Tài liệu Trung Quốc nhận làm đứt đường ống Baltic vô giá trị

Thanh Hà |

Tài liệu của Trung Quốc về vụ đứt đường ống dẫn khí Balticconnector không thể dùng làm bằng chứng trong cuộc điều tra của Estonia, Phần Lan.

Sau khi Trung Quốc thừa nhận tàu Newnew Polar Bear làm đứt đường ống Balticconnector, Phần Lan và Estonia thông báo sẽ công bố kết quả điều tra vụ đường ống dẫn khí này vào mùa thu.

Phần Lan cùng Estonia sẽ trình bày kết quả điều tra về hoàn cảnh và nguyên nhân đường ống dẫn khí Balticconnector bị đứt sớm nhất là trong mùa thu; việc hợp tác với Trung Quốc vẫn tiếp tục, điều tra viên cấp cao Risto Lohi của Cục Điều tra Quốc gia Phần Lan thông tin.

"Giới chức Phần Lan và Estonia đang hợp tác với giới chức Trung Quốc về vụ việc này. Các tài liệu đã được trao đổi và có tiến triển trong quá trình điều tra" - tờ Helsingin Sanomat dẫn lời ông Risto Lohi.

Cục Điều tra Quốc gia Phần Lan sẽ không bình luận về các giai đoạn của cuộc điều tra, bản tin của Helsingin Sanomat về cuộc điều tra vụ đứt đường ống Balticconnector nêu rõ.

Tàu Newnew Polar Bear ở Arkhangelsk, Nga đã bị mất mỏ neo. Ảnh chụp màn hình YLE
Tàu Newnew Polar Bear ở Arkhangelsk, Nga đã bị mất mỏ neo. Ảnh chụp màn hình YLE

Trung Quốc thừa nhận tàu Newnew Polar Bear thuộc sở hữu của doanh nghiệp nước này đã làm đứt đường ống dẫn khí Balticconnector. Trung Quốc cho biết, sự cố với đường ống dẫn khí ở Baltic là một tai nạn, xảy ra do một cơn bão lớn.

Thông tin được tờ SCMP đăng tải tối 12.8, dẫn 2 nguồn thạo tin. Các nguồn tin cho biết sau khi điều tra, Trung Quốc đã thông báo kết quả với chính quyền Phần Lan và Estonia.

Tờ YLE của Phần Lan cho hay, báo cáo của các nhà điều tra Trung Quốc thừa nhận tàu Newnew Polar Bear chịu trách nhiệm vụ đứt đường ống dẫn khí Balticconnector không thể được sử dụng làm bằng chứng trong các cuộc điều tra của các quốc gia vùng Baltic.

Kairi Kungas - người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của văn phòng công tố Estonia - nhấn mạnh, "trong mọi trường hợp, báo cáo này không thể được sử dụng làm bằng chứng trong cuộc điều tra hình sự của Estonia" vì giới chức Trung Quốc không mời các nhà điều tra Estonia tham gia cuộc điều tra.

Tương tự, Anna Zareff - người phát ngôn của Cục Điều tra Quốc gia Phần Lan (NBI) - lưu ý, cuộc điều tra vụ đứt đường ống Balticconnector của Phần Lan vẫn đang được tiến hành.

"Trong quá trình điều tra, đã có hợp tác với chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả yêu cầu hỗ trợ pháp lý. Cần lưu ý rằng cuộc điều tra vẫn đang diễn ra và kết luận cuối cùng về vụ việc chỉ có thể được đưa ra sau khi tất cả các biện pháp điều tra cần thiết đã được hoàn tất. Việc này sẽ mất một thời gian" - bà nói.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen, cuộc điều tra vụ đứt đường ống ở Baltic vẫn đang diễn ra, đó là lý do bà không bình luận về các chi tiết của vụ việc. Cố vấn đặc biệt của bà Valtonen nói với hãng thông tấn Phần Lan STT rằng Phần Lan đang liên tục hợp tác và trao đổi thông tin với Trung Quốc về vụ việc.

Đường ống dẫn khí đốt ngầm nối Phần Lan và Estonia đã ngừng vận hành tháng 10 năm ngoái do nghi ngờ rò rỉ. Chính quyền Phần Lan thông tin ngày 10.10.2023 rằng đường ống bị hư hại được phát hiện vào sáng sớm 9.10 với dấu vết rõ ràng là do tác động từ bên ngoài. Sau đó, Bộ Ngoại giao Phần Lan đã có các cuộc liên lạc thông qua kênh ngoại giao với Nga và Trung Quốc về vụ đứt đường ống Balticconnector.

Đường ống Balticconnector có tổng chiều dài 151km, bao gồm 77km ở đáy biển thuộc vịnh Phần Lan. Phần ngầm của đường ống nối giữa thành phố Inkoo (khu vực Uusimaa, phía nam Phần Lan) và Paldiski (quận Harjumaa, phía bắc Estonia). Công suất của đường ống Balticconnector là 2,6 tỉ m3 khí đốt mỗi năm. Khí đốt chạy qua một đường ống duy nhất theo cả hướng bắc và nam.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc thừa nhận tàu làm đứt đường ống dẫn khí ở Baltic

Thanh Hà |

Trung Quốc thừa nhận con tàu của nước này làm đứt đường ống dẫn khí Balticconnector trên Biển Baltic vào tháng 10 năm ngoái do vô tình.

Rào cản với siêu dự án đường ống dẫn khí Nga - Trung Quốc

Thanh Hà |

Nga dường như cần thị trường Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc cần khí đốt Nga.

Bài toán đau đầu khi Ukraina đóng đường ống dẫn khí Nga

Thanh Hà |

Khí đốt Nga được bơm vào châu Âu thông qua các đường ống dẫn khí ở Ukraina. Tuy nhiên, Kiev đang cân nhắc thay khí đốt Nga bằng khí đốt của Azerbaijan.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các luật về đất đai, nhà ở

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo triển khai 3 luật về đất đai, nhà ở, bất động sản, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

“Cải cách đột phá” của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

KHÁNH AN |

Đề cập đến nguồn thu báo chí cũng như tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí trước các nền tảng xuyên biên giới, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến yêu cầu cần có cải cách đột phá về cơ chế cho báo chí, mà theo đó có thể chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa như đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp.

Khánh thành đường 730 tỉ đồng nhưng chưa kết nối Quốc lộ 1A

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Dự án đường Trục chính Đông Tây đã tổ chức khánh thành nhưng chưa thể thông tuyến kết nối Quốc lộ 1A và Bến xe Miền Đông phía TPHCM.

Quảng Nam có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Hoàng Bin |

Ông Nguyễn Đức Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam đã được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh này.

Cận cảnh các tuyến phố sẽ được gắn mã QR ở Hoàn Kiếm, Hà Nội

PHẠM ĐÔNG - CÔNG HÒA |

Hà Nội - Biển tên đường, phố tại quận Hoàn Kiếm vừa được đề xuất gắn QR Code chứa thông tin tên đường, tiểu sử danh nhân nhằm quảng bá lịch sử.

Trung Quốc thừa nhận tàu làm đứt đường ống dẫn khí ở Baltic

Thanh Hà |

Trung Quốc thừa nhận con tàu của nước này làm đứt đường ống dẫn khí Balticconnector trên Biển Baltic vào tháng 10 năm ngoái do vô tình.

Rào cản với siêu dự án đường ống dẫn khí Nga - Trung Quốc

Thanh Hà |

Nga dường như cần thị trường Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc cần khí đốt Nga.

Bài toán đau đầu khi Ukraina đóng đường ống dẫn khí Nga

Thanh Hà |

Khí đốt Nga được bơm vào châu Âu thông qua các đường ống dẫn khí ở Ukraina. Tuy nhiên, Kiev đang cân nhắc thay khí đốt Nga bằng khí đốt của Azerbaijan.