Những điều khiến thị trường Ấn Độ rất quan trọng với Apple

Thanh Hà |

CEO Apple Tim Cook đang ở Ấn Độ trong tuần này. Ông khai trương 2 cửa hàng mới của Apple, ​​gặp Thủ tướng Narendra Modi, tham quan và gặp gỡ khách hàng ở Ấn Độ.

Giống Trung Quốc của 15-20 năm trước

Theo CNBC, chuyến đi quốc tế của CEO Apple là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy Ấn Độ đã trở thành trọng tâm chiến lược lớn của Apple khi chuỗi cung ứng của hãng rời khỏi Trung Quốc và thị trường điện thoại thông minh ngày càng bão hòa.

Ấn Độ có thể lặp lại vai trò mà Trung Quốc đã đóng trong hoạt động kinh doanh của Apple trong 15 năm qua: Một thị trường rộng lớn với tầng lớp trung lưu đang mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng và có khả năng là cơ sở sản xuất hàng triệu thiết bị của Apple.

Các nhà phân tích nhận định, dân số đông và nền kinh tế đang trưởng thành của Ấn Độ là trạng thái lý tưởng để Apple thâm nhập thông qua tăng cường nỗ lực marketing và cung cấp dịch vụ bán lẻ tại Ấn Độ.

Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Apple để có thể sản xuất tại nước này, cũng theo CNBC.

Bên trong một cửa hàng của Apple ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Xinhua
Bên trong một cửa hàng của Apple ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Xinhua

Angelo Zino - nhà phân tích cấp cao của CFRA Research - nhận định, vẫn còn không gian cho Apple phát triển ở tiểu lục địa: Apple chiếm chưa đến 5% thị phần điện thoại thông minh ở Ấn Độ, trong khi ở Trung Quốc là khoảng 18%.

Phần lớn doanh số bán điện thoại thông minh ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều sử dụng các phiên bản hệ điều hành Android do Google tạo ra.

“Ấn Độ ngày nay rất giống với Trung Quốc 15 hoặc 20 năm trước" - chuyên gia Zino cho hay.

Cơ hội có thể rất lớn: Apple đã đạt doanh thu 74 tỉ USD ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc) trong năm tài khóa 2022. Đó là khoảng 18% tổng doanh thu của Apple trong giai đoạn này.

Ấn Độ vẫn chưa có doanh thu riêng, mà gộp chung với các thị trường khác được gọi là “phần còn lại của châu Á - Thái Bình Dương”, với doanh thu 29 tỉ USD trong cùng khoảng thời gian.

Chiến lược chinh phục

Ấn Độ là thị trường lớn nhất mà iPhone chưa hoàn toàn chinh phục, điều này có nghĩa là đây là thị trường rất quan trọng với tăng trưởng doanh số bán hàng.

Tháng 2 năm nay, CEO Tim Cook cho hay, Apple đã thu hút thành công “những người chuyển đổi” ở Ấn Độ - ngôn ngữ mà Apple dùng để chỉ chủ sở hữu điện thoại Android trước đây quyết định mua chiếc iPhone đầu tiên.

Apple đã có quý bán hàng tốt nhất từ ​​trước đến nay với iPhone tại Ấn Độ trong quý kết thúc vào tháng 12.2022.

Người Ấn Độ có nhiều khả năng trở thành "người chuyển đổi" sang iPhone hơn so với khách hàng ở những nơi khác vì Android thống trị thị trường Ấn Độ.

Ở quốc gia Nam Á này, trong thị phần điện thoại thông minh, dẫn đầu là Samsung và một số thương hiệu Trung Quốc. Android có hơn 95% thị phần ở nước này, theo Statcounter.

Lý do chính là giá cả, hầu hết điện thoại được bán ở Ấn Độ đều có giá thấp hơn chiếc iPhone mới rẻ nhất của Apple.

Nhà phân tích ngành dữ liệu Internet ước tính vào tháng 2 năm nay rằng, giá bán trung bình của một chiếc điện thoại thông minh ở Ấn Độ là 224 USD, tăng 18% trong năm 2022. Điện thoại cấp thấp của Apple - iPhone SE - được bán lẻ với giá 429 USD ở Mỹ.

Một cách để Apple giải quyết khoảng cách này là cho phép khách hàng trả góp điện thoại hoặc giảm giá khi khách hàng đổi một thiết bị cũ hơn. Tim Cook đã đề cập đến những chiến lược này khi được hỏi về Ấn Độ vào tháng 2 năm nay.

“Có rất nhiều việc phải làm từ các phương án tài chính và trao đổi để khiến cho sản phẩm có giá cả phải chăng hơn và cung cấp cho mọi người nhiều phương án hơn để mua" - ông nói.

Hai cửa hàng của Apple khai trương trong tuần này cùng với cửa hàng Apple trực tuyến ra mắt tại Ấn Độ từ năm 2020 cũng được kỳ vọng thúc đẩy doanh số bán hàng.

Phần thứ hai của chiến lược là sản xuất các sản phẩm của Apple tại Ấn Độ - dự án lớn không chỉ đòi hỏi sự chú ý của Apple mà còn cả nỗ lực từ các đối tác sản xuất cũng như chính quyền địa phương và trung ương.

Gần như tất cả iPhone hiện được lắp ráp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, có nhiều trở ngại đã xảy ra như căng thẳng thương mại, gián đoạn chuỗi cung ứng khiến doanh số bị ảnh hưởng.

Ấn Độ cuối cùng có thể trở thành bên thắng lớn khi Apple tìm kiếm các phương án sản xuất ngoài Trung Quốc.

Vào tháng 1 năm nay, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ cho hay, Apple đang sản xuất chiếc iPhone 14 mới nhất của hãng tại Ấn Độ và có mục tiêu sản xuất tới 25% tổng số iPhone tại quốc gia Nam Á này.

Đối tác sản xuất chính của Apple, Foxconn, giám sát phần lớn việc lắp ráp iPhone mới ở Trung Quốc, cũng đang mở rộng sang Ấn Độ. Foxconn được cho là đang xây dựng nhà máy trị giá 700 triệu USD cho các bộ phận của iPhone ở Bangalore.

Chính phủ Ấn Độ cũng đang đón nhận Apple, sử dụng điều này như biểu tượng để thu hút các công ty công nghệ cao khác đến nước này.

Theo phóng viên Seema Mody của CNBC, Thủ tướng Ấn Độ Modi muốn thảo luận về kế hoạch sản xuất của Apple khắp đất nước và tạo việc làm trong ngành sản xuất.

Ông cũng muốn biết về những thách thức mà Apple phải đối mặt trong việc phát triển cơ sở người dùng tại Ấn Độ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ấn Độ nhắm tới Đông Nam Á trong nỗ lực tăng xuất khẩu quốc phòng

Thanh Hà |

Ấn Độ - nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới - gần đây thông báo về việc ghi nhận mức kỉ lục mới trong xuất khẩu quốc phòng.

Ấn Độ đông dân nhất thế giới: Được và mất

Thanh Hà |

Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số 1.425.782.975 người tính đến ngày 14.4.2023, trong khi quy mô dân số của Trung Quốc giảm xuống 1.425.748.032 người, theo phân tích dữ liệu của Liên Hợp Quốc. Dù có lực lượng lao động lớn nhất thế giới, nhưng nếu không đủ việc làm tốt, lợi thế vô song của Ấn Độ có thể trở thành thảm họa.

Tiền mặt đang thất thế ở Ấn Độ

Thanh Hà |

Người Ấn Độ bỏ tiền mặt khi các ứng dụng tự phát triển như PhonePe, Paytm và mã QR giúp thanh toán kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Hiện trạng những tuyến vỉa hè đang "đẻ ra tiền" ở Hà Nội

Kiều Trinh |

Hà Nội - Quận Hoàn Kiếm hiện là địa phương duy nhất được UBND TP Hà Nội chấp thuận cho thí điểm sử dụng một số đoạn vỉa hè để phục vụ kinh doanh. Những đoạn hè phố được cho thuê chủ yếu nằm ở vị trí đắc địa, sát khuôn viên nhà hàng, khách sạn lớn.

Môi giới kể nỗi oan khi cò đất tay ngang bán hàng bất chấp

Phan Anh |

Trong Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), người làm môi giới muốn hành nghề bắt buộc phải có chứng chỉ và đặc biệt phải hoạt động trong một tổ chức, sàn giao dịch lĩnh vực này. Thông tin này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ khi thời gian qua không ít môi giới “tay ngang” gia nhập thị trường để thổi giá đất, lừa đảo khách hàng.

Bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư cá nhân về rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng ngày 21.4, Bộ Tài chính đưa ra cảnh báo nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Văn hóa đọc thực sự đi vào đời sống

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Văn hóa đọc là sự hợp thành của sở thích và kỹ năng đọc. Xây dựng văn hóa đọc trong kỉ nguyên số là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có hướng đi và giải pháp phù hợp, bền vững.

Thấy gì từ việc Campuchia bao trọn chi phí ăn ở cho các đoàn tại SEA Games?

Nhóm PV |

Đoàn thể thao Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 89-120 huy chương vàng tại SEA Games 32. Góc nhìn thể thao 107 cùng với nhà báo Nguyễn Lưu sẽ nhận định khó khăn, thuận lợi của thể thao Việt Nam.

Ấn Độ nhắm tới Đông Nam Á trong nỗ lực tăng xuất khẩu quốc phòng

Thanh Hà |

Ấn Độ - nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới - gần đây thông báo về việc ghi nhận mức kỉ lục mới trong xuất khẩu quốc phòng.

Ấn Độ đông dân nhất thế giới: Được và mất

Thanh Hà |

Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số 1.425.782.975 người tính đến ngày 14.4.2023, trong khi quy mô dân số của Trung Quốc giảm xuống 1.425.748.032 người, theo phân tích dữ liệu của Liên Hợp Quốc. Dù có lực lượng lao động lớn nhất thế giới, nhưng nếu không đủ việc làm tốt, lợi thế vô song của Ấn Độ có thể trở thành thảm họa.

Tiền mặt đang thất thế ở Ấn Độ

Thanh Hà |

Người Ấn Độ bỏ tiền mặt khi các ứng dụng tự phát triển như PhonePe, Paytm và mã QR giúp thanh toán kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn nhiều.