Thế giới chìm sâu trong nợ nần và nỗi lo giải quyết núi nợ công

Gia Minh |

Mong muốn cứu nền kinh tế của mình khỏi sự sụp đổ hoàn toàn, các chính phủ đã vay những khoản vay lãi suất thấp chưa từng có để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành. Bây giờ, khi có thể nhìn thấy sự hồi phục, một rủi ro lớn sẽ xuất hiện: Trả những khoản lãi vay.

Nỗi lo giải quyết nợ công tăng vọt

Tỉ lệ lãi suất chạm đáy thúc đẩy, các chính phủ đã phát hành khoản nợ 16,3 nghìn tỉ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ vay thêm 12,6 nghìn tỉ USD trong năm nay, theo S&P Global Ratings. Nhưng những lo ngại đang gia tăng rằng, sự bùng nổ kinh tế trở lại bắt đầu từ mùa hè này có thể tạo ra lạm phát. Điều đó có khả năng buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Nếu điều đó xảy ra, chi phí giải quyết hàng núi nợ công sẽ tăng vọt, ngốn hết ngân sách của chính phủ mà nếu không thì có thể được chi cho các dịch vụ thiết yếu hoặc xây dựng lại các nền kinh tế suy yếu. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã thông qua một gói kích thích khổng lồ trị giá 1,9 nghìn tỉ USD có thể khiến giá tăng cao hơn và gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, mối đe dọa lạm phát có thể đang bị lo ngại quá mức. Nhưng các nhà lãnh đạo chính trị lại lo lắng, họ sẽ cần phải thực hiện những sự đánh đổi khó khăn trong những năm tới nên đang theo dõi tình hình chặt chẽ.

"Chi phí đi vay hiện có thể chấp nhận được, nhưng lãi suất và lạm phát có thể không ở mức thấp mãi mãi" - Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cảnh báo khi công bố ngân sách của chính phủ Anh hồi đầu tháng.

Chờ đợi lạm phát

Lo ngại về việc tăng lãi suất đã trở thành tâm điểm khi các nhà đầu tư bán bớt trái phiếu chính phủ. Lợi tức trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm gần đây đã tăng trên 1,6% lên mức cao nhất trong hơn một năm. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Anh kỳ hạn 10 năm tăng vọt trên 0,8% vào cuối tháng trước, tăng mạnh so với mức dưới 0,2% vào đầu năm.

Các động thái này đang được kích hoạt một phần bởi sự tự tin ngày càng tăng về giai đoạn tiếp theo của đại dịch. Với các chiến dịch tiêm chủng, nhiều chính phủ dần dỡ bỏ một số hạn chế, người tiêu dùng dự kiến sẽ đổ xô đến các nhà hàng và đi máy bay. Điều đó có thể đẩy giá lên cao trong khi các ngân hàng trung ương đã cam kết giữ trong tầm kiểm soát.

Các nhà hoạch định chính sách đã giảm bớt mối đe dọa. Tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell trong một bài phát biểu cho biết, ông dự kiến lạm phát sẽ tăng khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Nhưng ông nhấn mạnh rằng, FED sẽ cố gắng phân biệt giữa "tăng lãi suất một lần và lạm phát đang diễn ra", cho thấy ông không vội vã thay đổi mức lãi suất.

Nhưng ông cũng nhấn mạnh một lần nữa rằng, FED sẵn sàng chấp nhận lạm phát cao hơn để có thể quay trở lại trạng thái toàn dụng lao động, mục tiêu mà nước Mỹ đã phải mất cả một thập kỷ mới đạt được sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde dự kiến sẽ gửi một thông điệp tương tự về việc tăng lãi suất.

Tuy nhiên, S&P Global Ratings chỉ ra lạm phát là một mối lo ngại tiềm ẩn trong một báo cáo về nợ công trong tháng này. Đồng thời, công ty dịch vụ tài chính này lưu ý rằng, nó "có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương tăng lãi suất, đảo ngược một phần lợi ích của chi phí trả nợ thấp".

Ugo Panizza - giáo sư kinh tế quốc tế tại Viện Sau đại học ở Geneva (Thuỵ Sĩ) - cho hay: “Một bước nhảy vọt về lãi suất sẽ rất tốn kém. Các ngân hàng trung ương sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi rất phức tạp nếu lạm phát tăng lên".

Anh phát cảnh báo

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự kiến nợ công công khai ở nước này sẽ tăng lên gần 22,5 nghìn tỉ USD vào cuối năm tài chính 2021. Con số này tương đương 102% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm. Tại Italia, tỉ lệ này ở mức 154% vào cuối tháng 9, trong khi Hy Lạp gần như ở mức 200%.

Mức nợ cao khiến tài chính của chính phủ chịu nhiều rủi ro hơn với việc tăng lãi suất. Lấy Vương quốc Anh - nơi nợ của khu vực công cũng đã tăng đến mức gần bằng quy mô nền kinh tế. Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách ước tính rằng, nếu lãi suất ngắn hạn và dài hạn chỉ tăng 1 điểm phần trăm, chi tiêu cho lãi vay sẽ tăng thêm 20,8 tỉ bảng Anh (29 tỉ USD) trong năm tài chính 2025-2026.

Theo Isabel Stockton - nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu Tài khóa của Vương quốc Anh, mặc dù điều đó không nhất thiết là không bền vững, nhưng nó chắc chắn không được mong muốn. "Mọi người đều muốn trao 21 tỉ bảng Anh đó cho Dịch vụ Y tế Quốc gia hoặc để cải thiện hệ thống phúc lợi hoặc cơ sở hạ tầng" - bà nói.

Chi phí lãi suất thậm chí còn nhạy cảm hơn với lạm phát và tăng lãi suất do phản ứng của đại dịch. Chính phủ Anh đã vay 270,6 tỉ bảng Anh (377 tỉ USD) trong khoảng thời gian từ tháng 4.2020 đến tháng 1.2021 và lãi suất cao hơn đồng nghĩa với việc tăng thanh khoản cho khoản nợ đó.

Theo Viện Nghiên cứu Tài chính của Anh, khoảng 1/4 nợ công ở Anh liên quan đến lạm phát, có nghĩa là các khoản thanh toán sẽ tự động tăng lên nếu giá cả tăng. Trên hết, Ngân hàng Trung ương Anh đã mua một lượng lớn nợ công như một phần của chương trình nới lỏng định lượng. Ngân hàng Trung ương trả lãi cho các khoản dự trữ mà nó tạo ra để thực hiện các giao dịch mua đó.

Nếu lãi suất các khoản thanh toán tăng lên trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, các chính trị gia sẽ đứng trước những lựa chọn khó khăn: Tăng thuế để bù đắp sự thiếu hụt ngân sách, hoặc cắt giảm chi tiêu. Bộ trưởng Tài chính Sunak đã khiến gánh nặng nợ nần của đất nước trở thành vấn đề trọng tâm khi công bố các đề xuất chi tiêu vào tuần trước, trong đó có kế hoạch tăng thuế mạnh đối với các công ty lớn nhất của Anh vào năm 2023. "Cũng như việc ngừng hỗ trợ kinh tế quá sớm sẽ là vô trách nhiệm, thì nếu để cho các khoản vay và nợ trong tương lai không được kiểm soát cũng sẽ là vô trách nhiệm" - ông Sunak tuyên bố.

Một vấn đề toàn cầu

Các động lực tương tự cũng có thể diễn ra trên khắp thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho hay trong một báo cáo vào tháng trước rằng, mặc dù lãi suất đang ở mức thấp nhưng mức nợ hiện tại tăng cao, cùng với nhu cầu đi vay đang diễn ra, đã làm tăng rủi ro tái cấp vốn. Theo cơ quan này, khoảng 1/4 nợ giao dịch thị trường tương đương 14,1 nghìn tỉ USD từ các nước thành viên (34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới - PV) sẽ đáo hạn trong vòng một năm.

"Đây là một mối bận tâm thực sự" - Randall Kroszner, cựu Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang từ năm 2006 đến năm 2009, nói. Nếu các khoản thanh toán nợ của Mỹ đột ngột "từ khá thấp đến khá đáng kể", điều đó có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi và làm chậm nền kinh tế, ông cho biết thêm.

Theo giáo sư Panizza, các quốc gia không kiểm soát tiền tệ của mình có thể ở trong tình thế đặc biệt eo hẹp. Italia - nước sử dụng đồng Euro - là một ví dụ. Ông Panizza cho rằng, Italia cần tái cấp vốn hoặc gia hạn thời gian đến hạn cho khoảng 1/7 khoản nợ của mình mỗi năm. Nếu lãi suất tăng 2%, điều đó sẽ làm tăng thêm khoảng nửa điểm GDP, tương đương khoảng 9,9 tỉ USD vào khoản trả nợ hàng năm. Đó là một số tiền "đáng kể", ông nhấn mạnh.

Các nền kinh tế thị trường mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Brazil cũng có thể dễ bị tổn thương. Lãi suất cao hơn có xu hướng củng cố đồng USD, một động thái đã bắt đầu. Điều đó có thể làm tăng chi phí dịch vụ. Trong khi đó, thu ngân sách ở những quốc gia như vậy có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của ngành du lịch suy giảm.

Lạm phát tăng vọt có thể không bao giờ xảy ra. Trong nhiều thập kỷ qua, lạm phát toàn cầu vẫn giảm nhẹ. Và một nền kinh tế đang bùng nổ cũng sẽ khiến các chính phủ thu được khá nhiều tiền từ thuế, giúp giảm bớt một số lo lắng về thâm hụt. Nhưng không thể phủ nhận rằng, các ngân hàng trung ương có thể phải đối mặt với một loạt lựa chọn khó khăn khi nền kinh tế thế giới trải qua một cú sốc chưa từng có và một loạt vấn đề lớn vẫn còn trên bàn nghị sự.

Gia Minh
TIN LIÊN QUAN

Giá dầu tăng nóng có thể khiến lạm phát vượt “trần”

Văn Nguyễn |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2.2021 đạt mức tăng cao nhất trong vòng 8 năm gần đây gây nhiều lo ngại về khả năng khống chế lạm phát cả năm. Dù vẫn tin tưởng lạm phát cả năm sẽ được khống chế thành công, thậm chí dưới con số mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra đầu năm, nhiều tổ chức đầu tư lưu ý cần thận trọng với áp lực lạm phát đến từ việc giá dầu đang tăng rất mạnh trong năm nay.

Giá vàng và ngoại tệ 3.3: Lạm phát ở Mỹ tăng cao, vàng sẽ tiếp tục giảm?

Minh Ánh - Tuấn Anh |

Giá vàng và ngoại tệ 3.3: Vàng tiếp tục xu hướng đi xuống trong bối cảnh đồng USD chưa ngừng đi lên so với các đồng tiền chủ chốt khác. Tới 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.732 USD/ounce.

Chuyên gia kinh tế nói về triển vọng kiểm soát lạm phát năm 2021

Hương Nguyễn |

Liệu Việt Nam có duy trì được mức lạm phát dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2021 hay không?

Chuyên gia nước ngoài: Nợ công của Việt Nam được kiểm soát tốt

Hải Linh |

Theo GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam, ngoài việc kiểm soát tốt dịch bệnh, chính sách tài khóa với điểm nhấn là việc kiểm soát nợ công và chính sách tiền tệ hợp lý chính là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam giữ được kinh tế ổn định, duy trì tăng trưởng trong bối cảnh bóng đen COVID-19 phủ lên toàn cầu.

Choáng với mức tăng nợ công của Mỹ chỉ trong 1 tháng

Song Minh |

Nợ công của Mỹ hiện ở mức 26 nghìn tỉ USD, tăng 1 nghìn tỉ USD chỉ trong một tháng.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Giá dầu tăng nóng có thể khiến lạm phát vượt “trần”

Văn Nguyễn |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2.2021 đạt mức tăng cao nhất trong vòng 8 năm gần đây gây nhiều lo ngại về khả năng khống chế lạm phát cả năm. Dù vẫn tin tưởng lạm phát cả năm sẽ được khống chế thành công, thậm chí dưới con số mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra đầu năm, nhiều tổ chức đầu tư lưu ý cần thận trọng với áp lực lạm phát đến từ việc giá dầu đang tăng rất mạnh trong năm nay.

Giá vàng và ngoại tệ 3.3: Lạm phát ở Mỹ tăng cao, vàng sẽ tiếp tục giảm?

Minh Ánh - Tuấn Anh |

Giá vàng và ngoại tệ 3.3: Vàng tiếp tục xu hướng đi xuống trong bối cảnh đồng USD chưa ngừng đi lên so với các đồng tiền chủ chốt khác. Tới 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.732 USD/ounce.

Chuyên gia kinh tế nói về triển vọng kiểm soát lạm phát năm 2021

Hương Nguyễn |

Liệu Việt Nam có duy trì được mức lạm phát dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2021 hay không?

Chuyên gia nước ngoài: Nợ công của Việt Nam được kiểm soát tốt

Hải Linh |

Theo GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam, ngoài việc kiểm soát tốt dịch bệnh, chính sách tài khóa với điểm nhấn là việc kiểm soát nợ công và chính sách tiền tệ hợp lý chính là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam giữ được kinh tế ổn định, duy trì tăng trưởng trong bối cảnh bóng đen COVID-19 phủ lên toàn cầu.

Choáng với mức tăng nợ công của Mỹ chỉ trong 1 tháng

Song Minh |

Nợ công của Mỹ hiện ở mức 26 nghìn tỉ USD, tăng 1 nghìn tỉ USD chỉ trong một tháng.