Toàn cầu chi khoản tiền khổng lồ để củng cố mạng lưới đường ống dẫn khí

Thanh Hà |

Mọi khu vực lớn trên toàn cầu đang tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng khí đốt - trong đó có hệ thống đường ống dẫn khí và trạm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Trên toàn cầu, hơn 720 tỉ USD sẽ được chi cho các đường ống dẫn khí đốt đang xây dựng hoặc quy hoạch và 190 tỉ USD khác sẽ được đầu tư vào các cơ sở để xử lý khí LNG nhập khẩu, theo Global Energy Monitor (GEM).

Reuters chỉ ra, sau khi hoàn tất, các đường ống dẫn khí và trạm nhập LNG sẽ mở rộng việc sử dụng khí đốt trong nhiều năm tới và khiến nhiên liệu hóa thạch tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống năng lượng sau năm 2030.

Việc mở rộng về mặt địa lý của các đường ống dẫn khí hiện tập trung nhiều ở Bắc Mỹ và châu Âu, chiếm hơn 60% mạng lưới đường ống toàn cầu.

Tuy nhiên, chi tiêu dự kiến cho các đường ống dẫn khí trong tương lai có phạm vi mở rộng toàn cầu.

Dữ liệu của GEM cho thấy, trong tổng chi tiêu toàn cầu cho các đường ống dẫn khí, mỗi khu vực chi từ 10% trở lên cho các đường ống đang xây dựng hoặc được lên kế hoạch xây dựng: Bắc Mỹ, Đông Á, Nam Á, châu Phi cận Sahara, Đông Âu và châu Mỹ Latinh.

Bắc Mỹ đứng đầu về chi tiêu cho các dự án hiện hành hoặc theo kế hoạch, với mức chi tiêu 106,4 tỉ USD.

Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đứng thứ hai với khoảng 102 tỉ USD.

Nam Á, châu Phi cận Sahara và Đông Âu, mỗi khu vực có kế hoạch chi hơn 70 tỉ USD cho các đường ống dẫn khí, thể hiện những cam kết đáng kể nhằm mở rộng sử dụng khí đốt ở một số nền kinh tế trọng điểm.

Mạng lưới đường ống dẫn khí hiện nay của Bắc Mỹ là lớn nhất, kéo dài hơn 400.000 km.

Tuy nhiên, Bắc Mỹ chỉ đứng thứ 6 về số lượng đường ống quy hoạch, với hơn 11.000 km đường ống đang xây hoặc quy hoạch.

Điều đó có nghĩa là mạng lưới đường ống dẫn khí của Bắc Mỹ sẽ tăng chưa tới 3% khi việc xây dựng hiện tại và theo quy hoạch hoàn tất.

Sau khi hoàn thành các dự án đang triển khai, mạng lưới đường ống dẫn khí của Đông Á sẽ có chiều dài gần 200.000 km và đây sẽ là khu vực có đường ống dẫn khí lớn thứ 2 sau Bắc Mỹ.

Việc mở rộng mạng lưới khí đốt ở Đông Á như vậy sẽ dẫn tới lượng người dùng khí đốt tăng mạnh, từ hộ gia đình, nhà máy đến khu công nghiệp.

Nam Á và châu Phi cận Sahara sẽ còn ghi nhận chiều dài mạng lưới đường ống dẫn khí tăng mạnh hơn nữa sau khi các dự án hiện tại hoàn thành, tăng lần lượt 88% và 282%.

Việc xây dựng mạng lưới các trạm nhập khẩu LNG toàn cầu là dấu hiệu rõ ràng khác về cam kết rộng rãi nhằm thúc đẩy sử dụng khí đốt trong sản xuất điện.

Theo GEM, các quốc gia châu Á hiện chiếm tỉ trọng lớn trong nhập khẩu LNG và cũng là nhà đầu tư hàng đầu về công suất mới, chiếm 74% tổng vốn đầu tư dự kiến ​​cho các trạm nhập khẩu LNG mới.

Chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm 109 tỉ USD trong tổng số 190 tỉ USD quy hoạch xây trạm LNG trên toàn cầu.

Tuy nhiên, Đức, Đài Loan (Trung Quốc), Brazil, Italy, Philippines và Việt Nam đều có kế hoạch chi hơn 4 tỉ USD trên mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ cho các trạm LNG và 12 quốc gia khác đang chi hơn 1 tỉ USD mỗi quốc gia theo kế hoạch phát triển hiện tại.

Kết hợp với mạng lưới đường ống dẫn khí mở rộng, các trạm nhập khẩu LNG thể hiện cam kết lâu dài về việc sử dụng khí đốt để sản xuất điện trong tương lai gần, ngay cả khi các công ty điện lực đang tiếp tục triển khai đồng thời các nguồn năng lượng tái tạo.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Vụ đường ống dẫn khí ở Baltic có diễn tiến mới ở cấp cao nhất

Thanh Hà |

Đường ống dẫn khí ở Baltic bị hỏng được đề cập trong cuộc trao đổi giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto ngày 10.1.

Diễn biến nghi án phá hoại đường ống dẫn khí mới thay thế Nord Stream

Linh Nhi |

Việc sửa chữa gần như hoàn tất tại đường ống dẫn khí mới của Đức được xây dựng để thay thế Nord Stream.

Hé lộ mạng lưới đường ống dẫn khí khổng lồ đang xây dựng trên toàn cầu

Thanh Hà |

Các đường ống dẫn khí với tổng chiều dài 70.000 km đang được xây dựng trên toàn cầu với chi phí ước tính khoảng 194 tỉ USD.

Bị cưỡng chế nhà, thanh niên ném chất bẩn vào nhà chủ tịch xã ở Sóc Sơn

KHÁNH AN |

Bị cưỡng chế nhà do xây dựng trái phép, Nguyễn Đức Hoàng đã rủ bạn đến ném chất bẩn vào nhà Chủ tịch UBND xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) để đe dọa, trả thù.

Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự vụ Việt Á: Khi nào áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt?

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Thành Danh - cựu Giám đốc CDC Bình Dương - được tòa áp dụng tình tiết khoan hồng đặc biệt miễn trách nhiệm hình sự ở vụ Việt Á.

Dự báo diễn biến không khí lạnh từ nay đến Tết Nguyên đán 2024

AN AN (Thực hiện) |

Theo đại diện cơ quan khí tượng, Tết Nguyên đán 2024 nằm trong giai đoạn chính đông, vì vậy, không loại trừ khả năng không khí lạnh tác động.

Xảy ra động đất lớn, rung chuyển huyện giáp Hà Nội

Đinh Đại |

Ngày 13.1, tại Hoà Bình, một trận động đất mạnh 2.8 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Lương Sơn.

70% vụ ly hôn do người phụ nữ đệ đơn, vì sao chị em "chạy trước"?

NHÓM PV |

Theo thống kê, trung bình hằng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, trong đó 70% vụ ly hôn do người phụ nữ đệ đơn. Là người thường được nhắc đến trong gia đình với vai trò thu vén, vun đắp, giữ lửa cho ngôi nhà tuy nhiên càng ngày phụ nữ dường như lại trở thành người “chạy trước” khi hôn nhân không như ý.

Vụ đường ống dẫn khí ở Baltic có diễn tiến mới ở cấp cao nhất

Thanh Hà |

Đường ống dẫn khí ở Baltic bị hỏng được đề cập trong cuộc trao đổi giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto ngày 10.1.

Diễn biến nghi án phá hoại đường ống dẫn khí mới thay thế Nord Stream

Linh Nhi |

Việc sửa chữa gần như hoàn tất tại đường ống dẫn khí mới của Đức được xây dựng để thay thế Nord Stream.

Hé lộ mạng lưới đường ống dẫn khí khổng lồ đang xây dựng trên toàn cầu

Thanh Hà |

Các đường ống dẫn khí với tổng chiều dài 70.000 km đang được xây dựng trên toàn cầu với chi phí ước tính khoảng 194 tỉ USD.