Quốc gia hạt nhân của EU mất nguồn cung uranium quan trọng

Ngọc Vân |

Niger cấm xuất khẩu uranium và vàng sang Pháp - quốc gia hạt nhân ở EU.

Giới chức quân sự Niger sau khi đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum vào tuần trước, đã cấm xuất khẩu uranium và vàng sang Pháp, lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 30.7.

Tướng Abdourahamane Tchiani - lãnh đạo của hội đồng chuyển tiếp mới thành lập, đã công bố quyết định này, theo cổng thông tin Al Mayadeen.

Hàng nghìn người ủng hộ chính quyền đã hoan nghênh động thái trên trong các cuộc biểu tình chống Pháp ở thủ đô Niamey hôm 30.7 - tờ báo địa phương Wazobia đưa tin.

“Chúng tôi có uranium, kim cương, vàng và dầu. Chúng tôi không cần người Pháp giữ an toàn cho chúng tôi” - Al Mayadeen dẫn lời một trong những người biểu tình nói.

Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, Niger là nước sản xuất uranium lớn thứ 7 thế giới, chiếm 5% sản lượng toàn cầu. Các phương tiện truyền thông Pháp cho hay, Niger chiếm 15-17% lượng uranium được sử dụng ở Pháp để sản xuất điện hạt nhân.

Ngày 1.8, Euratom - Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu - nói với Reuters rằng quốc gia Tây Phi này là nhà cung cấp uranium tự nhiên lớn thứ 2 cho EU vào năm ngoái.

Theo Euratom, không có mối đe dọa ngay lập tức đối với sản xuất điện hạt nhân nếu Niger ngừng cung cấp vì các cơ sở ở EU có đủ lượng uranium dự trữ để cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng điện hạt nhân trong ba năm.

Alexander Uvarov - biên tập viên trang web tin tức hạt nhân Atominfo của Nga - nhận định, tác động tức thời từ việc giảm xuất khẩu uranium của Niger đối với ngành điện hạt nhân của Pháp sẽ không đáng kể, nhưng giá uranium toàn cầu có thể sẽ tăng.

Orano, công ty nhà nước của Pháp điều hành một mỏ uranium ở Niger, cho biết đang theo dõi tình hình an ninh ở thuộc địa cũ của Pháp.

“Công ty tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn do Đại sứ quán Pháp đưa ra để tạo cơ hội cho nhân viên rời khỏi Niger nếu họ muốn” - Orano nói.

Trước đó, công ty tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động khai thác bất chấp “các sự kiện an ninh” đang diễn ra.

Ngày 1.8, Pháp tuyên bố sẽ sơ tán công dân Pháp và châu Âu khỏi thủ đô Niamey, Niger - thuộc địa cũ của Pháp - với lý do đại sứ quán Pháp bị tấn công sau cuộc đảo chính ngày 26.7.

Người biểu tình trước Đại sứ quán Pháp ở Niamey, Niger, ngày 30.7.2023. Ảnh: AFP
Người biểu tình trước Đại sứ quán Pháp ở Niamey, Niger, ngày 30.7.2023. Ảnh: AFP

Trong khi đó, chính quyền quân sự Niger tuyên bố, lực lượng an ninh Pháp đã tấn công những người tuần hành ủng hộ cuộc đảo chính và phản đối sự hiện diện của Pháp tại nước này hôm 30.7. Theo các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính, sáu người bị thương do sự can thiệp của Pháp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhanh chóng phản ứng trước cuộc xung đột xảy ra cách Paris 6.000 km, nói rằng, Pháp sẽ đáp trả ngay lập tức bất kỳ hành vi bạo lực nào nhằm vào lợi ích của Pháp sau cuộc đảo chính ở Niger.

Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính nói rõ, bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài sẽ bị đáp trả bằng vũ lực. Họ cũng cáo buộc Pháp muốn can thiệp quân sự để phục chức cho tổng thống bị phế truất. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Catherine Colonna phủ nhận cáo buộc, nói rằng "ưu tiên duy nhất của Pháp là sự an toàn của công dân nước này".

Bộ Ngoại giao Pháp cũng phủ nhận việc sử dụng vũ lực gây chết người đối với những người biểu tình.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Mỹ vận hành lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên sau 7 năm

Khánh Minh |

Mỹ bắt đầu vận hành lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên sau 7 năm trong khi vẫn phải phụ thuộc Nga về uranium.

Cuộc đổ bộ hạt nhân của Nga vào châu Phi

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố đã sẵn sàng cho việc mở rộng các dự án hạt nhân lớn ở châu Phi.

Nga tiết lộ dự án hạt nhân mới ở châu Phi

Ngọc Vân |

Nga tiết lộ dự án hạt nhân mới ở hai nước châu Phi là Namibia và Tanzania.

Viên chức thuộc khối hành chính cũng bị “bỏ quên” phụ cấp ưu đãi nghề

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc tiếp tục gửi phản hồi về Báo Lao Động liên quan đến phụ cấp ưu đãi nghề cho viên chức y tế trong Nghị định 05. Trong đó, nhiều ý kiến còn đưa ra một đối tượng khác cũng bị “bỏ quên”, đó là viên chức thuộc khối hành chính trong cơ sở y tế.

Doanh nghiệp tuyên bố kháng cáo vụ kiện Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội

MINH PHONG |

Công ty cổ phần truyền thông VietArt khẳng định sẽ kháng cáo phán quyết của Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội lên Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, liên quan đến vụ kiện Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp.

Quê nhà đội mưa đón linh cữu liệt sĩ Lê Ánh Sáng

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sáng 3.8, linh cữu liệt sĩ Lê Ánh Sáng hi sinh khi làm nhiệm vụ bị sạt lở núi vùi lấp ở đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã được đưa về quê nhà ở thôn Phái Nam, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Cấu trúc khác thường của cơn bão gần Trung Quốc

Thanh Hà |

Bão Khanun có cấu trúc thành mắt bão (nằm ngay sát mắt bão) khác thường, giống như một cơn bão nhỏ trong một cơn bão lớn hơn. Ảnh vệ tinh cho thấy giữa 2 thành mắt bão có "con hào" rộng hơn 90 hải lý.

Dự án chung cư P.H Nha Trang chậm tiến độ, chưa rõ ngày cấp sổ hồng cho dân

Hữu Long |

Khánh Hòa - Qua rà soát, cơ quan chức năng phát hiện dự án Chung cư xã hội P.H Complex Nha Trang (Chung cư P.H Nha Trang) đang chậm tiến độ nên chưa đủ cơ sở cấp sổ hồng.

Mỹ vận hành lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên sau 7 năm

Khánh Minh |

Mỹ bắt đầu vận hành lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên sau 7 năm trong khi vẫn phải phụ thuộc Nga về uranium.

Cuộc đổ bộ hạt nhân của Nga vào châu Phi

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố đã sẵn sàng cho việc mở rộng các dự án hạt nhân lớn ở châu Phi.

Nga tiết lộ dự án hạt nhân mới ở châu Phi

Ngọc Vân |

Nga tiết lộ dự án hạt nhân mới ở hai nước châu Phi là Namibia và Tanzania.