Pháp đề nghị giúp Brazil phát triển tàu ngầm hạt nhân

Ngọc Vân |

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị giúp Brazil phát triển tàu ngầm hạt nhân trong chuyến thăm chính thức tới quốc gia Nam Mỹ này - RT đưa tin.

Ngày 27.3, Tổng thống Emmanuel Macron đã tham dự và phát biểu tại buổi lễ hạ thủy tàu ngầm diesel-điện lớp Riachuelo thứ ba của Brazil, dựa trên lớp Scorpene của Pháp. Buổi lễ do Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva chủ trì.

“Tôi muốn chúng ta mở ra một chương cho các tàu ngầm mới hướng tới động cơ đẩy hạt nhân trong khi hoàn toàn tôn trọng các cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân. Các bạn muốn điều đó, Pháp sẽ hỗ trợ” - ông Macron nói.

Chương trình phát triển tàu ngầm của Brazil (PROSUB) được triển khai vào năm 2008, sau khi một hiệp ước an ninh giữa Tổng thống Lula và Tổng thống Pháp lúc đó là Nicolas Sarkozy dẫn đến kế hoạch hiện đại hóa hải quân Brazil. Con tàu thứ 5 của chương trình, Alvaro Alberto, dự kiến ​​sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tổng thống Brazil Luis Inacio Lula da Silva (thứ hai từ trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ hai từ phải) tại Khu liên hợp Hải quân Itaguai, Brazil, ngày 27.3.2024. Ảnh: AP
Tổng thống Brazil Luis Inacio Lula da Silva (thứ hai từ trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ hai từ phải) kích hoạt tượng trưng tàu ngầm trong lễ hạ thủy tàu ngầm được đóng ở Brazil theo công nghệ của Pháp, ngày 27.3.2024. Ảnh: AP

Với đường bờ biển rộng lớn, 95% lượng nhập khẩu và 90% nguồn cung dầu quốc gia đến từ biển, PROSUB được thành lập để bảo vệ các nguồn tài nguyên chiến lược của Brazil, đồng thời phát triển ngành đóng tàu của đất nước và cung cấp hàng nghìn việc làm.

Công ty quốc phòng Pháp Naval Group đã hỗ trợ thiết kế sửa đổi thân tàu để phù hợp với lò phản ứng hạt nhân. Nhưng Paris đã do dự cung cấp công nghệ động cơ đẩy hạt nhân cho Brasilia do lo ngại vi phạm các cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Cho đến nay, chỉ có 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp và Ấn Độ sở hữu tàu ngầm hạt nhân. Brazil là quốc gia không có vũ khí hạt nhân tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), nhưng các quy định của Brazil về mặt kỹ thuật không cấm nước này xây dựng các lò phản ứng hạt nhân hải quân và làm giàu uranium của riêng mình để cung cấp nhiên liệu.

Chương trình năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình của Brazil hoàn toàn do nước này tự phát triển, với toàn bộ chu trình làm giàu nhiên liệu uranium và hai nhà máy điện hạt nhân. Thiết kế nồi hơi hạt nhân cho con tàu tiềm năng cho đến nay cũng hoàn toàn mang phong cách Brazil.

Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng NPT có thể bị xâm phạm sau khi Mỹ và Anh công bố hiệp ước an ninh AUKUS ba bên với Australia vào năm 2021, cùng với việc bán ba tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và chuyển giao công nghệ hạt nhân của Mỹ.

Bắc Kinh cảnh báo, hiệp ước AUKUS làm suy yếu NPT, đồng thời lưu ý rằng nó đánh dấu một tiền lệ nguy hiểm trong việc chuyển giao các lò phản ứng đẩy hạt nhân và một lượng lớn uranium được làm giàu ở cấp độ vũ khí cho một quốc gia phi hạt nhân. Trung Quốc lo ngại, không có gì đảm bảo rằng Australia không chuyển uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Dự định của Ukraina sau khi mất nhà máy hạt nhân lớn nhất vào tay Nga

Ngọc Vân |

Ukraina hy vọng lắp lò phản ứng mới của Bulgaria để bù đắp việc mất nhà máy hạt nhân lớn nhất gồm sáu lò phản ứng vào tay Nga.

Thành viên BRICS mới muốn trở thành trung tâm lưu trữ lúa mì của Nga

Song Minh |

Ai Cập và Nga đang đàm phán về việc thành lập một trung tâm hậu cần ở khu vực Kênh đào Suez để lưu trữ lúa mì của Mátxcơva.

Thêm một nước giàu dầu mỏ muốn gia nhập BRICS

Song Minh |

Quốc gia giàu dầu mỏ Venezuela sẽ sớm gia nhập BRICS - Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố.

Bổ sung nhiều chế tài nhằm xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Hà Chi |

Theo Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp chủ yếu tập trung khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm khoảng 70-80% tổng số tiền chậm đóng); khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI chiếm dưới 10%.

Nắng nóng, khô hạn làm cầu sập, đường sụt ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng (Kiên Giang), từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 3.700m đường (hơn 2.000m sạt lở, hơn 1.600m rạn nứt có nguy cơ sạt lở). Trong đó, tỉnh lộ 965 là 210m; lộ giao thông nông thôn 1.880m và một số tài sản của người dân, Nhà nước bị ảnh hưởng.

Xe cà phê vợt gần nửa thế kỷ ở Cần Thơ thu hút giới trẻ

MỸ LY |

Hơn 40 năm nay, dù nằm nép mình trong con hẻm nhỏ giữa trung tâm TP Cần Thơ nhưng xe cà phê vợt của bà Hồ Thị Thùy Linh (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) vẫn ngày ngày thu hút hàng trăm lượt khách đến thưởng thức, nhất là các bạn trẻ.

Cập nhật giá vàng sáng 30.3: Neo cao chót vót trên đỉnh kỷ lục

KHƯƠNG DUY |

Cập nhật giá vàng sáng 30.3: Tính đến 5h30, giá vàng SJC trong nước ở ngưỡng 78,8 - 80,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới chốt lại tuần giao dịch với mức cao kỷ lục 2.233 USD/ounce.

Khởi tố 2 cán bộ trong lĩnh vực đất đai ở TP Long Xuyên

Trần Hậu |

Hai đối tượng bị Công an tỉnh An Giang khởi tố là cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất và Phòng Tài nguyên – Môi trường TP Long Xuyên.

Dự định của Ukraina sau khi mất nhà máy hạt nhân lớn nhất vào tay Nga

Ngọc Vân |

Ukraina hy vọng lắp lò phản ứng mới của Bulgaria để bù đắp việc mất nhà máy hạt nhân lớn nhất gồm sáu lò phản ứng vào tay Nga.

Thành viên BRICS mới muốn trở thành trung tâm lưu trữ lúa mì của Nga

Song Minh |

Ai Cập và Nga đang đàm phán về việc thành lập một trung tâm hậu cần ở khu vực Kênh đào Suez để lưu trữ lúa mì của Mátxcơva.

Thêm một nước giàu dầu mỏ muốn gia nhập BRICS

Song Minh |

Quốc gia giàu dầu mỏ Venezuela sẽ sớm gia nhập BRICS - Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố.