm mở rộng ảnh hưởng” - các tác giả nói thêm.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Ấn Độ xây siêu thủy điện cạnh tranh đập Tam Hiệp Trung Quốc

Khánh Minh |

Được coi là đối trọng với dự án siêu đập thủy điện Trung Quốc và lớn hơn cả đập Tam Hiệp, nhà máy thủy điện lớn nhất của Ấn Độ đang được xây dựng gần biên giới Trung Quốc.

Lý giải nguyên nhân kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Thanh Hà |

Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu sau khi từ bỏ chính sách zero-COVID và mở cửa lại biên giới vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng trong nước và thương mại của Trung Quốc đã giảm.

Dự báo giới triệu phú Trung Quốc tiếp tục ra đi mạnh mẽ

Song Minh |

Năm nay, Trung Quốc một lần nữa sẽ chứng kiến số lượng triệu phú ra đi lớn nhất thế giới.

Thẩm mỹ viện New York hẹn khách hàng Wonjin xử lý hợp đồng vào tháng 7

THÙY TRANG |

Ngày 19.6, một khách hàng của thẩm mỹ viện Wonjin chi nhánh tại Đà Nẵng cho biết, nhân viên của thẩm mỹ viện New York hẹn giữa tháng 7, chủ cơ sở sẽ làm việc với họ để có hướng xử lý hợp đồng. Còn hiện tại, do đã đổi tên đổi chủ nên nhân viên không có trách nhiệm gì nữa với khách hàng của thẩm mỹ viện Wonjin.

Tin 20h: Tra cứu trợ cấp bảo hiểm xã hội, lương hưu bằng 3 bước đơn giản

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.6 - Hướng dẫn xem thông tin hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm trên VssID; “Thót tim” trước cây cầu nhiều đoạn đã bung sắt, lớp bê tông mục nát; Nhà ở xã hội chỉ để cho thuê sẽ tránh đầu cơ, trục lợi...

Ông Tập Cận Bình: Thế giới cần quan hệ Mỹ - Trung ổn định

Ngọc Vân |

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Bắc Kinh hôm 19.6, nhân chuyến thăm của ông Blinken tới Trung Quốc.

Shophouse khối đế chung cư hạng sang ở TPHCM bỏ trống, ế khách thuê

HỮU CHÁNH |

Nhiều căn shophouse kinh doanh tại tầng trệt các chung cư hạng sang tại TP Hồ Chí Minh những tháng gần đây hoạt động khá ế ẩm, vắng bóng khách thuê mặt bằng, có những căn treo biển sang nhượng lại.

Người dân thở phào nhẹ nhõm, thoát cảnh "né bẫy" tại đường Âu Cơ

Hoài Luân - Thu Thủy |

Hà Nội - Mới đây, theo phản ánh của báo Lao Động về hiện trạng mặt đường Âu Cơ (quận Tây Hồ, Hà Nội) xuất hiện nhiều vết nứt lớn do triển khai Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm khiến người tham gia giao thông lo sợ mỗi khi đi qua. Hiện, đơn vị thi công đã tiến hành vá tạm các vết nứt để đảm bảo việc lưu thông cho người dân.

Ấn Độ xây siêu thủy điện cạnh tranh đập Tam Hiệp Trung Quốc

Khánh Minh |

Được coi là đối trọng với dự án siêu đập thủy điện Trung Quốc và lớn hơn cả đập Tam Hiệp, nhà máy thủy điện lớn nhất của Ấn Độ đang được xây dựng gần biên giới Trung Quốc.

Lý giải nguyên nhân kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại

Thanh Hà |

Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu sau khi từ bỏ chính sách zero-COVID và mở cửa lại biên giới vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng trong nước và thương mại của Trung Quốc đã giảm.

Dự báo giới triệu phú Trung Quốc tiếp tục ra đi mạnh mẽ

Song Minh |

Năm nay, Trung Quốc một lần nữa sẽ chứng kiến số lượng triệu phú ra đi lớn nhất thế giới.