Trung Quốc thừa nhận tàu làm đứt đường ống dẫn khí ở Baltic

Thanh Hà |

Trung Quốc thừa nhận con tàu của nước này làm đứt đường ống dẫn khí Balticconnector trên Biển Baltic vào tháng 10 năm ngoái do vô tình.

Tin mới nhất vụ đường ống Balticconnector của SCMP chiều 12.8 cho hay, giới chức Trung Quốc đã mở cuộc điều tra nội bộ và gần đây thông báo kết quả cho chính quyền Estonia và Phần Lan.

Theo báo cáo điều tra của Trung Quốc, vụ tai nạn làm đứt đường ống dẫn khí quan trọng ở Biển Baltic nối giữa Estonia và Phần Lan là do một cơn bão mạnh.

Khi Balticconnector bị đứt, Estonia và Phần Lan mở cuộc điều tra hình sự chung, tập trung vào NewNew Polar Bear - tàu container mang cờ Hong Kong (Trung Quốc) đi qua vùng biển vào thời điểm xảy ra sự cố. Chủ sở hữu tàu là NewNew Shipping Line ở Trung Quốc đại lục.

Theo SCMP, một phát ngôn viên của văn phòng công tố Estonia cho biết, tài liệu của Trung Quốc chưa được gửi đến văn phòng và do đó "không thể được sử dụng làm bằng chứng trong một cuộc điều tra hình sự của Estonia".

“Chúng tôi đã gửi yêu cầu hỗ trợ pháp lý tới chính quyền Trung Quốc để thu thập bằng chứng từ con tàu và thủy thủ đoàn” - Kairi Kungas, giám đốc quan hệ công chúng của văn phòng công tố Estonia cho hay.

“Để thực hiện yêu cầu hỗ trợ pháp lý, chính quyền Trung Quốc có thể tự tiến hành các hoạt động điều tra hoặc tham gia với các nhà điều tra Estonia, trong đó mọi hoạt động tiến hành trên lãnh thổ Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp địa phương. Giới chức Trung Quốc vẫn chưa phản hồi về yêu cầu hỗ trợ pháp lý” - ông nói thêm.

Mỏ neo của con tàu làm đứt đường ống dẫn khí ở Baltic. Ảnh: NBI
Mỏ neo của con tàu làm đứt đường ống dẫn khí ở Baltic. Ảnh: NBI

Phát ngôn viên của Cục Điều tra Quốc gia Phần Lan (NBI) từ chối xác nhận việc đã nhận được tài liệu của Trung Quốc hay chưa, nhưng khẳng định vẫn đang tiếp tục cuộc điều ra vụ đứt đường ống dẫn khí Balticconnector.

“Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã hợp tác với chính quyền Trung Quốc và những bên khác, NBI đã gửi yêu cầu hỗ trợ pháp lý tới các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc” - Anna Zareff, giám đốc truyền thông của NBI, chia sẻ.

Bà nhấn mạnh, cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn và kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến vụ đứt đường ống Balticconnector chỉ có thể được đưa ra sau khi tất cả các biện pháp điều tra cần thiết đã hoàn tất và việc này sẽ mất một thời gian.

Giới chức ở 2 quốc gia thành viên EU nhận định, tàu Newnew Polar Bear đã kéo neo dọc theo đáy biển, cắt đứt một tuyến đường ống dẫn khí đốt quan trọng, làm hỏng 2 tuyến cáp viễn thông nối giữa hai quốc gia vào đêm 7.10 hoặc sáng 8.10.2023.

Thời điểm đó, các nhà điều tra Phần Lan mô tả có một “vệt kéo dài từ 1,5 đến 4m” dẫn đến “điểm bị hỏng trên đường ống dẫn khí đốt”. “Cách điểm bị hỏng của đường ống dẫn khí vài mét, có một mỏ neo được cho là đã gây ra vệt kéo dài và chính điểm hư hại đó” - văn bản ngày 27.10.2023 của các nhà điều tra Phần Lan nêu rõ. Ngoài ra, sau khi mỏ neo được nhấc lên, có “dấu vết cho thấy mỏ neo đã tiếp xúc với đường ống dẫn khí đốt”.

Sau khi đi qua Baltic, NewNew Polar Bear đi đến St Petersburg, Nga và tiếp đó được chụp ảnh tại vùng Arkhangelsk của Nga trước khi cập cảng Thiên Tân, Trung Quốc.

Tháng 11 năm ngoái, chính quyền Phần Lan cho biết, Trung Quốc đã cam kết hợp tác toàn diện với cuộc điều tra vụ đứt đường ống Balticconnector. Tháng 1 năm nay, Tổng thống Phần Lan khi đó là Sauli Niinisto đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về đường ống bị hư hại. Helsinki mô tả cuộc trao đổi là "mang tính xây dựng".

Đường ống Balticconnector dài 77km là nguồn cung cấp năng lượng chính của Phần Lan. Vụ đứt đường ống dẫn khí Balticconnector xảy ra vào thời điểm nhạy cảm, dẫn tới báo động về tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng dưới biển trong khu vực Baltic.

Sự cố đường ống Balticconnector xảy ra sau vụ đường ống dẫn khí Nord Stream và Nord Stream 2 nối Nga và Đức phát nổ vào tháng 9.2022 và tới nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Rào cản với siêu dự án đường ống dẫn khí Nga - Trung Quốc

Thanh Hà |

Nga dường như cần thị trường Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc cần khí đốt Nga.

Bài toán đau đầu khi Ukraina đóng đường ống dẫn khí Nga

Thanh Hà |

Khí đốt Nga được bơm vào châu Âu thông qua các đường ống dẫn khí ở Ukraina. Tuy nhiên, Kiev đang cân nhắc thay khí đốt Nga bằng khí đốt của Azerbaijan.

Siêu đường ống dẫn khí Nga - Trung Quốc ngày càng lợi hại

Thanh Hà |

Khí đốt Nga xuất khẩu qua đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia đã vượt 800 triệu m3 so với kế hoạch, tăng gấp 1,5 lần trong năm 2023.

“Cải cách đột phá” của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

KHÁNH AN |

Đề cập đến nguồn thu báo chí cũng như tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí trước các nền tảng xuyên biên giới, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến yêu cầu cần có cải cách đột phá về cơ chế cho báo chí, mà theo đó có thể chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa như đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp.

Dỡ vòng xoay xảy ra lật xe và 2 vòng xoay khác ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Trước nhiều vụ lật xe chở hàng khi qua vòng xoay, Bình Dương lên phương án thay thế vòng xoay bằng đèn tín hiệu.

Loạt dự án điện mặt trời Trung Nam lọt tầm ngắm Bộ Công an

Cường Ngô |

32 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời bị cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu cung cấp tài liệu, trong đó có các dự án của Trung Nam.

Chàng trai nướng bánh bò điêu luyện như tập Kungfu ở TPHCM

Quỳnh Tâm |

TPHCM - Không ít khách ghé tiệm bánh bò dừa trên đường Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình) phải bất ngờ khi thấy ông chủ nấu nướng như trình diễn... Kungfu.

Giá vàng hôm nay 14.8: Sụt giảm từ đỉnh cao nhiều tuần

Khương Duy (T/H) |

Giá vàng hôm nay 14.8 sụt giảm nhẹ ở thị trường thế giới. Tuy vậy dữ liệu kinh tế Mỹ đang giữ vàng neo ở ngưỡng cao.

Rào cản với siêu dự án đường ống dẫn khí Nga - Trung Quốc

Thanh Hà |

Nga dường như cần thị trường Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc cần khí đốt Nga.

Bài toán đau đầu khi Ukraina đóng đường ống dẫn khí Nga

Thanh Hà |

Khí đốt Nga được bơm vào châu Âu thông qua các đường ống dẫn khí ở Ukraina. Tuy nhiên, Kiev đang cân nhắc thay khí đốt Nga bằng khí đốt của Azerbaijan.

Siêu đường ống dẫn khí Nga - Trung Quốc ngày càng lợi hại

Thanh Hà |

Khí đốt Nga xuất khẩu qua đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia đã vượt 800 triệu m3 so với kế hoạch, tăng gấp 1,5 lần trong năm 2023.