Bình luận quốc tế:

Rút củi đáy nồi

HẠ LANG |

Bất ngờ như khi bùng phát, cuộc khủng hoảng chính trị ngoại giao giữa Saudi Arabia cùng một số đồng minh với Qatar có những diễn biến bất ngờ mới, cho thấy đỉnh điểm gay cấn đã qua và báo hiệu chiều hướng đi vào giảm căng thẳng.

Những diễn biến này đến từ cả 3 phía là phía gây chuyện, trong đó đặc biệt là Saudi Arabia và Mỹ, phía Qatar cùng với Iran, và phía những đối tác bên ngoài khác nhưng có thể đóng vai trò trung gian hoà giải như Nga, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ...

Mục đích của Saudi Arabia và mấy đồng minh là cô lập Qatar về chính trị và ngoại giao, gây khó cho vương triều nhỏ này bằng phong toả về kinh tế, thương mại và xã hội để thuần chế Qatar, buộc Qatar phải phục vụ cho lợi ích của họ, nhằm duy trì quyền lực, chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và đối phó Iran.

Trong khi đó, Mỹ từng gia tăng áp lực đối với Qatar, và tạo cảm nhận nhất biên đảo về phía Saudi Arabia. Nhưng rồi chính Saudi Arabia lại ngỏ ý giúp đỡ nhân đạo cho Qatar, trong khi Mỹ không chỉ tăng cường vũ trang cho Qatar bằng hợp đồng bán 36 chiếc máy bay tiêm kích F-15 trị giá tổng cộng 12 tỷ USD, mà còn tập trận chung với Qatar. Iran đã chuyển đến Qatar 160 tấn hàng cứu trợ gồm lương thực, thực phẩm, rau xanh và hoa quả.

Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Kuwait tuyên bố sẵn sàng trợ giúp Qatar và đảm trách vai trò trung gian hoà giải. Thổ Nhĩ Kỳ đưa thêm quân đội đến căn cứ quân sự của mình ở Qatar, và tuyên bố buông rơi Qatar vào lúc này chẳng khác gì tự sát. Nga kín kẽ hơn nhưng cũng đã có can dự vào vụ việc bằng những động thái ngoại giao đáng chú ý, như Tổng thống Nga điện đàm với Quốc vương Saudi Arabia Salman và đón tiếp ngoại trưởng Qatar.

Qatar gặp khó nhưng xem ra không hoảng hốt. Tất cả những động thái ấy chẳng phải đều cho thấy, các bên liên quan đều không có chủ định để cuộc khủng hoảng leo thang mức độ trầm trọng, vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Tất cả các bên đều không tin là bên này đẩy bên kia tới chân tường, đều có tuyên bố và động thái, tín hiệu và hàm ý cảnh báo, răn đe lẫn nhau, nhắc nhở nhau chớ bước qua giới hạn, và phải lưu ý thoả đáng đến những lợi ích chiến lược riêng của nhau.

Và xem ra, tất cả còn đều thiên về nhận thức rằng, hiện đã đến lúc phải hướng cuộc khủng hoảng này đi vào giải pháp. Tất cả đều “rút củi đáy nồi” trước khi quá muộn, nhưng đương nhiên theo cách riêng phù hợp với khả năng của mình, và không để bị coi là yếu thế, lại càng không để bị mất thể diện.

HẠ LANG
TIN LIÊN QUAN

Thổ Nhĩ Kỳ là mục tiêu tiếp theo sau khủng hoảng Qatar

Hà Liên |

Ngày 14.6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đến Doha để gặp người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman al Thani và Tiểu vương Qatar, về cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra ở Trung Đông.

Qatar đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp lệnh cấm bay

VÂN ANH |

Qatar đề nghị Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) của Liên Hợp Quốc can thiệp về việc các quốc gia láng giềng vùng Vịnh phong toả đường hàng không tới nước này.

Nga rơi vào tình thế khó khăn vì Qatar?

K.M |

Cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng ở vùng Vịnh bởi những nỗ lực của Saudi Arabia để cô lập Qatar cũng đẩy Nga vào tình thế khó khăn - tờ Bloomberg nhận định.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Vương quốc Anh giảm sức hút với giới siêu giàu

Thanh Hà |

Các nhà đầu tư và doanh nhân giàu có đang chuyển đến EU, Trung Đông và Châu Á, theo một công ty tư vấn ở London, Anh.

Gương mặt vàng tại các kỳ thi Olympic quốc tế

Trang Hà |

Năm 2022, với 38 lượt thí sinh tham gia các kỳ thi Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế, học sinh Việt Nam xuất sắc nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất với nhiều học sinh đạt điểm số cao nhất.

Thổ Nhĩ Kỳ là mục tiêu tiếp theo sau khủng hoảng Qatar

Hà Liên |

Ngày 14.6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đến Doha để gặp người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman al Thani và Tiểu vương Qatar, về cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra ở Trung Đông.

Qatar đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp lệnh cấm bay

VÂN ANH |

Qatar đề nghị Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) của Liên Hợp Quốc can thiệp về việc các quốc gia láng giềng vùng Vịnh phong toả đường hàng không tới nước này.

Nga rơi vào tình thế khó khăn vì Qatar?

K.M |

Cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng ở vùng Vịnh bởi những nỗ lực của Saudi Arabia để cô lập Qatar cũng đẩy Nga vào tình thế khó khăn - tờ Bloomberg nhận định.