Sông Dương Tử và 2 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc có nguy cơ bị bức tử

Ngọc Vân |

Sông Dương Tử và 2 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị bức tử do hành vi của con người.

Tờ SCMP đưa tin, Văn phòng Giám sát Trung ương về Bảo vệ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc ra báo cáo cho biết, tình trạng ô nhiễm và khai thác bất hợp pháp đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hồ Bà Dương và Động Đình - 2 hồ điều hòa của sông Dương Tử.

Hồ Bà Dương ở tỉnh Giang Tây là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc và đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa mực nước sông Dương Tử, bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì cân bằng sinh thái khu vực.

Tuy nhiên, theo báo cáo, các quy định về đê thấp ở hồ Bà Dương không được thực thi, lệnh cấm đánh bắt cá ở các vùng nước trọng điểm và bảo vệ đời sống thủy sinh không được thực hiện đầy đủ, và vấn đề ô nhiễm nông nghiệp rất đáng báo động.

Chính quyền địa phương sau đó đã tiến hành điều tra riêng và phát hiện 44 con đê bất hợp pháp vẫn còn tồn tại.

Hồ Bà Dương cũng bị đe dọa bởi việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá thiếu hiệu quả. Năm 2021, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá thương mại trong 10 năm đối với sông Dương Tử - lệnh cấm đầu tiên như vậy trên con sông dài nhất châu Á - nhằm bảo vệ đời sống thủy sinh tại đây. Lệnh cấm đã được áp dụng trên dòng sông chính và các phụ lưu chính.

Hồ Bà Dương là nơi sinh sống của loài cá heo không vây Dương Tử đang có nguy cơ tuyệt chủng. Gần 98% tổng số sếu Siberia, một loài cực kỳ nguy cấp, cũng trú đông ở đó. Tuy nhiên, báo cáo cho biết, các loài sinh vật này vẫn tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa từ các băng nhóm săn trộm.

Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc trừ sâu trong khu vực lưu vực hồ đã dẫn đến nồng độ phốt pho trong nước cao - đến mức không còn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.

Ngoài các hoạt động của con người, các hồ nước và môi trường sống của nhiều loài cũng bị đe dọa bởi tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm lũ lụt và hạn hán thường xuyên. Hồ Bà Dương trong những năm gần đây ghi nhận mùa khô sớm hơn và khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng đến nguồn nước tưới.

Lòng hồ Bà Dương khô hạn ngày 17.8.2022. Ảnh: Xinhua
Lòng hồ Bà Dương khô hạn ngày 17.8.2022. Ảnh: Xinhua

Đối với hồ Động Đình, nằm ở tỉnh Hồ Nam và có diện tích lớn thứ hai sau hồ Bà Dương, mối đe dọa hàng đầu là khai thác cát trái phép và trồng cây bất hợp pháp khiến hệ sinh thái của hồ bị phá hủy.

Báo cáo cho biết, các bờ tự nhiên của sông Dương Tử và một số nhánh chính của sông cũng bị xâm lấn nghiêm trọng, đặc biệt là do xây dựng trái phép. Một số cảng vượt quá diện tích quy hoạch và xây dựng không phép.

Chất thải công nghiệp và sinh hoạt cũng được phát hiện gây ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống sông hồ. Tại huyện Vân Dương, Trùng Khánh, nước thải công nghiệp và sinh hoạt đã được thải trực tiếp vào sông Tiêu, một nhánh chính của sông Dương Tử.

Sông Meixi, một nhánh quan trọng khác, bị đe dọa bởi hai cảng than và cát mà không có hệ thống phun nước và che chắn thích hợp.

Báo cáo nhấn mạnh rằng, các quy định và mệnh lệnh hiện hành nhằm khắc phục việc xây dựng bến tàu bất hợp pháp đã không thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, toàn diện.

Đáp lại, các cơ quan chính phủ ở nhiều thành phố và quận huyện được trích dẫn trong báo cáo đã bày tỏ cam kết khắc phục các vấn đề này.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Kỷ lục của đập Tam Hiệp và các siêu đập Trung Quốc

Khánh Minh |

Đập Tam Hiệp và 5 siêu đập khác trên sông Dương Tử của Trung Quốc tạo thành hành lang năng lượng sạch lớn nhất thế giới.

Trung Quốc cảnh báo lũ lụt tồi tệ ở sông Dương Tử mùa bão lũ 2024

Ngọc Vân |

Trung Quốc cảnh báo lũ lụt nghiêm trọng ở trung và hạ lưu sông Dương Tử trong mùa bão lũ năm 2024.

Vị thế của Đập Tam Hiệp và các nhà máy thủy điện dọc sông Dương Tử

Thanh Hà |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc thông tin, hành lang năng lượng xanh khổng lồ dọc sông Dương Tử đã tạo ra hơn 276 tỉ kilowatt giờ điện sạch vào năm ngoái, tăng 5,34% so với cùng kỳ năm trước đó.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Kỷ lục của đập Tam Hiệp và các siêu đập Trung Quốc

Khánh Minh |

Đập Tam Hiệp và 5 siêu đập khác trên sông Dương Tử của Trung Quốc tạo thành hành lang năng lượng sạch lớn nhất thế giới.

Trung Quốc cảnh báo lũ lụt tồi tệ ở sông Dương Tử mùa bão lũ 2024

Ngọc Vân |

Trung Quốc cảnh báo lũ lụt nghiêm trọng ở trung và hạ lưu sông Dương Tử trong mùa bão lũ năm 2024.

Vị thế của Đập Tam Hiệp và các nhà máy thủy điện dọc sông Dương Tử

Thanh Hà |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc thông tin, hành lang năng lượng xanh khổng lồ dọc sông Dương Tử đã tạo ra hơn 276 tỉ kilowatt giờ điện sạch vào năm ngoái, tăng 5,34% so với cùng kỳ năm trước đó.