Tổng thống Pháp cảnh báo về sự tồn vong của EU

Khánh Minh |

Tổng thống Pháp cảnh báo rằng EU đang đối mặt sinh tử, kêu gọi các quốc gia thực hiện những thay đổi chính sách quan trọng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) thực hiện những thay đổi mang tính quyết định để bảo đảm lợi ích của liên minh trước cuộc bầu cử Nghị viện quan trọng trên toàn khối. Ông cảnh báo EU không thể dựa vào sự bảo vệ của Mỹ - RT đưa tin.

Các cuộc thăm dò dư luận đang dự đoán rằng cử tri EU sẽ chuyển sang chính trị dân tộc chủ nghĩa cánh hữu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào đầu tháng 6.

Ông Macron kêu gọi những thay đổi chính sách quan trọng khi phát biểu trước những người đồng cấp trên khắp lục địa ở Đại học Sorbonne, Paris (Pháp) hôm 25.4.

Ông Macron cảnh báo: “Châu Âu của chúng ta ngày nay đang đối mặt sinh tử và có thể chết. Điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta”.

Nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi “quyền tự chủ chiến lược” cho châu Âu, đặc biệt là về sản xuất quân sự. Ông nhắc lại rằng các quốc gia thành viên nên chi nhiều hơn cho quốc phòng và ưu tiên cho vũ khí sản xuất trong nước - một gợi ý mà các nhà phê bình cho là đang vận động hành lang cho các nhà sản xuất vũ khí của Pháp. Ông Macron lý giải, điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của EU vào Washington.

Tổng thống Macron nói, “EU phải chứng tỏ không bao giờ là chư hầu của Mỹ và biết cách nói chuyện với tất cả các khu vực khác trên thế giới”.

Ông cũng ủng hộ việc sửa đổi rộng rãi hơn các chính sách về thương mại công bằng, tiêu chuẩn sản xuất và các lĩnh vực khác ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu.

Tổng thống Pháp tuyên bố: “Sẽ không hiệu quả nếu chúng ta là những người duy nhất trên thế giới tôn trọng các quy tắc thương mại - như chúng đã được viết ra cách đây 15 năm - nếu người Trung Quốc và người Mỹ không còn tôn trọng chúng”.

Ông coi hành vi “không bị ngăn cấm” của Nga là mối đe dọa chính đối với châu Âu. Mátxcơva lập luận rằng EU đã tự bắn vào chân mình khi đi theo Mỹ và tham gia vào cái mà họ coi là cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga, điển hình là ở Ukraina.

Nhiệm kỳ tổng thống của ông Macron sẽ kết thúc sau ba năm nữa. Đảng Phục hưng (Renaissance) của ông đã mất đa số trong Quốc hội Pháp vào năm 2022, trong khi đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (National Rally) - được dự đoán sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử EU ở Pháp vào tháng 6 - đã đe dọa yêu cầu giải tán quốc hội nếu liên minh trung dung của tổng thống bị thất bại nặng nề vào tháng 6.

Trong một diễn biến khác, Bloomberg dẫn các nguồn tin cho hay, ông Macron đang tìm cách thay thế Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và đang thảo luận về các lựa chọn với các nhà lãnh đạo EU khác.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula ở Paris, Pháp, ngày 7.1.2022. Ảnh: Xinhua
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula ở Paris, Pháp, ngày 7.1.2022. Ảnh: Xinhua

Bà Ursula von der Leyen đang tìm kiếm nhiệm kỳ 5 năm nữa trong cuộc bầu cử Nghị viện EU. Ông Macron - một trong những nhân vật chủ chốt đằng sau việc đưa bà lên vị trí lãnh đạo EU - đã công khai chỉ trích cách tiếp cận của bà trong việc điều hành Ủy ban châu Âu.

“Chủ tịch ủy ban có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích chung, vì vậy không được chính trị hóa quá mức. Phải nói rằng điều đó hoàn toàn không xảy ra với ủy ban sắp mãn nhiệm này” - ông Macron nói tại Brussels vào tháng trước.

Tổng thống Pháp đã liên lạc với các nhà lãnh đạo EU khác về các ứng cử viên tiềm năng để thay thế bà Ursula von der Leyen, bao gồm cựu Thủ tướng Italy và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi, theo Bloomberg.

Theo các nguồn tin ở EU, vẫn chưa rõ liệu ông Macron có thực sự tìm cách lật đổ bà hay chỉ đơn thuần gây áp lực để đạt được những nhượng bộ từ bà trong tương lai.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo kinh tế Đức nguy khó nhất châu Âu

Ngọc Vân |

Nền kinh tế Đức và Pháp hoạt động kém nhất ở châu Âu, trong khi Vương quốc Anh được coi là hoạt động khá tốt, theo Euronews.

EU tịch thu tài sản Nga sẽ phá hủy kinh tế toàn cầu

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố sẵn sàng trả đũa nếu EU tịch thu tài sản Nga và điều đó có thể sẽ phá hủy nền kinh tế toàn cầu.

Đức lo ngại gián đoạn nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu

Khánh Minh |

Đức lo ngại các cuộc tấn công của Nga vào Ukraina có thể làm gián đoạn nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu.

Vì sao nhiều doanh nghiệp xin trả lại dự án cho tỉnh Quảng Nam?

Hoàng Bin |

Sau thời gian dài triển khai dự án nhưng gặp nhiều vướng mắc, loạt doanh nghiệp đã đề nghị trả dự án lại cho tỉnh Quảng Nam và yêu cầu hoàn trả tiền ký quỹ và kinh phí đầu tư.

Đường trước trụ sở Cục Đường bộ bị chiếm làm bãi gửi xe

Trần Tuấn - Đền Phú |

Hà Nội - Sau nhiều năm thi công, tuyến đường trước trụ sở Cục Đường bộ Việt Nam vẫn chưa hoàn thành, lòng đường bị lấn chiếm làm chỗ gửi xe.

Cuộc sống ở những ngôi làng làm nghề tái chế

Cường Ngô |

Hàng trăm cột khói đen bốc lên nghi ngút cũng là từng ấy nhà xưởng tái chế rác thải hoạt động suốt ngày đêm đã khiến cuộc sống của người dân tại nhiều làng nghề tái chế như thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội)... luôn sống trong cảnh mịt mờ khói bụi, ngột ngạt bởi mùi nhựa, hóa chất.

Chân dung Thủ tướng thứ tư của Singapore Lawrence Wong

Song Minh |

Ngày 15.5.2024, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong dự kiến tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ tư của Singapore, kế nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long.

Nhức nhối tình trạng xây dựng trái phép lấn sông Cầu

Vân Trường |

Bắc Ninh - Từ năm 2021 đến nay, có 58 công trình vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, hành lang thoát lũ sông Cầu ở xã Tam Đa (huyện Yên Phong).

Cảnh báo kinh tế Đức nguy khó nhất châu Âu

Ngọc Vân |

Nền kinh tế Đức và Pháp hoạt động kém nhất ở châu Âu, trong khi Vương quốc Anh được coi là hoạt động khá tốt, theo Euronews.

EU tịch thu tài sản Nga sẽ phá hủy kinh tế toàn cầu

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố sẵn sàng trả đũa nếu EU tịch thu tài sản Nga và điều đó có thể sẽ phá hủy nền kinh tế toàn cầu.

Đức lo ngại gián đoạn nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu

Khánh Minh |

Đức lo ngại các cuộc tấn công của Nga vào Ukraina có thể làm gián đoạn nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu.